Ống kính nhà văn

Làng hến 300 tuổi bên bờ sông La

Thứ Năm, 29/06/2023 19:07

Nằm ven bờ sông La, ngôi làng Bến Hến ở Hà Tĩnh gắn với nghề đãi hến suốt hơn 300 năm qua. Nhờ nghề làm hến, cuộc sống của nhiều người dân nơi đây đã vươn lên khá giả. Làng nghề Bến Hến đã trở thành địa chỉ nổi tiếng với du khách gần xa bằng món đặc sản miền Trung tuyệt ngon.

Cùng VNQĐ dạo quanh ngôi làng nghề truyền thống 300 năm tuổi độc đáo này.

Bến Hến là một thôn thuộc xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, nằm bên dòng sông La thơ mộng.
Vào những ngày hè, màn sương mờ do khói bốc lên từ những căn bếp của các hộ dân tạo cho dòng sông La khung cảnh đặc biệt.
Mùi thơm của hến lan tỏa khắp làng quê.
Nghề làm hến, đãi hến được duy trì quanh năm, nhưng vụ chính diễn ra vào mùa hè bởi thời tiết nắng nóng, món ăn này càng được ưa thích. 
Trước đây, việc khai thác hến đa phần là thủ công rất vất vả với các dụng cụ bằng tre. Ngày nay, với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại công việc khai thác cũng vơi bớt phần nào sự nặng nhọc.
Mỗi buổi chiều, thôn Bến Hến trở nên sôi động với sự xuất hiện của hàng loạt thuyền nặng trĩu hến đặc sản quê hương Hà Tĩnh.
Khi có nguyên liệu, trên bờ rất nhiều dụng cụ cần thiết cho việc đãi hến đã được chuẩn bị.
Mọi người nhanh chóng bắt tay vào công việc để kịp cho buổi hàng chiều. Qua đôi bàn tay người làng nghề, từng thúng hến được tách vỏ để lộ ra lớp ruột trắng tinh.
L
àng Bến Hến có 200 hộ thì có 70 hộ làm nghề đãi hến và 40 hộ kinh doanh sản phẩm này.
Khu vực chế biến hến của người dân dài 400m với hàng chục lán tạm được làm bằng gỗ hoặc tôn.
Mỗi lán được trang bị một bếp với đầy đủ nồi chảo chuyên dụng cỡ lớn. Phía trên bếp, có giàn gỗ được sắp xếp để đặt củi, cũng như các công cụ như rổ, thúng, mẹt, rá tre… Các công cụ này đóng vai trò quan trọng trong quá trình luộc hến.
Hến sau khi đun sôi được vớt ra thúng để đãi. Mỗi ngày, một người có thể đãi 10 mớ, tương đương với khoảng 1 tạ hến vỏ hoặc 1 yến hến thương phẩm. 
Hến thành phẩm được bán tại nhà hoặc mang ra Chợ Hôm, tại thị trấn Đức Thọ.
Ruột hến có thể làm nhiều món như canh hẹ, canh rau vặt, canh mít, xào giá đỗ… Hến ở đây đặc biệt vì vị ngọt, mát. Khách hàng ưa chuộng vì hến là thực phẩm sạch, được làm thủ công hoàn toàn và sống trong môi trường tự nhiên. Nếu ngày xưa hến là món ăn dân dã của bà con nông dân thì giờ đã được nâng tầm lên đặc sản, vào hẳn khách sạn, nhà hàng sang trọng
Không chỉ bán ruột, người dân còn có thể bán cả vỏ hến để phục vụ cho việc chế biến thức ăn chăn nuôi...
... hay làm than củi cho các lò nướng.
Với việc bán những phụ phẩm này, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp giải quyết một phần vấn đề ô nhiễm môi trường. Qua đó, người dân có thể thấy được giá trị và tiềm năng của việc tận dụng và tái chế các tài nguyên tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Tổ chức trang: VŨ THÀNH DUY
Thực hiện: LONG HỒ 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Sòng nhậu đầu tiên ở bãi, không bến không bờ tức giang hồ thiệt thọ, đã phết cho tôi Tàn sau Minh để hóa một Minh Tàn... (NGUYỄN TRÍ)

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)