Ai sẽ chiến thắng giải Nobel Văn chương năm nay?

Thứ Tư, 05/10/2022 00:54

Giải Nobel Văn chương 2022 sẽ được Viện Hàn lâm Thụy Điển công bố tại Stockholm vào ngày 6 tháng 10 sắp tới đây. Hai nhà văn đứng đầu dự đoán, theo Nhà cái NicerOdds, là tiểu thuyết gia người Pháp Michel Houellebecq và nhà văn người Kenya Ngugi Wa ‘Thiong’o. Trước đó sự mất mát của Hilary Mantel và Javier Marías cũng để lại những tiếc nuối lớn, khi đây là những tên tuổi cũng được dự đoán sẽ có nhiều cơ hội được vinh danh.

Một số gương mặt được đề cử cho Nobel năm nay.

Những năm gần đây, trong khi thế giới nói tiếng Anh dần cởi mở hơn với việc tiếp nhận văn hóa đại chúng bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, thì Ủy ban Nobel dường như vẫn đang theo hướng ngược lại. Nhưng nếu nhìn vào số liệu thống kê về những người đoạt giải Nobel trong thập kỉ qua, thì 5 trong số 10 người đều viết bằng tiếng Anh, và gần như toàn bộ là những nhà văn đến từ châu Âu.

Do đó có thể thấy rằng, trong thế giới hậu “Squid Games”, hậu “BTS”, Uỷ ban dường như không có ý định bắt kịp xu thế trong bối cảnh này, bằng cách đọc và chú ý đến những tác phẩm ngoài “vùng an toàn” - văn chương châu Âu cũng như Bắc Mĩ. Tuy thế một xu hướng khác là Uỷ ban đang dành nhiều “ưu ái” hơn cho cộng đồng văn học nói tiếng Anh và đa quốc tịch, mà Abdulrazak Gunrah là một ví dụ.

Tuy thế dự đoán mới đây của Nhà cái Nicer Odds lại đi ngược lại với xu hướng trên. Dẫn đầu tỉ lệ cược năm nay là nhà văn Pháp Michel Houellebecq, người được biết đến tại Việt Nam thông qua các tác phẩm như Mở rộng phạm vi đấu tranh, Hạt cơ bản, Bản đồ vùng đấtChênh vênh. Lí do cho lựa chọn này có thể lí giải là bởi cuốn tiểu thuyết thứ 8 và là cuối cùng của ông, Aneantir (tạm dịch: Tự hủy) vừa được ra mắt trong năm nay, và có khả năng sẽ là “cú thúc” cho toàn bộ sự nghiệp của nhà văn này.

Chia sẻ về việc dừng lại, ông nói trong lời mở đầu cuốn sách:“Thật là may mắn khi tôi nhận ra một cách tích cực, rằng đối với tôi, đã đến lúc phải dừng lại”. Tuyên bố này đã khiến không ít người phải thất vọng, bởi nhẽ Houellebecq gần như là tiểu thuyết gia đương đại thành công nhất của Pháp, với hơn 5 triệu cuốn sách đã được bán ra bằng hơn 30 ngôn ngữ. Mỗi khi tác phẩm nào đó của ông ra mắt, đó là sự kiện vô cùng to lớn và một chiến thắng Nobel Văn chương cho sự nghiệp trên đà dừng lại là một lựa chọn hoàn toàn hợp lí.

Người đứng thứ 2 trong bảng đặt cược là nhà văn người Kenya Ngugi Wa 'Thiong'o. Cũng như Abdulrazak Gunrah, ‘Thiong’o mở đầu sự nghiệp của bản thân mình bằng các tác phẩm viết bằng tiếng Anh. Tuy thế những năm gần đây, ông đã quyết định “giết chết” phạm vi tiếp cận bằng cách chuyển sang viết bằng ngôn ngữ Gikuyu nơi quê hương mình.

Nhà văn Ngugi Wa 'Thiong'o.

Ngược với Gunrah - người viết hoàn toàn bằng ngôn ngữ Anh, sứ mệnh không mệt mỏi của ‘Thiong’o là cân bằng được các mối quan hệ “thứ bậc” giữa các ngôn ngữ và phi thực dân hóa văn học. Và với xu hướng chuyển sang tác giả đa quốc tịch viết bằng tiếng Anh, thì ông là một lựa chọn vô cùng phù hợp, dẫu cho Adburazak đã là người đại diện cho lục địa Phi một năm trước đó.

Xếp tiếp sau đó là Salman Rushdie – người được truyền thông ủng hộ một cách tối đa sau vụ tấn công trong một sự kiện văn học gần đây. Những người có sức ảnh hưởng kêu gọi Uỷ ban công nhận đóng góp của Rushdie bao gồm triết gia người Pháp Bernard-Henri Lévy, bộ trưởng Bộ Văn hóa Pháp Françoise Nyssen, nhà văn người Anh Ian McEwan, Neil Gaiman… và cả một ứng cử viên “quen thuộc” cho chiến thắng này, Margaret Atwood.

Atwood nói rằng: “Nếu không bảo vệ quyền tự do ngôn luận thì ta sẽ sống trong chế độ chuyên chế, và Salman Rushdie đã cho ta thấy điều đó”. Trong khi phải đến 27 năm sau, vào năm 2016, thì Viện Hàn Lâm Thụy Điển mới đưa ra tuyên bố của mình, rằng fatwa và món tiền thưởng cho cái chết của Rushdie là một “vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế”. Trước đó, bởi sự trung lập về các vấn đề chính trị mà hai thành viên của Viện Hàn Lâm là Kerstin Ekman và Lars Gyllensten đã tuyên bố ngừng tham gia vào các công việc của Viện.

Salman Rushdie và các tác phẩm nổi bật của mình.

Tuy thế rất nhiều ý kiến trái chiều cũng đã nổ ra, như nhà thơ Adil Jussawalla cho rằng, liệu chúng ta nên tập trung vào yếu tố văn học của Rushdie, hay “sẽ chọn cách dễ dàng hơn là bỏ qua chúng, tiếp tục tranh luận về sự khủng bố và cách mà nó khiến giới văn chương ngày nay ngày càng im lặng?”. Và nếu chiến thắng thật sự diễn ra, thì ta không thể xác định một cách rõ ràng là liệu Rushdie chiến thắng vì các tác phẩm của mình, hay bởi cuộc tấn công vô cùng kinh hoàng trước đó.

Xếp sau Rushdie là hai tên tuổi Annie Ernaux và Anne Carson. Tuy thế con đường đến với chiến thắng của họ vẫn còn xa vời. Trong 5 năm nay, đã có 2 nữ tác giả được tuyên chiến thắng, và với số lượng nam tiểu thuyết gia chiến thắp áp đảo như trong lịch sử, thì vẫn không rõ việc mở rộng đường cho tác giả nữ là do dư luận hay được quán triệt một cách sâu sắc.

Tuy thế Ernaux rất gần phong cách của Patrick Modiano hay Alice Munro, nên để chiến thắng thật không dễ dàng. Trong khi Louise Gluck chiến thắng gần đây cũng đã "khép" lại khả năng cho thơ ca, lĩnh vực hiếm khi chiến thắng một cách liên tục ở giải Nobel.

Khép lại danh sách vẫn là những cái tên quen thuộc (theo thứ tự đặt cược) như Haruki Murakami, Margaret Atwood, Lyudmila Ulitskaya, Tàn Tuyết, Don De Lillo, Karl Ove Knausgård, Diêm Liên Khoa, Ko Un, Cormac Mc Carthy… Đáng tiếc nhà văn Czech, Milan Kundera vẫn đang xếp cuối danh sách, dù cho ông đã "thu gom" hầu hết giải thưởng được cho là tiền Nobel, và hiện ở tuổi 93. Nếu có chiến thắng, ông sẽ thay thế tác giả của Cuốn sổ vàng Doris Lessing trở thành nhà văn lớn tuổi nhất chiến thắng ở giải thưởng này.

Tuy danh sách đề cử được Viện Hàn lâm Thụy Điển giữ bí mật trong 50 năm cho đến khi được công bố rộng rãi, thế nhưng một số tổ chức văn học và Viện văn chương cũng đã thông báo về các đề cử của mình. Năm nay Hiệp hội Văn bút Thụy Điển (Swedish PEN-Club) chọn các đề cử bao gồm nhà văn – nhà thơ người Syria Salim Barakat và nhà văn người Haiti Edwidge Danticat.

Trong khi đó Hiệp hội Văn bút Bulgaria đề cử nhà văn của đất nước mình, Georgi Gospodinov như người đại diện. PEN Thụy Điển thì lại đề cử nhà văn Iraq - Inaam Kachachi, trong khi Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan thì chọn nhà văn người Ukraine Serhiy Zhadan. Hội Nhà văn Việt Nam cũng đã nhận được thư mời đề cử từ Uỷ ban Nobel, tuy nhiên do quá trình vận chuyển thì khi thư đến đã hết thời hạn nộp các đề cử.

LINH TRANG dịch từ nhiều nguồn.

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)

Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Sòng nhậu đầu tiên ở bãi, không bến không bờ tức giang hồ thiệt thọ, đã phết cho tôi Tàn sau Minh để hóa một Minh Tàn... (NGUYỄN TRÍ)

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)