Murakami trên màn ảnh rộng

Thứ Bảy, 20/05/2023 16:19

Tuy có số lượng đáng kể những tiểu thuyết/ truyện ngắn từng được chuyển thể thành phim, thế nhưng không nhiều đạo diễn đã gợi lên được những điều phi lí thú vị trong các tác phẩm văn chương của Murakami.

Từ bám sát…

Đối với người hâm mộ Haruki Murakami, tháng trước có 2 sự kiện tương đối quan trọng. Một là tiểu thuyết mới nhất Machi to Sono Futashika na Kabe (tạm dịch: Thành phố và những bức tường mơ hồ) vừa được xuất bản ở Nhật. Và hai là việc ra mắt bộ phim đồ họa Saules Aveugles, Femme Endormie (tạm dịch: Cây liễu mù, Người đàn bà ngủ trong rừng) ở Hoa Kì. Trong đoạn trailer của tác phẩm này, ta có thể thấy những điểm rất Murakami được tái hiện lại: những con mèo thấp thoáng, các cảnh quay quấn quít, cảnh quan đô thị dày đặc, một người vợ vắng mặt hay là… một con ếch hình người biết nói.

Sinh vật “kì lạ” nói trên đã từng xuất hiện trong truyện ngắn Siêu ếch cứu Tokyo, và do đạo diễn Pierre Földes cầm trịch, người sinh ra ở Mĩ với cha mẹ là người Hungary/Anh nhưng lớn lên ở Paris, và có thể thấy là không có mối liên hệ rõ ràng nào với Nhật Bản - quê hương của Murakami. Vì vậy có thể nói rằng Földes có nhiều khả năng được truyền cảm hứng chỉ từ tác phẩm của nam nhà văn. Do vậy không quá khó hiểu khi trong quá trình chuyển thể, ông đã thêm vào nhiều yếu tố mới, từ đó làm thành những chuỗi tình tiết luôn luôn phức tạp và đầy kì quặc trong các tiểu thuyết của Murakami.

Tiểu thuyết mới nhất dài 1200 trang của Murakami.

Murakami thật ra đã đưa chính sự phi lí đó vào tác phẩm của mình ngay từ ban đầu. Vào những năm cuối ở tuổi đôi mươi, khi đang điều hành một quán bar nhạc jazz ở Tokyo, ông đã quyết định trở thành một tiểu thuyết gia. Chán nản vì thứ mình viết thật là buồn tẻ, trong vài tháng đầu, ông đã thử nghiệm viết bằng tiếng Anh và sau đó “dịch” nó lần nữa lại sang tiếng Nhật. Và “kết quả là thứ văn xuôi thô kệch” như ông viết trong hồi kí về nghề viết của mình. Tuy vậy ông cũng nói thêm “khi tôi cố gắng thể hiện bản thân theo cung cách đó, thì một nhịp điệu bắt đầu hình thành.”

Kết quả là cuốn tiểu thuyết đầu tay làm nên sự nghiệp Lắng nghe gió hát đã được xuất bản tại Nhật vào năm 1979, và 2 năm sau, là bản chuyển thể điện ảnh vào năm 1981. Khi đạo diễn của bộ phim đó, Kazuki Ōmori, gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển thể, ông cũng làm giống Murakami là chuyển ngữ nó. Bởi lẽ “không thể để các diễn viên đọc thuộc lòng các câu thoại trong tiểu thuyết gốc, vì không người Nhật nào nói chuyện với nhau giống như các nhân vật ấy”. Đối thoại của Murakami khiến Kazuki có cảm giác như đang đọc phụ đề tiếng Nhật bên dưới một phim phương Tây, và từ các chương sách ngắn, rời rạc, Kazuki cuối cùng cũng đã làm nên một tác phẩm có tính liên kết, tuy vậy đáng buồn là nó không được thành công về mặt doanh thu.

Sau Ōmori, Murakami cũng đã đồng ý cho chuyển thể thêm các truyện ngắn khác. Vào năm 1982 và 1983, nhà làm phim trẻ Naoto Yamakawa đã biến The Second Bakery AttackOn See the 100% Perfect Girl One Beautiful April Morning thành hai phim ngắn hấp dẫn. Và giống với phim trước đó, cả hai không quá khác biệt so với bản gốc. 20 năm sau, khi Jun Ichikawa chuyển thể truyện ngắn Tony Takitani vào năm 2004, ông cũng gần như tôn kính một cách cực đoan đối với văn bản của tiểu thuyết gia.

Năm 2008, đạo diễn người Canada gốc Thụy Điển - Robert Logevall cũng đã trở thành người tiếp theo biến tác phẩm ngắn All God's Children Can Dance thành phim cùng tên. Đây là bộ phim không phải tiếng Nhật đầu tiên dựa trên tác phẩm của Murakami, và khi lời thoại của tiểu thuyết gia nghe có vẻ không được tự nhiên khi được các diễn viên Nhật Bản đảm nhận, thì giờ đây nó được cải thiện khi do ai không phải người Nhật đóng chính.

All God's Children Can Dance để lại ấn tượng với sự pha trộn giữa buồn tẻ và mơ mộng, mặc dù cũng có tương đối hạn chế trong nguồn lực dành cho những phim độc lập. Vài sự vụng về có thể vẫn được tha thứ vì lí do đó, nhưng Rừng Na Uy – chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên năm 2010 đã đưa Murakami trở thành một siêu sao văn học – lại không thể nào có thể bào chữa.

Là một tác phẩm hoài cổ có phần tinh tế và có tính thẩm mĩ cao, bộ phim của Trần Anh Hùng đã tái tạo lại Nhật Bản vào cuối những năm 1960 đầy sôi động. Tuy nhiên với một người xem chưa đọc Rừng Na Uy, thì hô sẽ thấy bộ phim hầu như không thể hiểu nổi. Trong tác phẩm này, hiệu ứng sâu cay của tiểu thuyết gốc đã được tái hiện một cách nghiêm túc, do đó nó không tạo ra điều gì khác biệt đối với những ai yêu thích Murakami. Liệu đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng (một nhà làm phim “song tịch” khác có khuynh hướng Murakami) có phải là ứng cử viên sáng giá nhất để chuyển thể Rừng Na Uy không vẫn còn là một vấn đề cần phải tranh luận, thế nhưng ít nhất ông đã cho thấy được lượng độc giả hùng hậu của Murakami ở cả châu Âu cũng như châu Á.

… đến cải biên

Và từ trường hợp kể trên, có thể nói rằng Murakami cũng đã thu hút được lượng lớn những người theo dõi đặc biệt nồng nhiệt ở Hàn Quốc. Nơi đây cũng từng sản xuất Burning, một phim ra mắt vào năm 2018, do một trong những đạo diễn được giới phê bình đánh giá cao là Lee Chang-dong thực hiện. Có thể thấy rằng ở bản chuyển thể, Burning cung cấp cho các nhân vật một danh tính rõ ràng hơn và đã được Hàn Quốc hóa, và cũng là lần đầu tiên đánh dấu việc một nhà làm phim nỗ lực đổi mới cách thức tiếp cận với kịch bản gốc từ Murakami, khi không còn bám một cách sát sao với bản gốc.

Và nếu một tác phẩm văn học khi sử dụng nhiều loại ngôn ngữ thì có nguy cơ khiến độc giả “bỏ chạy”, thì một tác phẩm điện ảnh không cần như thế, bởi nó luôn có phụ đề. Drive My Car của Ryuusuke Hamaguchi, tác phẩm giành giải Oscar cho phim nước ngoài xuất sắc nhất vào năm 2022, là một trong những bộ phim hiếm hoi mà không một ai có thể xem nó trọn vẹn nếu không có phần phụ đề. Đây là bộ phim chuyển thể vô cùng tham vọng 2 truyện ngắn của Murakami trong tập Những người đàn ông không có đàn bà, cũng như một phần vở kịch Cậu Vanya của Chekov. Khoan bàn về 2 tác phẩm của Murakami, thì dù Cậu Vanya chỉ được ông nhắc thoáng qua trong sách của mình, thì giờ trong phim chuyển thể đã chiếm một vị trị thật quan trọng hơn, khi trở thành một sự hợp tác quốc tế với việc tham gia của các diễn viên từ khắp Đông Á - Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… cũng như khiếm thính.

Một số bộ phim đã được chuyển thể từ kịch bản gốc của Murakami.

Mặc dù không phải là một “phát minh” của Murakami, nhưng vở kịch Cậu Vanya “đa ngôn ngữ” vẫn mang cảm giác hỗn loạn như một đặc trưng của nam tác giả. Đặt mình trên con đường trở thành tiểu thuyết gia Nhật Bản thành công nhất còn sống bằng cách viết văn bằng tiếng Anh thường xuyên, Murakami hiểu được giá trị của việc vượt qua không chỉ ranh giới văn hóa, mà còn là cả ngôn ngữ. Sách của ông hiện đã được xuất bản bằng 50 thứ tiếng, điều này cho thấy sức hấp dẫn trong cách viết của ông không hề phụ thuộc vào các loại hình ngôn ngữ khác nhau.

Do đó những sự “tôn kính” như đã nói trên, đã ngăn không cho tiểu thuyết của Murakami được chuyển thể một cách thành công sang ngôn ngữ điện ảnh mà về cơ bản là phi ngôn ngữ. Mặc dù tất cả những bộ phim này đều mang lại điều gì đó thú vị cho người hâm mộ, tuy vậy lại có rất ít đạo diễn đạt được đến sự tồn tại hoàn toàn độc lập với văn bản gốc. Dù vậy những phim gần đây và đặc biệt là BurningDrive My Car đã chứng minh rằng, ít nhất là dưới bàn tay của những đạo diễn phù hợp, thì các chủ đề đặc biệt của Murakami có thể vẫn được kết hợp và được nhào nặn thành một hình thức điện ảnh mạch lạc, thậm chí là còn mạnh mẽ.

Liễu mù, Người đàn bà ngủ trong rừng ra mắt mới đây cũng có cơ hội chứng minh điều này, cũng như củng cố một lí thuyết khác rằng truyện ngắn thì dễ chuyển thể hơn là tiểu thuyết. Do đó công việc chuyển thể thành TV series Thành phố và những bức tường mơ hồ được cho là dài 1.200 trang trong thời gian tới là hoàn toàn có thể. Việc ta cần làm chỉ là chờ đợi, và thưởng thức nó.

LINH TRANG lược dịch từ bài viết của Colin Marshall trên The New Yorker

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)