Cửa sổ văn nghệ

Sách “Hợp dòng văn học Việt Nam - Ấn Độ” ra mắt tại Ấn Độ

Thứ Sáu, 24/12/2021 10:10

Từ năm 2020, Hội Nhà văn Việt Nam và Ủy Ban đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam đã thống nhất cùng đầu tư xuất bản cuốn sách hợp tuyển một số tác phẩm văn học của các tác giả hai nước, với nhan đề “Hợp dòng văn học Việt Nam - Ấn Độ”.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận sách “Hợp dòng văn học Việt Nam - Ấn Độ.

Hội Nhà văn Việt Nam đã lựa chọn 23 tác phẩm thơ, văn (truyện ngắn) đặc sắc của 23 tác giả, trong đó có: Hữu Thỉnh, Nguyễn Quang Thiều, Trần Đăng Khoa, Phan Thị Thanh Nhàn, Lê Minh Khuê, Võ Thị Xuân Hà, Y Ban, Mai Văn Phấn, Vũ Quần Phương, Nguyễn Thị Ngọc Hà, Phong Điệp, Nguyễn Phan Quế Mai,… đưa vào hợp tuyển. Ủy Ban đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam cũng lựa chọn số tác giả Ấn Độ tiêu biểu với số lượng tác phẩm tương đương để đưa vào hợp tuyển này. Hợp tuyển được xuất bản bằng song ngữ: tiếng Anh và tiếng Hindi. Nhà xuất bản lớn nhất ở Ấn Độ là “Rajkamal Prakshan” đã in và xuất bản cuốn Hợp tuyển văn học đặc biệt này vào giữa tháng 12/2021.

Bìa sách Hợp dòng văn học Việt Nam - Ấn Độ.

Trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta từ ngày 15 đến ngày 19/12/2021, cuốn sách “Hợp dòng văn học Việt Nam - Ấn Độ” đã được bà Kusum Jain – Tổng thư ký Ủy Ban đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam trao tặng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các thành viên trong Đoàn. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ sự vui mừng trước sự kết nối, hợp tác hiệu quả, đặc biệt là sự đồng hành sáng tạo của các nhà văn hai nước và mong muốn văn học Việt Nam sẽ được tiếp tục giới thiệu rộng rãi tại Ấn Độ.

KIỀU MAI

 

 

 

 

 

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Nỗi khắc khoải  khi môi trường bị bức hại

Nỗi khắc khoải khi môi trường bị bức hại

Những nhân vật, tất nhiên, được khúc xạ để khi bước vào tác phẩm khiến độc giả cảm thấy sự khác lạ, hấp dẫn, thông qua việc “làm mới” bằng cách dồn vài tính cách vào một để họ trở thành nhân vật điển hình của cuốn sách... (NGUYỄN VĂN HỌC)

Tiếng cười ngân dài từ tuổi thơ mình vọng lại

Tiếng cười ngân dài từ tuổi thơ mình vọng lại

Với con gái của nhạc sĩ Phạm Tuyên, các tác phẩm của ông viết cho thiếu nhi chính là câu chuyện cuộc đời của chị. Thế nhưng, hoá ra, đó cũng lại là câu chuyện cuộc đời của mỗi chúng tôi, những đứa trẻ sinh ra vào cuối chiến tranh và lớn lên qua thời bao cấp.

Bố tôi từ cuộc đời bước vào trang thơ

Bố tôi từ cuộc đời bước vào trang thơ

Những điệu chèo, câu văn của cha ông từ nghìn xưa đã thấm vào tôi từ tấm bé, để sau này lớn lên tôi làm thơ, những câu thơ lục bát mang âm hưởng hát chèo, hát văn thật lấp lánh và rõ rệt vô cùng... (HOÀNG ANH TUẤN)

Hoa dành dành trắng và những kí ức đời lính

Hoa dành dành trắng và những kí ức đời lính

Hồi mới bắt đầu tập tọe viết truyện ngắn, có lần tôi được nghe một nhà văn đàn anh nào đó nói, đại ý, khi viết truyện hoặc tiểu thuyết, chi tiết bắt gặp trong đời sống giống như những rễ chính của một cây giống... (NGUYỄN MẠNH HÙNG)