Dòng chảy

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 980 (đầu tháng 1/2022)

Thứ Hai, 03/01/2022 06:22

 Những ngày thi đua chào mừng kỉ niệm 77 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2021) cũng là những ngày cả nước đón chào năm mới 2022. Đối với Trường Sĩ quan Lục quân 2 - trung tâm đào tạo cán bộ chỉ huy tham mưu lục quân cấp phân đội bậc đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học, nghệ thuật quân sự lớn của Quân đội ta ở phía Nam, những ngày này càng biểu hiện rõ ràng sức trẻ và niềm tin tươi mới của người chiến sĩ trước mùa xuân đang đến. Nhân dịp đón chào năm mới 2022, Văn nghệ Quân đội đã có cuộc trò chuyện, đối thoại với Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thiếu tướng Đỗ Hoàng Ngân - Phó Chính ủy Trường Sĩ quan Lục quân 2.

Bài trò chuyện mang tên Người chiến sĩ luôn là biểu tượng của mùa xuân đất nước sẽ mở đầu tạp chí số đầu tiên của năm 2022.

Phần Văn xuôi được tiếp tục với các truyện ngắn: Giới tuyến của Nguyễn Quốc Hùng, Sinh tử của Tống Ngọc Hân, Ô sin làng của Trần Hồng Giang; bút kí Theo dấu chân cha của Nguyễn Thị Thúy Hà; tản văn Ngược đường gập ghềnh xa của Nguyễn Trương Quý.

Giới tuyến nặng trĩu nỗi lòng của người lính đi tìm đồng đội. Đã bao lần Hoàng trở lại Vị Xuyên tìm Huy nhưng vết tích xưa đã không còn, Huy đã lẫn vào đất đá hay rừng xanh, Hoàng không cách nào tìm được. Sự xuất hiện của Long, người từng cùng Hoàng và Huy nhập ngũ đẩy câu chuyện sang một tình huống khác. “Cái giới tuyến mong manh ấy chỉ là hình thức thôi chứ chẳng ngăn chặn ai. Bên này là chiến tranh, hi sinh, gian khổ, một bước chân qua bên kia là yên bình. Và cái giới tuyến mong manh ấy, giờ cũng đang hiển hiện”.

Sinh tử mang đậm màu sắc huyền ảo, kì bí dù truyện viết về một chuyến đi khám phá thiên nhiên rất đỗi quen thuộc với chúng ta. Bằng giọng văn tự nhiên, nhà văn đã cuốn người đọc vào từng chi tiết, từng tình huống của truyện. Không gian thiên nhiên trong truyện và không khí của truyện mang đến sự lôi cuốn, hấp dẫn. Sự bí ẩn của tự nhiên và tâm linh là những điều khó lí giải nhưng luôn khiến chúng ta nghĩ đến không thôi. Chuyến đi của An là một ví dụ.

Ô sin làng mang đậm dấu ấn của cuộc sống hôm nay với những câu chuyện tưởng không có gì bất ngờ lạ lẫm nhưng vẫn khiến người đọc không khỏi suy ngẫm. Những câu chuyện của làng vốn tưởng muôn đời là cây đa bến nước sân đình… nhưng trong bối cảnh đời sống hôm nay mọi chuyện đã khác đi rất nhiều. Truyện như một lời nhắc, như một thông điệp để mỗi chúng ta nhận ra, chuyện đâu chỉ của làng Lâm.

“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” giới thiệu tác phẩm Chuyến trở về của cỏ của nhà văn Đinh Phương.

Phần Thơ với sự tham gia của các tác giả: Hải Thanh, Phạm Trọng Thanh, Bạch Diệp, Minh Hạ, Hoàng Thuỵ Anh, Phạm Vân Anh, Nguyễn Biên, Anh Anh, Nguyễn Trường Phong, Cao Nguyên Quyền, Đỗ Anh Vũ, Đinh Thị Hường, Đinh Hương Giang, Trần Thanh Dũng.

Những trang thơ là những suy tư, trải nghiệm của các tác giả với các không gian vùng miền, văn hóa, những cảm xúc riêng tư trước khung cảnh quê hương, trước những sự vật quen thuộc hay những biến động làm gợi lên tình cảm, trước nhiều mặt của đời sống và con người. Những bài thơ độc đáo, giàu rung cảm và mang hơi thở đương đại sẽ góp phần vào dòng chảy thơ ca hôm nay.

Cuộc thi thơ trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã đi được nửa chặng đường. Ở số này tiếp tục ghi nhận những tác phẩm dự thi để lại nhiều dấu ấn.

“VNQĐ giới thiệu” số này giới thiệu chân dung tác giả Nguyễn Vĩnh cùng chùm thơ ấn tượng.

Phần Bình luận văn nghệ với sự tham gia của các tác giả: Trần Văn Toản, Tâm Thanh, Lê Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Phương Thuý, Phạm Minh Quân, Đức Dũng, Lương Liễm.

Có một thứ tình yêu đi theo Đỗ Lai Thúy tự thủy chí chung, đó là tình yêu đối với văn học. Thuở bé ngay từ khi mới biết chữ, ông đã say mê đọc thơ, rồi kiếm hiệp, để rồi nhiễm vào máu tình yêu văn chương và cá tính phiêu du tung hoành. Đỗ Lai Thúy khẳng định sự tồn tại của mình thông qua những công trình. Con đường phê bình của Đỗ Lai Thúy rộng mở như một đại lộ. Bài viết Đỗ Lai Thúy - một con đường phê bình văn học như một sự khái quát về chân dung nhà phê bình văn học tên tuổi này.

Trong đời sống văn học Nam Bộ 1945 - 1954, kịch (kịch nói và kịch hát) có bước phát triển hết sức mạnh mẽ với sự xuất hiện của nhiều tác giả cùng các tác phẩm nổi bật. Kịch được đồng bào Nam Bộ đặc biệt ưa thích. Bài viết Khái lược về kịch Nam Bộ giai đoạn 1945 - 1954 sẽ nói về phần kịch ở hai “không gian” có phần đối nghịch nhau: vùng kháng chiến do cách mạng nắm giữ và vùng đô thị do chính quyền tay sai cai quản.

Đời sống văn hóa nghệ thuật nói chung và điện ảnh nói riêng sẽ không ngừng phát triển trên con đường vô tận của mình. Liệu các nhà điện ảnh trẻ có lắng lại để tìm hiểu sâu sắc khán giả cần gì, muốn gì để mà nỗ lực tạo nên tác phẩm thực sự có ý nghĩa với họ hay không? Đó chính là chìa khóa để mở trái tim khán giả Việt vốn ngày càng ít mặn mà với điện ảnh nước nhà. Bài viết Phim “Gái già lắm chiêu 5”: Đẹp để làm gì? sẽ mổ xẻ các vấn đề xung quanh câu chuyện này.

Còn nhiều bài viết sinh động, hấp dẫn về những chân dung tác giả - tác phẩm hay những vấn đề đáng quan tâm của nền văn học nghệ thuật sẽ được đề cập đến trong phần này.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 980 dày 120 trang dự kiến sẽ phát hành ngày 5/1/2022. Thân mời các bạn đón đọc!

Văn

PV

Thiếu tướng Đỗ Hoàng Ngân - Phó Chính ủy Trường Sĩ quan

Lục quân 2: Người chiến sĩ luôn là biểu tượng của mùa xuân đất nước

Nguyễn Quốc Hùng

Giới tuyến

Nguyễn Thị Thúy Hà

Theo dấu chân cha

Đinh Phương

Chuyến trở về của cỏ

Nguyễn Trương Quý

Ngược đường gập ghềnh xa

Tống Ngọc Hân

Sinh tử

Trần Hồng Giang

Ô sin làng

 

Thơ

Hải Thanh

Hạt cát; Cánh cò chiều

Phạm Trọng Thanh

Thợ cấy vào tranh Nguyễn Sáng; Tập tầm vông

Bạch Diệp

Tháng chạp ngọn khói ngang trời; Hà Nội; Mùa trái chín

Minh Hạ

Già làng; Dâng mẹ

Hoàng Thụy Anh

Đợi; Những ngọn đèn không bao giờ tắt

Phạm Vân Anh

Sao vuông trên biển; Những trung đoàn đi trong thành phố;

Nén hương trên bàn thờ dã chiến

Nguyễn Biên

Đường làng; Mẹ chồng nàng dâu

Anh Anh

Vết xước; Khau vai

VNQĐ giới thiệu thơ Nguyễn Vĩnh:

Phía sau lưng người lính; Đêm Tây Giang; Lính cao điểm

Nguyễn Trường Phong

Mùa nào hoa cải lên trời; Ngồi xem đồi cát

Cao Nguyên Quyền

Trưởng bản; Kí ức làng tôi

Đỗ Anh Vũ

Những gì lặng im; Một chiều

Đinh Thị Hường

Giáng sinh

Đinh Hương Giang

Thong thả bầu trời

Trần Thanh Dũng

Miệt đồng

 

Bình luận văn nghệ

Trần Văn Toản

Âm vang cuộc sống nơi những vần thơ xuân của Tố Hữu

Tâm Thanh

Lặng lẽ buông đi một chữ tình

Lê Thị Ngọc Trâm

Vấn đề tự do nhân vị và bản thể sinh thái nơi Người ăn chay

Nguyễn Thị Phương Thúy

Khái lược về kịch Nam Bộ giai đoạn 1945 - 1954

Phạm Minh Quân

Đỗ Lai Thúy - một con đường phê bình văn học

Đức Dũng

Phim Gái già lắm chiêu 5: Đẹp để làm gì?

Lương Liễm

Những người lính từ đời thực bước vào Chuyện tình lính trận

 

Minh họa, ảnh

 

Bìa 1: Chạng vạng Tranh của họa sĩ Nguyễn Mạnh Hùng

Minh họa: Tô Chiêm, Đỗ Dũng, Lê Trí Dũng,

Ngô Xuân Khôi, Lê Anh Vân, PV...

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)