Dòng chảy

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số đặc biệt kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ Hai, 22/04/2024 15:54

 70 năm trước đây, từ ngày 13/3 đến ngày 7/5/1954, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi đó được bắt nguồn từ truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc ta, từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân và ý chí quyết chiến, quyết thắng vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Nhân dịp kỉ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Văn nghệ Quân đội có cuộc đối thoại với Trung tướng Phạm Đức Duyên - Bí thư Đảng ủy - Chính ủy Quân khu 2 với những góc nhìn, đánh giá, tổng kết, bài học kinh nghiệm, phát huy những thành quả từ Chiến thắng Điện Biên Phủ với người chiến sĩ hôm nay. Bài đối thoại mang tên Chiến thắng Điện Biên Phủ - Nơi hội tụ bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam sẽ mở đầu Tạp chí số đặc biệt này.

Vệt đề tài kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ được tiếp nối với những tác phẩm mang đầy kí ức lịch sử cũng như hơi thở, sức sống của Điện Biên hôm nay.

Truyện ngắn Đoàn dân công đặc biệt của Mai Thái Sơn đã tái hiện những năm tháng không quên ấy ở một góc nhìn đặc biệt. Tác giả khai thác những đóng góp thầm lặng, gian khổ và vô cùng quan trọng của những đoàn dân công đêm ngày ra sức góp mình phục vụ chiến dịch bằng những công việc khác nhau. Có rất nhiều sự hi sinh, mất mát trên chặng đường ấy nhưng họ đã dâng hiến một cách vô tư nhất, thiêng liêng nhất để chúng ta có được chiến thắng vang dội như vậy.

Ghi chép Từ chiến trường đến nông trường của nhà văn Đinh Phương là những tư liệu quý thu nhận từ chuyến đi thực tế, tìm gặp những cựu chiến binh trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ hiện còn sống trên đất Điện Biên lịch sử, những người đã góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu", đồng thời, cũng chính họ đã ở lại, dùng bàn tay khối óc của mình cải tạo, xây dựng nên vùng đất Điện Biên giàu đẹp như ngày hôm nay.

Bút kí Nốt trầm trong khúc tráng ca của nhà văn Nguyễn Xuân Thủy lại khiến chúng ta không khỏi ngậm ngùi về những mất mát, đau thương mà Điện Biên năm xưa phải hứng chịu và đến hôm nay vẫn còn day dứt lòng người, như cảm nhận của tác giả: “Bây giờ tất cả chìm xuống, mờ nhòe dưới trăng. Từ đây nhìn xuống thành phố Điện Biên Phủ lốm đốm ánh đèn, tiếng loa giao lưu văn hoá văn nghệ từ các đoàn ‘về nguồn’ vọng lại, rộn ràng những bài ca về Tây Bắc, về Điện Biên. Những di tích như Đồi A1 này, vào những dịp cao điểm mỗi ngày đến vài nghìn khách viếng thăm. Những bài ca chiến thắng vẫn vang lên ở Điện Biên và cả nước, nhưng phía sau những bài ca ấy còn có những nốt trầm của lịch sử.”

Phần Văn xuôi vẫn được tiếp nối với các truyện ngắn: Đỉnh kinh của Bùi Tuấn Minh, Cao xanh còn những dịu dàng của Hồ Loan, Trâu đồng bằng của Đoàn Ngọc Hà.

Đỉnh kinh là câu chuyện dài của một gia đình đan xen giữa chiến tranh và hòa bình, quá khứ và hiện tại, giữa thế hệ của những người làm cách mạng và thế hệ sau với những khác biệt, mâu thuẫn khi thì âm thầm nhen nhóm, lúc bùng lên dữ dội. Sau tất cả những sóng gió của cuộc đời và của gia đình, cụ Lịu đã được về với núi, với tiếng chuông chùa âm vọng giữa thinh không. Bởi niềm đau đáu lớn nhất cuộc đời cụ đã được sáng rõ, con trai cụ cũng đã minh bạch được những gì trước đây còn chưa rõ ràng về cha mình…

Cao xanh còn những dịu dàng khắc họa cuộc sống, số phận của những gia đình công nhân nghèo khó, bất hạnh. Nhưng trên tất cả là tình yêu thương, sự sẻ chia khốn khó và éo le giữa những người thân yêu trong gia đình và giữa những con người trong xã hội. Chính tình yêu và sự nhân văn ấy đã làm mờ đi những khổ đau và làm đầy lên những hi vọng cho con người.

Trâu đồng bằng hấp dẫn bạn đọc bằng những tình tiết, hình ảnh, giọng kể vô cùng dí dỏm, hài hước. Nhưng ẩn đằng sau đó là những trăn trở, day dứt của con người về sự thay đổi chóng mặt của đời sống kéo theo những thay đổi trong gia đình, xã hội; thay đổi trong ứng xử, giao tiếp; và đáng nói nhất là những khoảng cách, những hố sâu giữa những người thân trong gia đình cứ ngày một rõ rệt hơn…

Văn đàn Việt Nam vẫn nằm trong quỹ đạo của hiện đại và hậu hiện đại là nhan đề bài trò chuyện giữa nhà phê bình văn học Đoàn Minh Tâm và TS Phan Tuấn Anh (Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế) xoay quanh tình hình nghiên cứu một số lĩnh vực văn học ở nước ta.

“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” giới thiệu truyện ngắn Chân gỗ của nhà văn Tống Ngọc Hân.

Phần Thơ với sự tham gia của các tác giả tên tuổi đã gắn bó quen thuộc cùng bạn đọc VNQĐ như Vũ Quang Trạch, Du An, Thanh Thảo, Nguyễn Minh Khiêm, Nguyễn Trọng Luân, P.N.Thường Đoan, Đỗ Thế Tuấn, Võ Mạnh Hảo, Nguyễn Thị Thùy Linh…

Đề tài chiến tranh cách mạng và người lính là chủ điểm của phần thơ số này. Từ những bài thơ viết về đề tài chiến tranh cách mạng và người lính đã vang lên một tinh thần vượt lên đau thương, vượt lên mọi khó khăn gian khổ để chiến đấu, chiến thắng kẻ thù, giải phóng quê hương. Sự đa dạng trong giọng điệu, phong cách, đề tài góp phần làm cho trang thơ thêm sinh động, đặc sắc.

“VNQĐ giới thiệu” là chân dung tác giả Nguyễn Xuân Việt cùng chùm thơ ấn tượng của anh.

“Thơ trong những tập thơ” là bài viết Lắng nghe nốt trầm trong cỏ… của Nguyễn Thanh Tâm giới thiệu thi tập 68 nốt trầm trong cỏ của Vũ Ngọc Thư.

Văn học nước ngoài giới thiệu tác phẩm Con cừu Merino của nhà văn Trung Quốc - Hồng Kha do Châu Hải Đường dịch từ nguyên bản tiếng Trung.

Phần Bình luận văn nghệ với sự góp mặt của các tác giả: Bùi Việt Thắng, Tâm Anh, Đỗ Thị Thu Huyền, Mã Giang Lân, Hoàng Đình Bường, Ngô Thảo, Châu La Việt, Trần Văn Trọng, Hà Thy Linh, Hồ Minh Tâm.

Sáng tạo nghệ thuật về Điện Biên Phủ là cách thức hiệu quả để giữ gìn kí ức của dân tộc. Đó là lịch sử, văn hóa, đạo đức, góp phần quan trọng làm nên căn cước Việt Nam trên trường quốc tế. Bài viết Điện Biên Phủ - bản tráng ca ngân mãi không cùng sẽ có những bàn luận kĩ lưỡng về vấn đề này.

Sự góp sức của đồng bào các dân tộc Tây Bắc vào thế trận toàn dân của cuộc kháng chiến là một chủ đề giành được nhiều sự khai thác trong thơ của những tác giả người dân tộc thiểu số và những tác giả miền xuôi. Bài viết Hình ảnh đồng bào dân tộc Tây Bắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ qua những sáng tác thơ có những khảo sát thú vị.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là hai nhân vật lịch sử thời hiện đại được khắc họa nhiều nhất trong các loại hình nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng. Bài viết Hình tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một số thể loại văn học sẽ điểm qua những nét cơ bản nhất về hình tượng Đại tướng trong một số thể loại văn học.

Còn nhiều bài viết hấp dẫn, mang tính phân tích, kiến giải, luận bình về các lĩnh vực của văn học nghệ thuật. Những đề tài cũ được nhìn nhận theo những nghiên cứu mới; những chân dung và tác phẩm được lí giải, phân tích kĩ lưỡng; những câu chuyện, trao đổi về nghề viết sẽ góp phần làm nên sự phong phú cho phần này.

Tạp chí VNQĐ số đặc biệt 1035 + 1036 dày 200 trang dự kiến sẽ phát hành ngày 25/4/2024. Thân mời các bạn đón đọc!

Văn

VNQĐ Chiến thắng Điện Biên Phủ - Nơi hội tụ bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam 3; Mai Thái Sơn Đoàn dân công đặc biệt 13; Đinh Phương Từ chiến trường đến nông trường 22; Vũ Công Chiến Những người vui muộn 41; Bùi Tuấn Minh Đỉnh kinh 65; Hồ Loan Cao xanh còn những dịu dàng 74; Đoàn Minh Tâm - Phan Tuấn Anh Văn đàn Việt Nam vẫn nằm trong quỹ đạo của hiện đại và hậu hiện đại 107; Đoàn Ngọc Hà Trâu đồng bằng 114; Nguyễn Xuân Thủy Nốt trầm trong khúc tráng ca 124; Tống Ngọc Hân Chân gỗ 151.

 

Thơ

Vũ Quang Trạch Chiếc khăn dù ở Chiến dịch Điện Biên; Nghĩa trang liệt sĩ Đồi A1; Lá mít khô rơi 32. Du An Chiều 7 tháng 5; Điện Biên Phủ sinh ra tôi 35. Nguyễn Trọng Luân Lên Điện Biên nhớ cha 37. Phan Đức Lộc Cánh đồng Mường Thanh; Hát cho người cũ 39. Thanh Thảo Người già ở Chàm - Ních; Gửi Buna, Campuchia, năm 1978; Trong rừng dầu 53. Nguyễn Minh Khiêm Vết thương đá; Đi dọc Thu Bồn; Giọt sương khuya 56. Văn Công Hùng Sông tơi bời mà trôi…; Chiều vỡ òa biên cương 60. Lê Tuấn Lộc Mắm và đước; Giọt nước mắt chia đôi; Một thoáng Sơn Nam 62. P.N Thường Đoan Rồi hoa hồng sẽ nở; Di vật; Không ai về với chúng ta 96. Võ Mạnh Hảo Biên giới; Sáng nay; Chợ cũ 99. Nguyễn Thị Thùy Linh Bầu trời mùa xuân; Chuyển động; Cùng trôi 102. Trần Ngọc Khánh Dư Tình thư cho Hà Nội; Vò võ rồi xa 105. Cao Nguyên Quyền Đất nở hoa; Cho đầy giấc con 139. Hoàng Quý Bây giờ tôi rất lạ 141. Nguyễn Thế Nhân Rừng Mỹ Thổ 143. Doãn Thị Ngọc Bạch Đi dọc miền Trung 144. VNQĐ Giới thiệu thơ Nguyễn Xuân Việt: Hành quân vào giới tuyến; Đêm biên giới; Tháng hai trở lại Hà Giang 145. Tạ Bá Hương Bà; Xuân đi 161. Kiều Duy Khánh Viết ở Chiềng Nơi 164. Đỗ Thế Tuấn Ánh sao Rua; Mùa trăng mọc 165. Trần Việt Hoàng Phút hình dung; Khẩu đội 167. Nguyễn Thanh Tâm Lắng nghe nốt trầm trong cỏ… (Đọc 68 nốt trầm trong cỏ của Vũ Ngọc Thư) 169.

 

Văn học nước ngoài

Hồng Kha Con cừu Merino (Châu Hải Đường dịch từ nguyên tác tiếng Trung)

 

Bình luận văn nghệ

Bùi Việt Thắng Điện Biên Phủ - bản tráng ca ngân mãi không cùng 85; Tâm Anh Hình tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một số thể loại văn học 89; Đỗ Thị Thu Huyền Hình ảnh đồng bào dân tộc Tây Bắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ qua những sáng tác thơ 93; Mã Giang Lân Chiến tranh cách mạng và thơ ca 174; Hoàng Đình Bường Số phận những cuốn nhật kí chiến tranh 180; Ngô Thảo Cái giá của từng trang viết 184; Châu La Việt Tạm biệt chim én… 188; Trần Văn Trọng Vài nét về thơ trên Tiên phong và Văn nghệ giai đoạn 1945 - 1954 191; Hà Thy Linh Bản sắc văn hóa Nhật Bản trong phim Kubo và sứ mệnh Samurai 194; Hồ Minh Tâm Tiếng chim bắt cô trói cột 198

 

Minh họa, ảnh

Bìa 1: Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ Ảnh: Thành Duy

Minh họa: Trương Đình Dung, Đỗ Dũng, Lê Trí Dũng, Công Quốc Hà, Hải Kiên, Nguyễn Đăng Phú, Quốc Thắng, Lê Anh Vân, PV,...

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)