Ống kính nhà văn

Lễ hội văn hóa của người Chăm theo đạo Bà La Môn

Thứ Sáu, 10/11/2023 10:33

Kate là lễ hội quan trọng nhất của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn được tổ chức mỗi năm một lần. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ các vị thần linh và dâng lễ vật cúng ông bà tổ tiên với lòng thành kính cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, sức khỏe bình an, gia đình thịnh vượng. Lễ hội Kate được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống đặc sắc của đồng bào Chăm Ninh Thuận.

Cùng VNQĐ online ngắm nhìn những hình ảnh đặc sắc trong lễ hội Kate 2023.  

Kate là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Chăm. Trong những ngày lễ này đông đảo bà con làm ăn nơi xa đã trở về để tham dự.
Ninh Thuận là tỉnh có đông người Chăm theo đạo Bà la môn sinh sống nhất cả nước.
Lễ hội Kate góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương.
Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, Lễ hội Kate không chỉ là niềm vui riêng của bà con dân tộc Chăm mà còn là một trong những ngày hội lớn của các dân tộc anh em Kinh, Chăm, Raglai ở Ninh Thuận.
Theo tục lệ, vào ngày lễ này người Chăm và Raglai đã nô nức xiêm y từng đoàn kéo nhau lên tháp cúng tế.
Ngày đầu tiên của lễ Kate là ngày lễ chính tại đền tháp, ngày mà người Raglai mang y phục của các vị thần xuống để giao cho người Chăm. Theo truyền thuyết, người Chăm là chị cả, người Raglai là em út (người cất giữ đồ gia bảo của tổ tiên).
Ngày thứ hai diễn ra tại Tháp Po Klong Garai. Với nghi thức: rước y phục của vị thần lên tháp, lễ mở cửa tháp, tiến hành tắm rửa cho tượng thần, khoác y phục cho tượng thần, cùng các đại lễ truyền thống khác.
Ngày này, những người Chăm địa phương và các vùng lân cận (không có đền tháp) đều tìm về đền tháp, trong những bộ trang phục lễ hội truyền thống đẹp nhất của mình, sắm sửa lễ vật cúng dâng các thần để cầu mong những điều tốt đẹp.
Ngày thứ ba là phần lễ hội ở các làng, các gia đình. Mọi thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng cầu mong cho tổ tiên, thần linh phù hộ để con cháu làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn
Lễ hội Kate năm 2023 thu hút hàng ngàn đồng bào Chăm và du khách thập phương tham gia. 

Lễ hội phản ánh văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật liên quan đến sinh hoạt và đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của đồng bào Chăm.

Lễ vật chính được những người có chức vị cao mang vào dâng lễ trong đền tháp gồm dê, gà, cơm, trầu cau và hoa quả... 

Phía dưới chân tháp sẽ là hàng trăm mâm lễ do những người dân thành tâm chuẩn bị để dâng lên các vị thần linh và tổ tông.
Các vị chức sắc chuẩn bị trang phục rất chu đáo trước khi làm lễ.
Y phục có màu đỏ và trắng là y phục của các vị chức sắc trong làng.
Cơm cúng, trầu cau và nến là những lễ vật không thể thiếu để dâng lên tổ tiên.
Các chức sắc làm phép và cầu nguyện cho các gia đình
Ai cũng thành tâm dâng lễ mong muốn các vị thần linh che trở cho một năm an lành.
Lễ hội Kate là một bộ phận cấu thành nền văn hóa truyền thống Chăm mang đậm bản sắc và dấu ấn của nền văn minh nông nghiệp lúa nước.
Đây cũng là cơ hội để quảng bá hình ảnh của địa phương đến đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế
Tổ chức trang: VŨ THÀDUY
Thực Hiện: LONG HỒ
 
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)