Ống kính nhà văn

Quyến rũ Hồ Sông Mực

Thứ Năm, 16/05/2024 16:08

Hồ Sông Mực nằm ở phía Tây Nam Thanh Hoá, giáp ranh hai huyện Như Thanh và Như Xuân. Sở dĩ có tên gọi này là vì đập Bến Mẩy đắp ngăn sông Mực vảo năm 1977 để nước dâng thành hồ thuỷ lợi. Trước đó, hồ thuỷ lợi Đồng Lớn cũng đã được xây dựng từ những năm 1960 tại đây. Hồ Sông Mực phục vụ nước tưới cho gần một nghìn héc ta đất nông nghiệp. Hiện nay Hồ Sông Mực thuộc Vườn Quốc gia Bến En, dưới sự quản lí của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hoá. Với sự bảo tồn và khai thác hợp lí, nơi đây đã hình thành nên một vùng sinh thái đa dạng, in đậm nét nguyên sơ trong trẻo của thiên nhiên ban tặng cùng với bàn tay gìn giữ kiến tạo từ con người. 

Vườn Quốc gia Bến En được chia thành các phân khu. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 6.273,50ha, thuộc 9 tiểu khu. Phân khu phục hồi sinh thái có diện tích 6.346,37ha, thuộc 11 tiểu khu. Phân khu hành chính dịch vụ là nơi du khách có thể tham quan có diện tích 2.000ha, thuộc 8 tiểu khu. Phân khu này chiếm phần lớn diện tích là hồ sông Mực và các đảo, bán đảo.
Là nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng Thanh Hoá - Nghệ Tĩnh rộng lớn với núi cao Trường Sơn Bắc. Đặc điểm địa hình đã hình thành khu hệ động thực vật đa dạng và phong phú. Có thể xem đây là khu vực hiện hữu cho sự đặc thù của khu hệ động vật Bắc Trường Sơn.
Hồ sông Mực rộng 3.000ha với hơn 21 hòn đảo và bán đảo lớn nhỏ với những cái tên như Núi Đôi, đảo Hạnh Phúc, đảo Tự Do… tạo ra một vùng trời nước mênh mang kì thú. 
Đảo Thực vật là đảo có diện tích lớn nhất trong 21 đảo nổi trên Hồ Sông Mực, rộng 54ha, là không gian lí tưởng để du khách tổ chức cắm trại, picnic, giao lưu, họp mặt… Đây là nơi hội tụ của nhiều loài thực vật quý, cũng là nơi Vườn Quốc gia nghiên cứu, thử nghiệm một số loài thực vật kết hợp tham quan, nghỉ dưỡng sinh thái.
Trên các tuyến đường xuyên rừng, quý khách có thể ngắm các loài thực vât phong phú, đi qua những hầm xanh được đan cài bởi những loài tre nứa.
Vườn quốc gia Bến En còn có nhiều thực vật quý. Tại đây có 58 loài có trong danh lục đỏ, 46 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 và 10 loài có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP như Lim xanh, Lát hoa, Chò chỉ, Trai lý, Vù hương... Còn lại là các loài thực vật ở vùng núi đất thấp.
Cảnh sắc Hồ Sông Mực biến ảo theo thời tiết, ánh nắng, gió... Luôn cho những cảm nhận mới mẻ.
Vào những thời điểm khác nhau trong ngày hồ cũng mang những sắc thái riêng, khi trữ tình lãng mạn, lúc kì bí.
Mực nước vào các mùa cũng cao thấp khác nhau, độ chênh lên đến hàng mét.
Mùa nước cạn, những cây mai dương bị nước dâng làm chết trước đó lộ ra mang một màu sắc khác biệt. Đây là loại thực vật xâm lấn có hại cho hệ sinh thái.
Giữa trời nước và thiên nhiên khoáng đạt, chiếc bè tre lướt nhẹ trên mặt hồ tạo nên một khung cảnh liêu trai, huyễn hoặc.
Mùa đông, cảnh sắc Hồ Sông Mực lại mang những nét u tịch nhưng cũng không kém phần hấp dẫn.
Mỗi hòn đảo ở Hồ Sông Mực có những tạo hình khác nhau đem lại sự thay đổi thị giác khi tham quan lòng hồ.
Mùa xuân đến, cây cối trên các đảo như được khoác một tấm áo mới.
Mặt nước phẳng lặng bình yên, mang lại những giây phút thư giãn, tách biệt thế giới hiện đại.
Một bến thuyền nhỏ lên các xã tiếp giáp với Vườn Quốc gia Bến En.
Một góc Đảo Thực vật.
Từ Đảo Thực vật cũng có thể ngắm các đảo lân cận và núi non bao quanh Hồ Sông Mực.
Cây Lim xanh cổ thụ nằm trên địa bàn xã Xuân Thái, huyện Như Thanh, được cho là có tuổi thọ lên đến 950 năm. Nơi đây xưa là những rừng lim. Những năm chống Mỹ, gỗ lim ở đây đã được nông trường khai thác để sản xuất tà vẹt đường ray xe lửa Bắc - Nam, góp phần giải phóng miền Nam. Sau khi khai thác, rừng nơi đây chỉ còn nhưng cây bụi lá thấp. Khi rừng bắt đầu hồi sinh nhà nước đã có quyết định khu bảo tồn rừng đặc dụng. Từ khi có Vườn Quốc gia, bằng những giải pháp hợp lý, rừng đã dần xanh trở lại.
Vườn Quốc gia Bến En hiện có 8 trạm kiểm lâm đóng tại các địa bàn để quản lí, bảo vệ rừng, ngoài ra còn có một trạm kiểm lâm cơ động. Cùng với các hoạt động xã hội hoá trong việc trồng và bảo vệ rừng, đã góp phần giữ gìn màu xanh của Bến En.
Hồ Sông Mực ôm trọn những câu chuyện và giai thoại về vùng đất này.
Bến thuyền lên Đảo Thực vật.
Cùng với vẻ đẹp trời ban là bàn tay kiến tạo của con người đã làm nên một cảnh sắc vừa hoang sơ vừa mộng ảo nhưng cũng thật trữ tình, khiến cho ai đến nơi đây cũng cảm thấy được thanh lọc tâm hồn.

Tổ chức trang: VŨ THÀNH DUY
Thực hiện: BẢO AN

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)

Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Sòng nhậu đầu tiên ở bãi, không bến không bờ tức giang hồ thiệt thọ, đã phết cho tôi Tàn sau Minh để hóa một Minh Tàn... (NGUYỄN TRÍ)

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)