Bác Hồ khẳng định phụ nữ Việt Nam xứng đáng tiếp nối truyền thống anh hùng

Chủ Nhật, 04/02/2024 08:08

. NGUYỄN MAI THANH
 

Khẳng định vai trò lớn lao của phụ nữ trong lịch sử dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong Lịch sử nước ta: “Phụ nữ ta chẳng tầm thường/ Ðánh Ðông, dẹp Bắc làm gương để đời”. Tại Lễ kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1966) Người nói: “Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu nước, cứu dân, cho đến ngày hôm nay mỗi khi nước nhà gặp nguy nan, thì phụ nữ ta hăng hái đứng lên, góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Do đó ta có câu tục ngữ rất hùng hồn: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”. Ngày 8 tháng 3 năm 1952, trong Thư gửi phụ nữ Việt Nam nhân dịp kỷ niệm Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế Phụ nữ, Người viết: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”[1]. Bức thư ấy, được đăng tải toàn văn trên báo Nhân Dân, số 49, ngày 13-3-1952. Coi cả non sông này là “gấm vóc” do những người phụ nữ “dệt thêu” là vừa ca ngợi non nước quý giá, đẹp đẽ (đẹp như gấm – thành ngữ) vừa ca ngợi những người sáng tạo (phụ nữ ta) nên non nước ấy. Các tính từ làm bổ ngữ được dùng đúng chức năng vừa làm cho câu văn đẹp, bóng bẩy vừa nói đúng được vai trò, thiên chức lớn lao của phụ nữ: sáng tạo ra cả thế giới.

Ghi nhớ công lao to lớn của những bà mẹ Việt Nam anh hùng, ngày 19/10/1966, tại Lễ kỷ niệm lần thứ 20 Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Người nhấn mạnh: “Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam – Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của cả nước ta”. Câu này tương tự với triết lý đã nổi tiếng thế giới: không có các bà mẹ thì không có những anh hùng và các thi sĩ. Nhưng Bác cụ thể hơn vai trò lớn lao của các bà mẹ: sinh đẻ và nuôi dạy. Vì thế mà bật ra cái ý chính của câu: biết ơn các bà mẹ.

Nhìn dưới góc độ cấu trúc, rất nhiều trường hợp như vậy, câu văn Bác Hồ thường có hai vế cân đối, tương xứng, nhịp nhàng, như cái đòn gánh dẻo dai mà cứng cáp vít hai ý tưởng cùng trĩu nặng.

Bác Hồ nhiều lần ca ngợi sự vĩ đại của phụ nữ Việt Nam xứng đáng là biểu tượng cho tinh thần anh hùng, lòng dũng cảm.: “Hai Bà Trưng để lại cho phụ nữ Việt Nam một truyền thống vẻ vang, là dũng cảm kháng chiến…Phụ nữ Việt Nam đã xứng đáng con cháu Hai Bà và là một lực lượng trong Quốc tế phụ nữ”[2]. Phát biểu tại Đại hội những phụ nữ xuất sắc trong phong trào “Ba đảm đang” của Thủ đô ngày 2/12/1965, Bác nói: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng… Phụ nữ Việt Nam là phụ nữ anh hùng”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc đến truyền thống quý báu ấy tại Lễ kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1966): “Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu nước, cứu dân, cho đến ngày hôm nay mỗi khi nước nhà gặp nguy nan, thì phụ nữ ta hăng hái đứng lên, góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Do đó ta có câu tục ngữ rất hùng hồn: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”[3].

Trong Lịch sử nước ta Bác đã khẳng định và ngợi ca người phụ nữ Việt Nam đã là biểu tượng (làm gương) cho tinh thần anh dũng trong sự nghiệp cứu nước mà Bà Triệu là tiêu biểu: “Tài năng dũng cảm hơn người/ Khởi binh cứu nước muôn đời lưu phương/ Phụ nữ ta chẳng tầm thường/ Đánh Đông dẹp Bắc làm gương để đời”[4]. Thời kỳ hoạt động ở Liên Xô, trên báo Rabótnhítxa (tiếng Nga) Người cho đăng bài Phụ nữ Phương Đông, với tầm nhìn xa rộng khắp thế giới và sự hiểu biết về chiều sâu lịch sử, Người ca ngợi: “Phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia bảo vệ đất nước chống sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Phụ nữ Ấn Độ vùng lên chống sự đô hộ của Anh. Phụ nữ Trung Quốc tham gia cuộc cách mạng năm 1912. Phụ nữ Triều Tiên đã và đang đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc. Phụ nữ Nhật Bản đã buộc Chính phủ phải huỷ bỏ đạo luật cấm phụ nữ tham gia đời sống chính trị và v.v.

Trong đời sống kinh tế những “bông hồng” của phương Đông bắt đầu tỏ cho chủ nghĩa tư bản thấy ở họ có những chiếc gai nhọn. Những cuộc bãi công của nữ công nhân ở các nhà máy và xưởng dệt lụa không còn là hiện tượng hiếm nữa”[5].

Ở mảnh đoạn sau Người dùng ẩn dụ (cũng là biểu tượng) “bông hồng” chỉ phụ nữ (phái đẹp) và “gai nhọn” chỉ sự đấu tranh vừa nói lên đặc trưng phụ nữ phương Đông (theo quan niệm người Nga tôn trọng phụ nữ) vừa nói được đặc thù lịch sử về phụ nữ phương Đông tuy có ý chí đấu tranh nhưng tham gia vào công cuộc giải phóng muộn hơn phương Tây.

Trong tác phẩm Đường Kách mệnh nổi tiếng, phần Phụ nữ quốc tế Người đã chỉ ra rằng cách mệnh Pháp dạy cho chúng ta, đàn bà và trẻ con cũng giúp làm việc cách mệnh được nhiều: “Xem trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào là không có đàn bà, con gái tham gia. Cách mệnh Pháp có những người như cô học trò Sáclốt Coócđây rút dao đâm chết người tể tướng hung bạo, như bà Luy Misen ra giúp tổ chức Pari Công xã. Khi Nga cách mệnh, đàn bà ra tình nguyện đi lính; sau tính lại lính cách mệnh đàn bà chết hết 1854 người. Nay cách mệnh Nga thành công mau như thế, đứng vững như thế, cũng vì đàn bà, con gái hết sức giùm vào. Vậy nên muốn thế giới cách mệnh thành công, thì phải vận động đàn bà, con gái công nông các nước”[6]. Lời khẳng định của Người vừa mang tính chân lý lịch sử vừa là một nguyên lý cách mạng: “muốn thế giới cách mệnh thành công, thì phải vận động đàn bà con gái công nông các nước”[7]. Một trong những mục đích nhân văn tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa là “phải kính trọng phụ nữ”, là tạo ra “bình quyền bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như nhau”, thế nhưng trong xã hội ta vẫn còn những người mang hành vi phản tiến bộ, điều này được Bác Hồ phê bình nghiêm khắc mà thấm thía: “Một điều nữa Bác cần nói là: phải kính trọng phụ nữ.... Đàn ông phải kính trọng phụ nữ. Nhưng Bác nghe nói vẫn có người đánh chửi vợ! Đó là một điều đáng xấu hổ. Như thế thì còn gì là tình nghĩa vợ chồng? Như thế là phạm pháp, là cực kỳ dã man. Chi bộ đảng phải giáo dục đảng viên và nhân dân về quyền bình đẳng giữa vợ chồng. Đoàn thể phụ nữ và thanh niên phải bảo ban nhau cách cư xử hoà thuận trong gia đình. Bác mong rằng: từ nay về sau sẽ không còn thói xấu đánh chửi vợ nữa”[8].

Điều mà Người nhấn mạnh ở ngày hôm nay vẫn còn là tính thời sự: “Lênin dạy chúng ta: phụ nữ là một nửa xã hội. Nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng cả”[9].

N.M.T


[1]Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7. Nxb Chính trị Quốc gia, 2011, tr 340.

[2]Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7. Sđd, tr 339.

[3]Hồ Chí Minh toàn tập, tập 15. Sđd, tr 172.

[4]Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3. Sđd, tr 260.

[5]Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1. Sđd, tr 288.

[6]Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2. Sđd, tr.313.

[7]Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2. Sđd, tr 313.

[8]Hồ Chí Minh toàn tập, tập 15. Sđd, tr 260.

[9]Hồ Chí Minh toàn tập, tập 15. Sđd, tr 260.

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Sòng nhậu đầu tiên ở bãi, không bến không bờ tức giang hồ thiệt thọ, đã phết cho tôi Tàn sau Minh để hóa một Minh Tàn... (NGUYỄN TRÍ)

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)