Cửa sổ văn nghệ

Triển lãm Búp Bê Truyền thống Nhật Bản

Thứ Tư, 08/07/2020 09:07

Từ ngày 11/7 đến 10/8, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Triển lãm Búp Bê Truyền thống Nhật Bản tại 27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Poster giới thiệu chương trình.

Triển lãm trưng bày 32 tác phẩm búp bê truyền thống mô tả sự yểu điệu của các thiếu nữ Nhật Bản trong trang phục Kimono, hay đặc tả các nhân vật phổ biến trong kịch Noh và Kabuki của Nhật Bản. Ngoài ra còn có búp bê đất sét và một số loại hình búp bê phổ biến tại Nhật Bản.

Đây là lần thứ hai, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức triển lãm nhằm tiếp nối  thành công của triển lãm năm 2013 với hơn 4.000 lượt khách tham quan.

Búp bê đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Nhật Bản từ thời cổ đại. Búp bê Nhật Bản phản ánh tập tục văn hóa của Nhật Bản, nguyện vọng của người dân nơi đây cũng như quan niệm tín ngưỡng riêng biệt đã được phát triển qua nhiều thế kỷ dưới các loại hình khác nhau. Búp bê Nhật Bản được phân chia thành nhiều nhóm khác nhau tùy theo kỹ năng và vật liệu được sử dụng để làm ra chúng, cũng như chủ đề và hình dạng của các con búp bê. Với người Nhật, búp bê không chỉ đơn thuần là một vật trang trí mà là một người bạn tâm tình, đại diện cho cảm xúc của chủ nhân. Vì vậy, đa phần búp bê truyền thống Nhật Bản mang rất nhiều các sắc thái biểu cảm và cử chỉ, thể hiện sự tài tình của những nghệ nhân làm búp bê.

Trong buổi khai mạc, từ 10 giờ ngày 11/7, Ban tổ chức có thêm hoạt động mặc thử Yukata (trang phục truyền thống mùa hè Nhật Bản) và hoạt động gấp giấy nghệ thuật Origami.

PV

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Có nhân vật chỉ là dáng dấp của nguyên mẫu, có nhân vật là nguyên mẫu đã sống và chiến đấu cùng tôi, suốt những năm tháng ở rừng... (VŨ NGỌC THƯ)