Ống kính nhà văn

"Tắm rừng" để chữa lành thương tổn tâm hồn!

Thứ Ba, 12/01/2021 14:25

"Tắm rừng" là một khái niệm khá mới ở Việt Nam nhưng nó đã phổ biến từ rất lâu trên thế giới. "Tắm rừng" được hiểu như một phương thức chăm sóc sức khỏe cho con người, việc chìm đắm trong môi trường rừng với cây xanh và không khí trong lành yên tĩnh giúp con người bỏ qua những áp lực mệt mỏi, lấy lại sự cân bằng cần thiết. Bạn đã thử về với núi rừng để cảm nhận sự thuần khiết của thiên nhiên, thanh tẩy lại tâm hồn, tái tạo năng lượng để tiếp tục với công việc?

Một mình trong rừng, khám phá những vẻ đẹp bí ẩn của tự nhiên, bạn có thể làm điều đó ở bất cứ đâu. Cũng đừng nghĩ "tắm rừng" là phải đi xa, chỉ cách trung tâm Hà Nội vài chục kilomet bạn cũng có thể tạo cho mình những khoảng lặng mong muốn để "bồi bổ" cơ thể.

Nằm dưới chân núi Ba Vì, quần thể sinh thái Paragon (thôn Muồng Cháu, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Hà Nội) là một trong những nơi tiên phong trong việc phổ cập việc "tắm rừng" ở Việt Nam. Với diện tích gần 200ha phủ xanh cây rừng, Paragon được hưởng lợi từ hệ sinh thái thuần khiết của Vườn quốc gia Ba Vì nên mang một khung cảnh sơn thủy hữu tình. 
Với khí hậu quanh năm mát mẻ, chỉ số chất lượng không khí AQI lúc đạt đỉnh điểm chỉ là 36, một điều tuyệt vời cho sức khỏe.
Đến đây ta như được hòa vào thiên nhiên, hấp thu toàn bộ tinh khí trời đất để cân bằng lại tâm hồn sau thời gian căng thẳng thường nhật. 

Việc đi bộ, ngồi thiền trong không gian yên bình tràn ngập hương hoa cây cối, hít thở nguồn ô xy tươi từ cây rừng cung cấp, ta như thấy tâm hồn bình tĩnh, dịu dàng xóa hết mọi ưu phiền.

Cây cối có thể chữa lành tổn thương tâm hồn và mang lại sức khỏe tốt hơn cho con người. Đó là những phát hiện của các nhà khoa học trên thế giới mà nhiều người Việt hôm nay đã tìm hiểu và trải nghiệm.
Người Nhật ngay từ đầu thế kỉ XXI đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc dành thời gian ở cạnh cây cối sẽ giúp con người giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng, giảm nhịp tim và huyết áp cũng như tăng khả năng tập trung, tăng cường hệ thống miễn dịch.
Một trong những lợi ích của việc "tắm rừng" là tăng hệ miễn dịch. Thời gian trong tự nhiên được cho là có thể thúc đẩy đáng kể hoạt động của bạch cầu chống lại các tế bào vi rút và khối u.

Một hiệu ứng tích cực khác của "tắm rừng" là trên hệ thần kinh. Nếu sức khỏe hệ thần kinh tốt, nhịp tim và huyết áp sẽ ổn định. Việc "tắm rừng" sẽ giúp cân bằng hệ thần kinh, kiểm soát việc tăng giảm huyết áp.

Việc tìm về thiên nhiên, đắm mình cùng cây cỏ cũng tác động đến tim mạch. làm giảm mệt mỏi nhận thức, căng thẳng, trầm cảm và lo âu.

"Tắm rừng" được cho là đem lại nhiều lợi ích sức khỏe bởi nhiều loại tinh dầu có trong gỗ, thực vật, trái cây và rau quả do cây phát ra để bảo vệ mình khỏi vi trùng và côn trùng.

Tìm đến với thiên nhiên, với rừng và để mình tiếp xúc với rừng theo cách riêng, bạn sẽ cảm nhận được lợi ích rõ rệt trong sức khỏe tinh thần và thể chất. "Tắm rừng" được coi là một liệu pháp điều trị sinh thái cho con người bận rộn trong xã hội hiện đại. Những giây phút bên thiên nhiên vô cùng quý giá sẽ giúp bạn phục hồi các giác quan tưởng như đã bị tê bì bởi áp lực cuộc sống, khiến bạn trở nên mới mẻ, tràn trề sinh lực.
Tổ chức trang: Vũ Thành Duy
Thực hiện: Vương Đức

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)