Cửa sổ văn nghệ

Khi đồ thờ là cảm hứng của họa sĩ

Thứ Sáu, 10/12/2021 16:26

Nối Tiếp, một triển lãm với những tác phẩm sơn mài có cảm hứng từ đồ thờ trong dân gian Việt Nam vừa diễn ra tại Hà Nội. Họa sĩ Nguyễn Tiến Ngọc, một người có đam mê với văn hóa dân gian là tác giả.

Theo họa sĩ Nguyễn Tiến Ngọc, đồ thờ dân dã trong cuộc sống của người Việt đã thấm sâu trong anh từ thuở nhỏ, qua những hình ảnh trong kí ức của người thân sửa soạn phẩm vật và thành tâm hành lễ khi thắp hương khấn vái nghiêm trang dâng lên ban thờ những nén hương. Con người ngày nay thông qua đồ thờ để nâng cao tinh thần đạo lí uống nước nhớ nguồn, để những ứng xử của hiện tại và tương lại đối với quá khứ, tràn đầy vẻ đẹp trang trọng trong sự cung kính, khoan thai, với những lời khấn mang niềm tin về hạnh phúc, an lạc của người hành lễ. Bởi thế, những năm qua anh đã dành nhiều tâm huyết cho mảng đề tài này.

Một tác phẩm tại triển lãm "Nối Tiếp".  Ảnh: PV

Cũng theo tác giả triển lãm, ban thờ dân dã khu vực châu thổ Sông Hồng của người Việt là những di sản phi vật thể vô cùng quý báu, được tồn tại nhờ nhu cầu của của con người muốn bầy tỏ sự hi vọng vào tương lai, lòng biết ơn, trân trọng với quá khứ. Tư tưởng bình dân lấy thiện tâm chân thật làm đầu rồi mới tới cái đẹp (phương tiện) đã được Nguyễn Tiến Ngọc chọn để thể hiện các tác phẩm trong loạt tranh Nối Tiếp vẽ đồ vật thờ nói riêng và đồ vật trong đời sống văn hóa dân gian nói chung. Tự thân những đồ vật đó trên ban thờ đã nói lên những giá trị của văn hoá dân tộc. Ở một góc độ nào đó như gợi cho con người quá khứ và hiện tại, những suy ngẫm về nỗi ám ảnh thường trực là cái sống và cái chết. Ban thờ cúng hội tụ vẻ đẹp văn hoá truyền thống, nhất là trong những ngày rằm, đầu tháng, giao mùa, trên ban thờ đều rực rỡ, tưng bừng, trong không khí của nền văn minh nông nghiệp.

Họa sĩ Nguyễn Tiến Ngọc sinh năm 1982 tại Hà Nội; tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Anh sáng tác tự do, theo đuổi các chủ đề văn hóa dân gian bằng chất liệu sơn mài. Năm 2021 anh đã tổ chức 3 triển lãm: Triển lãm Đa Điểm tại Nhà triển lãm của Hội Mỹ thuật Việt Nam, 16 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội (từ 1 đến 11/1/2021); Triển lãm Tôi Là Chúng Ta tại Trung tâm Mỹ Thuật Đương Đại, 621 Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội (từ 26/6 đến 26/7/2021) và Triển lãm Nối Tiếp tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66, Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội (từ 1 đến 11/2021).

THU LAN

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Nguyên mẫu nhà sư trong tiểu thuyết "Lời nguyện cầu cho những linh hồn phiêu dạt"

Nguyên mẫu nhà sư trong tiểu thuyết "Lời nguyện cầu cho những linh hồn phiêu dạt"

Nhiều tháng sau, có dịp hành quân qua những nơi này, tôi để ý thấy những lùm cỏ xanh giống hình xác người. Những lùm cỏ xanh tươi, lên cao giữa cảnh khô cằn của mùa khô xung quanh... (ĐOÀN TUẤN)

"Những người đốt gạch" - nhân vật chính đã đi xa

"Những người đốt gạch" - nhân vật chính đã đi xa

Chúng tôi ngại nhất là đóng than. Than vốn có một lượng dầu bám dính vô cùng khó tẩy rửa. Khuôn than xộc xệch. Than mua về lổn nhổn lẫn cả đá sỏi vô thiên lủng... (PHÙNG VĂN KHAI)

Xẹt ngang cơn sét

Xẹt ngang cơn sét

Văn chương là sự sáng tạo, nói rằng có nguyên mẫu thì cũng hơi kì, nhưng có ai viết mà không xẹt qua đầu một dấu ấn, hình hài nào đó của con người ta đã gặp... (BẢO THƯƠNG)

Thanh xuân của “người đàn bà tìm nước”

Thanh xuân của “người đàn bà tìm nước”

Tôi như một vị quan tòa trong cuộc hôn nhân chơi vơi của đôi vợ chồng - những nguyên mẫu của nhân vật trong truyện ngắn Người đàn bà đi tìm nước của mình... (VÕ DIỆU THANH)