Ống kính nhà văn

Tớ dày nhuộm hồng Mù Cang Chải

Thứ Sáu, 12/01/2024 13:02

Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với Danh thắng Ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt Tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây Tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây. Uống sương, ngậm gió của những ngày mùa đông vùng cao rét buốt để rồi bừng lên khoe sắc đỏ hồng rực rỡ trên nương đồi, trên sườn non, dọc con đường vào bản và ngay bên hiên nhà, tạo nên khung cảnh nên thơ, say đắm bao trái tim du khách đã một lần đến với Miền di sản Mù Cang Chải.

Tớ dày là loài hoa thuộc họ hoa đào. Người Mông ở Mù Cang Chải thường gọi là "Pằng Tớ Dày”, dịch theo nghĩa tiếng Việt là "Hoa đào rừng”. Hoa có năm cánh hồng như hoa đào ta, nhưng khi nở thì kết chùm, nhụy hoa lại rất dài và mang màu đỏ.
Đây là loài cây thân gỗ, tán rộng, mọc trên những sườn đồi, triền núi.
Khi đất trời chuyển mình sang xuân, sau một năm lao động vất vả, mùa vàng bội thu, thóc đã đầy nhà, nhìn lên đỉnh núi thấy những cây Tớ dày nở hoa đỏ thắm núi rừng thì cũng là lúc những chàng trai, cô gái Mông xúng xính trong bộ váy mới, luyện khèn, chuẩn bị quả Pao để chơi tết, du xuân.
Hoa Tớ dày gắn liền với đời sống nhiều thế hệ người Mông vùng cao Mù Cang Chải, là loài hoa có sức sống mãnh liệt và chỉ nở vào mùa đông lạnh giá, thường nở rộ nhất trong vòng cuối tháng 12 hàng năm.
Những ngôi nhà của người Mông được "lợp" kín trong sắc hoa Tớ dày.
Những vạt hoa Tớ dày báo hiệu mùa xuân sớm tràn từ đỉnh núi xuống thung lũng, viền theo ven đường bên phố huyện, trên mọi lối đi Mù Cang Chải.
Đại ngàn xanh bừng tỉnh trong bộ cánh hồng điệu đà, phiêu diêu tiên cảnh.
Vẻ đẹp của hoa Tớ dày như vẻ đẹp căng tràn sức sống của những thiếu nữ Mông, khiến trái tim của những chàng trai đang yêu thổn thức.
Vì chỉ nở khi tiết trời khắc nghiệt nên hoa Tớ dày được coi là một trong những biểu tượng của mùa đông ở Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Vì chỉ nở khi tiết trời khắc nghiệt nên hoa Tớ dày được coi là một trong những biểu tượng của mùa đông ở Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
So với hoa đào ta, hoa Tớ dày có màu sắc thắm hơn, lại được điểm xuyết bằng nhụy đỏ dài. Trên cùng một cành, số lượng nụ hoa Tớ dày nhiều hơn gấp nhiều lần so với hoa đào.
Hoa Tớ dày phác họa nên bức tranh tự nhiên đẹp đến nao lòng.
Sắc thắm lung linh ấy như nuôi dưỡng, vun đắp thêm tình yêu thương của những con người bản địa.
Những em bé vùng cao hồn nhiên, ngây thơ bên những gùi hoa Tớ dày rực rỡ.
Thứ hoa núi rừng đẹp giản dị như chính con người và dải đất vùng cao.
Đường về bản trong nắng xế chiều hôm ngập sắc thắm Tớ dày.

Tớ dày tại Mù Cang Chải năm nay bung sắc rực rỡ đúng dịp người Mông của ba huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải đón nhận sự kiện quan trọng, đó là Nghệ thuật Khèn của người Mông, Nghệ thuật tạo hình vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là tín hiệu vui, cũng là niềm tự hào, trách nhiệm của nhiều thế hệ người Mông nơi đây - những “sứ giả văn hóa” đã, đang và sẽ thực hiện trọng trách bảo tồn, gìn giữ, quảng bá bản sắc văn hóa của dân tộc mình đến đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

Tổ chức trang: VŨ THÀNH DUY
Thực hiện: THANH MIỀN

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)