Ống kính nhà văn

Hà Nội thời chiến qua ống kính nhiếp ảnh gia Đức

Thứ Ba, 06/10/2020 15:35

Triển lãm ảnh 'Hà Nội 1967-1975' của tác giả Thomas Billhardt với những bức ảnh đặc biệt về đời sống, sinh hoạt người Hà Nội thời kì chiến tranh đang được giới thiệu tại Viện Goethe,. Triển lãm do Viện Goethe, Nhã Nam, Camera Work và Manzi phối hợp thực hiện đã thu hút được đông đảo người xem. 130 bức ảnh được nhiếp ảnh gia người Đức Thomas Billhardt chụp trong sáu lần đến Việt Nam. Bằng tình cảm yêu mến sâu nặng gửi gắm trong mỗi bức ảnh, nhiếp ảnh gia đã cho thế giới biết cuộc sống trong thời đất nước có chiến tranh của người dân Hà Nội qua những bức ảnh mà ông chụp.

Hình ảnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại số 46, phố Lý Thái Tổ năm 1972. Người ta thấy rõ trên sân thượng là tổ trực chiến có các thành viên đội tự vệ đang đứng. 
 Triển lãm mang tới cho người xem một Hà Nội những giây phút đời thường của vòng thời gian 1967-1975 một cách chân thực, giản dị và đầy cảm xúc.
Billhardt là một trong những nhiếp ảnh gia đặc biệt nhất của Cộng hòa Dân chủ Đức. Những tấm ảnh về chiến tranh Việt Nam cuối thập kỉ 1960 đã khiến ông nổi tiếng khắp thế giới.

Những bức ảnh nổi tiếng về chiến tranh Việt nam của Thomas Billhardt. Khó có thể hình dung những bức hình này được chụp ngay tại Hà Nội.

Ảnh của ông không chỉ nói về chiến tranh mà còn mô tả cuộc sống đời thường của người dân.
Khi ông bấm máy, những gì xuất hiện trước ống kính phải là thứ đáng được lưu giữ, không chỉ vì thời đó phim âm bản rất đắt đỏ mà còn vì ông tác nghiệp tại không gian công cộng.

Sân vận động Hàng Đẫy năm 1975.

Công viên Chí Linh xưa, nay là khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ.
"Ảnh của Billhardt là những khoảnh khắc không thể tái hiện, là những hình ảnh xác thực và chân thành, như một khuôn mặt đẹp trong thế giới xám xịt, một nụ cười ngây thơ trong bối cảnh khắc nghiệt và hăm dọa, một cảnh nên thơ thường nhật khiến ta quên đi nỗi sợ, đem đến cho ta hi vọng vào hòa bình", ông Wilfried Eckstein, Viện trưởng Viện Goethe nhận xét.
Xe đạp, mũ cối và huân huy chương trên ngực áo là hình ảnh dễ bắt gặp trên đường phố Hà Nội những năm 1970 nhưng ít người ghi lại. 
Billhardt dùng từ “chân thực” để mô tả ảnh của mình nhằm nhấn mạnh tính độc lập trên cương vị nghệ sĩ, người đi tìm những hình ảnh trần trụi, không thiên vị của sự vật, hiện tượng.

Những nụ cười tỏa sáng giữa đói nghèo và chiến tranh là hình ảnh luôn bắt gặp trong ảnh của Thomas Billhardt.

Bên một công trình xây dựng trên đường Đinh Tiên Hoàng cạnh Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam, 1975.
Hà Nội thời tranh cổ động.
Triển lãm kéo dài đến ngày 15-11-2020 tại cả hai không gian triển lãm của Viện Goethe, Camera Work và Manzi.
Tổ chức trang: VŨ THÀNH DUY
Thực hiện: THU LAN
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)