Ống kính nhà văn

Vương quốc nồi đất Trù Sơn nơi xứ Nghệ

Thứ Bảy, 27/08/2022 15:48

Ai vô Trù Ú mà coi/ Cái nghề nồi đất truyền bao nhiêu đời là câu ca dao không biết có từ khi nào giống như nghề làm nồi đất ở xã Trù Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Gốm đất Trù Sơn có nét độc đáo riêng biệt là giữ những nét cơ bản của gốm cổ. Các sản phẩm gốm đất tuy không bắt mắt như các loại gốm trang trí khác, nhưng lại có chỗ đứng riêng trong đời sống thường nhật của nhân dân. Đo đặc thù công việc của người làm nghề là sự nhẹ nhàng, khéo léo nên từ bao đời nay, con dâu hay con gái trong gia đình, dòng họ ở làng gốm Trù Sơn mới là người được các nghệ nhân truyền dạy nghề cổ truyền độc đáo này. Những chiếc nồi đất nhìn giản dị, mộc mạc từ xứ Nghệ đã song hành cùng món cá kho làng Vũ Đại nổi tiếng của tỉnh Hà Nam, tạo nên thương hiệu cho ẩm thực Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Trù Sơn là vùng đất bán sơn địa, với trữ lượng đất sét lớn, đời sống nhân dân chủ yếu là làm nông nghiệp nên khá phù hợp với nghề làm gốm đất.
Không ai nhớ nghề làm nồi đất ở Trù Sơn có từ khi nào, chỉ biết nghề được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Điều đặc biệt ở làng nghề Trù Sơn ở chỗ phụ nữ mới là người có tay nghề chính và được truyền dạy nghề cổ truyền này.
Các sản phẩm Trù Sơn giữ được nét cơ bản của gốm cổ, đi vào đời sống thường nhật của nhân dân.
Để làm được một chiếc nồi đất phải qua rất nhiều công đoạn. Đất được cắt xắn, đâm nhỏ rồi nhào trộn thật nhuyễn, nhặt bỏ tạp chất. Đất đã nhồi kĩ được cho lên bàn xoay để tạo hình.
Là một công việc mang tính “nghệ thuật”, đòi hỏi người thợ phải tỉ mẩn. Dưới sự khéo léo của đôi tay người Trù Sơn miếng đất vô chi đã cho ra hình hài sản phẩm.
Các sản phẩm được đem đi phơi nắng, sau đó đưa vào lò nung. 
Để nung nồi, người ta thường đắp những lò nung ngoài trời hình tam giác, lò nung đa phần được xây bằng đá o­ng.
 Lò có nhiều cửa để dễ đốt và kiểm soát được lửa, các nghệ nhân trong quá trình đốt vẫn chất thêm nồi để tận dụng tối đa diện tích, mang lại hiệu quả kinh tế.
Nung nồi là khâu quan trọng nhất, quyết định đến thành công và chất lượng của sản phẩm.
Muốn gốm chín đều người thợ phải biết cách xem, điều chỉnh và dừng lửa đúng lúc.
Một lò nung trung bình được khoảng 250-300 chiếc nồi.
Những nghệ nhân có tay nghề cao mới giữ trọng trách canh giữ lửa lò.
Nguyên liệu để nung nồi chủ yếu là lá bổi, lá thông. Nghệ nhân phủ một lớp rơm bên ngoài để giữ nhiệt, sao cho các nồi đất khi nung xong phải đủ lửa, ánh lên màu vàng đất. 

Nung liên tục suốt bốn đến năm tiếng đồng hồ, mẻ gốm sẽ hoàn thành.
Điều khiến nhiều người dân ưa chuộng những chiếc nồi đất ở Trù Sơn chính là khi sử dụng sản phẩm này để đun nấu thức ăn hoặc nấu thuốc đều giữ nguyên được hương vị vốn có của nó. Có lẽ bởi thế mà nó đã được chọn làm "tấm áo" của món cá kho làng Vũ Đại, một điểm nhấn trong làng ẩm thực Việt, dù làng nghề gốm và "làng nghề cá" ở xa nhau vài trăm cây số. 
Đến nay, trải qua bao thế hệ, dù có thăng trầm nhưng những người thợ vẫn say nghề, say đất để giữ gìn nét đẹp truyền thống của làng gốm cổ.
Trù Sơn là một xã nghèo, đời sống dân sinh còn nhiều khó khăn, bằng sự vươn mình trong phong trào nông thôn mới, hiện nay chính quyền địa phương và các cấp, các ngành đang cùng chung tay xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống của cha ông.
Tổ chức trang: Vũ Thành Duy
Thực hiện: Long Hồ
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)