Cửa sổ văn nghệ

Triển lãm nghệ thuật Ikebana tại TP Hồ Chí Minh

Thứ Tư, 29/06/2022 15:05

Ngày 2 - 3/7/2022, Triển lãm Ikebana TP Hồ Chí Minh được tổ chức tại Nhà Triển lãm Mỹ Thuật TP Hồ Chí Minh, số 218A Pasteur, phường 6, quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Đây là lần đầu tiên Hội sở Ikenobo Việt Nam (Ikenobo Vietnam Centre Study Group) tổ chức tại thành phố mang tên Bác.

Triển lãm nhằm lan tỏa vẻ đẹp của nghệ thuật Ikebana – nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản tới công chúng TP Hồ Chí Minh. Ikebana hay còn được gọi là hoa đạo, là nghệ thuật cắm hoa được hình thành từ thế kỷ XV bởi những nhà sư dòng họ Ikenobo. Trải qua gần 600 năm tồn tại và phát triển, nghệ thuật Ikebana vẫn luôn được yêu mến từ thế hệ này sang thế hệ khác và vượt ra khỏi biên giới Nhật Bản tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Nghệ thuật Ikebana diễn đạt vẻ đẹp về sức sống tiềm ẩn của cỏ cây hoa lá trong các giai đoạn phát triển của đời sống thực vật. Qua việc thực hành cắm hoa, nghệ thuật này mang thiên nhiên tới gần hơn với đời sống thường ngày, giúp người thực hành hiểu và khám phá vẻ đẹp của cỏ cây hoa lá và có cái nhìn an hòa, tĩnh tại hơn trong đời sống.

Triển lãm Ikebana Hồ Chí Minh lần này trưng bày các gần 50 tác phẩm do giáo viên và học viên của Hội sở Ikenobo Việt Nam thực hiện. Các tác phẩm được thực hiện theo các kiểu cắm đặc trưng của Ikebana Ikenobo như rikkashoka và kiểu cắm tự do mang nhiều sắc thái khác nhau gợi nên sự ngạc nhiên và yêu mến của người đến thưởng lãm. Thông qua triển lãm, những tác phẩm Ikebana thể hiện vẻ đẹp phong phú, sự thấu hiểu và trân quý thiên nhiên.

Bên cạnh các tác phẩm Ikebana được trưng bày, triển lãm còn có sự xuất hiện của các tác phẩm tranh tạo nên sự ngạc nhiên thú vị về nét hòa hợp của hai loại hình nghệ thuật này. Ikebana luôn gắn liền với vẻ đẹp truyền thống tuy nhiên việc kết hợp với tranh trang trí cũng mang lại một vẻ đẹp mới mang đậm hơi thở đương đại. Các tác phẩm tranh dùng trong triển lãm được sự cho phép của các họa sĩ Lê Hào, Trần Quốc Giang, Hồ Đăng Lễ...

Cũng trong khuôn khổ triển lãm, buổi chia sẻ về vẻ đẹp của thơ Haiku và Ikebana - hai bộ môn nghệ thuật đặc trưng mang đậm tâm hồn Nhật Bản là điểm nhấn đặc biệt dành tặng những người yêu mến văn hóa truyền thống Nhật Bản. Buổi chia sẻ với sự góp mặt của Nhà nghiên cứu - dịch giả Nhật Chiêu - người có bề dày về dịch và nghiên cứu, phê bình thơ Haiku tại Việt Nam. Buổi chia sẻ đã nêu lên tính biểu cảm đặc biệt của thơ Haiku và Ikebana thông qua ngôn từ và hoa lá, giúp người tham dự hiểu hơn về triết lý thẩm mỹ, ý nghĩa và vẻ đẹp của các môn nghệ thuật này nói riêng và văn hóa Nhật Bản nói chung.

Với vai trò là người dẫn dắt Hội sở Ikenobo Việt Nam, Hội trưởng - cô Nguyễn Thanh Tú - cho biết: “Triển lãm Ikebana là hoạt động thường niên của Hội sở được tổ chức ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nhằm chia sẻ với công chúng vẻ đẹp của thiên nhiên cỏ cây, sự sáng tạo của con người cũng như tính thẩm mỹ và tính nhân văn trong bộ môn nghệ thuật này. Đây là nét đẹp trong đời sống tinh thần mà những người thực hành nghệ thuật Ikebana như chúng tôi mong muốn lan tỏa ra cộng đồng. Ikebana như một khoảng lặng nhỏ bé giữa nhịp sống hối hả, để chúng ta cùng thư giãn, nâng niu, trân quý, hiểu rõ giá trị của thiên nhiên trong đời sống hiện đại”.

PV

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)