Cửa sổ văn nghệ

"Mùa hè bất tận"

Thứ Hai, 17/05/2021 11:32

Kéo dài từ nay đến ngày 13/6, Trưng bày nghệ thuật cá nhân “Mùa hè bất tận" của nghệ sĩ trẻ Đỗ Trọng Quý mở cửa tự do (đảm bảo an toàn cho người đến tham quan) tại 136 Hàng Trống, Hà Nội.

Các tác phẩm lấy cảm hứng từ những câu đùa dí dỏm, những bức tranh khổ lớn của Đỗ Trọng Quý là những cảnh trí khôi hài, phảng phất sự châm biếm về những tai ương trần tục cõi đời người.
Trong một năm trở lại đây, Đỗ Trọng Quý lồng ghép hình ảnh từ bộ sưu tập đồ chơi của mình (ô tô, thuyền, động vật và người tí hon) vào phong cảnh đồ gia dụng, từ đó tạo ra những cuộc gặp gỡ kịch tính trong thế giới hình vẽ đầy biến chuyển.
Trong “Mùa hè bất tận", người nghệ sĩ đã chọn cái khẳng định của cuộc sống thường nhật để xem xét kỹ lưỡng những đồ vật nhỏ bé, để kể lối khác cho những câu chuyện đã xói mòn.
Đỗ Trọng Quý (sinh năm 1994, Hà Nội) Tốt nghiệp trung cấp Cao Đẳng Nghệ Thuật Hà Nội sau đó theo học và tốt nghiệp khoa hội hoạ đại học Mỹ Thuật Việt Nam khoá 57 năm 2020. Anh bắt đầu cộng tác cùng Đông Phong Gallery khi còn đang học năm thứ 3. Triển lãm ‘Mùa hè bất tận’ là những sáng tác mới nhất của Quý được hoàn thành trong hơn 1 năm vừa qua, mô tả những trải nghiệm cảm xúc của anh thông qua những món đồ chơi vô tri vô giác.
PV
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)