Cửa sổ văn nghệ

Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam

Thứ Năm, 21/10/2021 16:02

Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) sẽ chính thức trở lại từ ngày 6-21/11/2021 và hướng đến kiến tạo nền tảng tương tác cởi mở và đúng thời điểm để các cá nhân và tổ chức sáng tạo kết nối với hàng ngàn người trên trực tuyến.

Với chủ đề Tương lai sáng tạo, chương trình năm nay bao gồm các buổi tọa đàm, hội thảo, triển lãm, chuỗi podcast, cuộc thi, cũng như hàng loạt hoạt động và thảo luận trực tuyến về tầm nhìn, xu hướng, bản sắc văn hóa và cơ hội tương lai cho ngành công nghiệp sáng tạo Việt Nam.

Khán giả có thể trải nghiệm chương trình VFCD trực tuyến thông qua các kênh mạng xã hội của liên hoan và các nền tảng kỹ thuật số khác. Hầu hết các sự kiện đều diễn ra song ngữ Việt – Anh và không thu phí tham dự.

Liên hoan VFCD thường niên lần thứ ba do Đại học RMIT Việt Nam phối hợp tổ chức cùng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS), và COLAB Việt Nam.

Giáo sư Julia Gaimster, Trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế Đại học RMIT, chia sẻ: “Các ngành sáng tạo đang đối mặt với thách thức mới – thế giới hậu COVID-19 sẽ không như trước và chúng ta đều cần suy nghĩ xem ‘bình thường mới’ sẽ ra sao. Chúng ta cần những người tư duy sáng tạo và đổi mới để tìm ra các giải pháp đó. Vậy nên, liên hoan VFCD mong muốn sẽ là diễn đàn nơi mọi người có thể thảo luận về các thách thức này và tìm ra những giải pháp khả thi”.

Là đơn vị khởi xướng ý tưởng liên hoan, Đại học RMIT Việt Nam sẽ chủ trì khoảng 10 sự kiện, trong đó có diễn đàn về việc lưu trữ các tác phẩm nghệ thuật và thiết kế ở Việt Nam, sự kiện “edit-a-thon” nhằm kêu gọi cộng đồng cập nhật và nâng cao chất lượng các trang thông tin về văn hóa nghệ thuật Việt Nam trên Wikipedia, cũng như nhiều buổi hội thảo về thời trang bền vững và nghệ thuật vẽ,...

PV

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Nỗi khắc khoải  khi môi trường bị bức hại

Nỗi khắc khoải khi môi trường bị bức hại

Những nhân vật, tất nhiên, được khúc xạ để khi bước vào tác phẩm khiến độc giả cảm thấy sự khác lạ, hấp dẫn, thông qua việc “làm mới” bằng cách dồn vài tính cách vào một để họ trở thành nhân vật điển hình của cuốn sách... (NGUYỄN VĂN HỌC)

Tiếng cười ngân dài từ tuổi thơ mình vọng lại

Tiếng cười ngân dài từ tuổi thơ mình vọng lại

Với con gái của nhạc sĩ Phạm Tuyên, các tác phẩm của ông viết cho thiếu nhi chính là câu chuyện cuộc đời của chị. Thế nhưng, hoá ra, đó cũng lại là câu chuyện cuộc đời của mỗi chúng tôi, những đứa trẻ sinh ra vào cuối chiến tranh và lớn lên qua thời bao cấp.

Bố tôi từ cuộc đời bước vào trang thơ

Bố tôi từ cuộc đời bước vào trang thơ

Những điệu chèo, câu văn của cha ông từ nghìn xưa đã thấm vào tôi từ tấm bé, để sau này lớn lên tôi làm thơ, những câu thơ lục bát mang âm hưởng hát chèo, hát văn thật lấp lánh và rõ rệt vô cùng... (HOÀNG ANH TUẤN)

Hoa dành dành trắng và những kí ức đời lính

Hoa dành dành trắng và những kí ức đời lính

Hồi mới bắt đầu tập tọe viết truyện ngắn, có lần tôi được nghe một nhà văn đàn anh nào đó nói, đại ý, khi viết truyện hoặc tiểu thuyết, chi tiết bắt gặp trong đời sống giống như những rễ chính của một cây giống... (NGUYỄN MẠNH HÙNG)