Cửa sổ văn nghệ

Truy dấu cái trác tuyệt trong mĩ thuật

Thứ Tư, 01/09/2021 17:57

Thảo luận nghệ thuật về chủ đề cái trác tuyệt trong mĩ thuật sẽ diễn ra trên Zoom vào 14 - 17 giờ Chủ nhật, 5/9/2021, do Sunday Art Club tổ chức.

Cái trác tuyệt, hay tuyệt luân, hay siêu phàm - the Sublime nhằm nói tới cảm giác của con người về/trước những gì vĩ đại đến mức vô tận, kinh hãi, bàng hoàng, và mê đắm. Nó được hình thành như một học thuyết trong cuốn Về cái Trác tuyệt (On the Sublime) của một tác giả Hy-La cổ đại chưa xác định danh tính, thường gọi là Longinus, vào thế kỉ 1 hoặc 3. Vào thế kỉ 17, Nicolas Boileau-Despréaux, hay Boileau, đã dịch nó sang tiếng Pháp và khiến Trác tuyệt trở thành khái niệm thống trị mĩ học Tây Âu. Nhiều triết gia quan trọng như Edmund Burke, Kant, Hegel, và Schopenhauer đều đã viết về chủ đề này.

Trong hội hoạ, ta có thể truy dấu cái trác tuyệt xa nhất là trong giai đoạn Phục Hưng Ý, với những tác phẩm về cái chết đặc biệt là cái chết của Chúa bởi Masaccio, Andrea Mantegna, hay Raphael. Chúng nhắc nhở ta về sự không tránh khỏi của cái chết và cái chưa biết - những chủ đề chính của trác tuyệt. Tuy nhiên, phải kể từ sau bản dịch tiếng Pháp của Boileau, bản dịch tiếng Anh của William Smith, chuyên luận của Edmund Burke và Kant cả 3 đều vào thế kỉ 18, tới cuối thế kỉ 18 và đầu thế kỉ 19, chủ nghĩa lãng mạn mới chính thức đưa trác tuyệt trở thành một chủ đề lớn trong hội hoạ và tiếp diễn sự quan trọng của nó trong nghệ thuật cho tới tận ngày nay.

Các diễn giả sẽ cùng điểm qua toàn bộ quá trình phát triển chung của cái Trác tuyệt trong Mỹ thuật kể từ điểm khởi đầu của nó đến hiện tại. Tại điểm khởi đầu, sự trác tuyệt của Kant dựa trên mối quan hệ giữa con người và tự nhiên đã chuyển hoá vào chủ nghĩa Lãng mạn Đức dưới hình thức “tôn giáo nghệ thuật" - thiên nhiên, tôn giáo, và cái chết là ba đối tượng chính. Sang tới thời Hiện đại, công nghệ đã trở thành đối tượng tiếp theo của trác tuyệt. Cùng với sự phát triển của nhân loại, sự nới rộng không ngừng của chân trời nhận thức thì, tương ứng, “vùng chưa biết" chắc chắn phải thay đổi. Các khách mời cũng sẽ cùng bàn luận về trải nghiệm chung và trải nghiệm cá nhân với cái trác tuyệt, trong quá khứ và hiện tại, và cách nó thể hiện trong nghệ thuật cũng như các hình thức văn hoá khác.

Sự kiện được điều phối bởi Lê Hương Mi, giảng viên tại Học viện Nghệ thuật & Thiết kế Monster Lab, quản lí giáo dục tại Noirfoto Darkroom-Studio-Gallery. Lê Hương Mi cũng là dịch giả và biên tập sách, tổ chức và điều phối các lớp học và thảo luận về nghệ thuật và thiết kế. Bên cạnh đó, chị còn là một nhà thơ và một nghệ sĩ thị giác hoạt động dưới cái tên mi-mimi.

Thu Lan

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Có nhân vật chỉ là dáng dấp của nguyên mẫu, có nhân vật là nguyên mẫu đã sống và chiến đấu cùng tôi, suốt những năm tháng ở rừng... (VŨ NGỌC THƯ)