Các hội chợ sách quốc tế ở khu vực Ả Rập đang dần phục hồi

Thứ Bảy, 10/12/2022 14:50

Khi thế giới bước vào những tháng có thời tiết mát mẻ cùng với đại dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, có nhiều khả năng là các hội chợ sách Ả Rập mang tính quốc tế sẽ phá kỉ lục về số lượt người tham dự vào cuối năm nay. Thêm vào đó World Cup đang diễn ra ở Quatar cũng được đánh giá là một trong những lí do khiến khu vực này thu hút lượng lớn du khách tham quan trong thời gian qua.

NHỮNG CON SỐ ẤN TƯỢNG

Lễ hội sách Quốc tế Kuwait lần thứ 45 năm 2022. Nguồn 248am.

Các hội chợ sách Ả Rập luôn nằm trong số rất nhiều sự kiện văn hóa có lượng du khách ghé thăm nhiều nhất. Những sự kiện này thường xuyên thu hút được hơn một triệu lượt khách đến từ nhiều nơi trước khi đại dịch xảy ra.

Có thể kể đến các hội chợ lớn như Cairo (Ai Cập), Sharjah (UAE - Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất), Riyadh (Ả Rập Saudi), Muscat (Oman), Baghdad (Iraq) và Algiers (Algeria)... Trong số kể trên, hội chợ sách quốc tế Sharjah và Algiers thường thu hút hơn 2 triệu lượt tham quan hàng năm, trong khi các sự kiện ở Cairo (khi thời tiết tốt) thậm chí còn có thể đánh bại kỉ lục hơn 3 triệu du khách tham quan vào năm nay của hội chợ sách Madrid.

Chủ tịch đương nhiệm của Hiệp hội các nhà xuất bản quốc tế (IPA), Bodour Al Qasimi cho biết các hội sách này đã giúp nâng cao vị thế của thị trường xuất bản Ả Rập trên quy mô toàn cầu. Năm nay ​​Hội sách quốc tế Riyadh tại Ả Rập Saudi sẽ có sự tham gia lần đầu tiên của Vương quốc Anh và Trung Quốc. Điều này cũng đã mang đến những sự quan tâm chưa từng có tiền lệ trước đây từ các phương tiện truyền thông phương Tây.

Trong khi đó hội sách quốc tế Sharjah ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất từ lâu cũng đã dẫn đầu “cuộc chiến” kĩ thuật số trong ngành xuất bản Ả Rập. Năm nay theo các số liệu đã được báo cáo, có hơn 19 triệu người dùng mạng xã hội quan tâm đến sự kiện này, với tổng số hơn 78 triệu lượt sử dụng hashtag #SIBF22 (Sharjah International Book Fair 2022) trong suốt thời gian sự kiện diễn ra.

Ngoài UAE, thì Hội chợ sách quốc tế Kuwait cũng mới trở lại sau gần hai năm vắng bóng do đại dịch Covid-19. Mặc cho thực tế nó không thuộc nhóm “triệu lượt viếng thăm”, nhưng hội chợ sách quốc tế này đã trở thành sự kiện văn hóa lớn nhất của quốc gia Trung Đông này.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Văn hóa Kuwait, Abdul Rahman Al-Mutairi đã khai mạc Hội chợ Sách Quốc tế Kuwait lần thứ 45 với một tuyên bố đã được nhấn mạnh vô cùng rõ ràng rằng đây chính là “sự kiện văn hóa lớn nhất Kuwait”.

Sự kiện năm 2018 của Hội sách này đã thu hút được hơn 300.000 người, tương đương với lượng khán giả tham gia vào các sự kiện có sức hút lớn ở các thị trường của Anh hoặc Mĩ. Tuy thế khi xét đến quy mô dân số có phần khiêm tốn ở mức dưới 5 triệu người, thì đây là một thành tích rất đáng ấn tượng.

Hội chợ sách Kuwait năm nay có sự tham gia của 520 nhà xuất bản (404 trong đó là nhà xuất bản cố định và 117 nhà xuất bản khách mời) đến từ 29 quốc gia trên thế giới, trong đó có 18 quốc gia Ả Rập, với hơn 230.000 đầu sách đã được trưng bày cũng như giới thiệu. Các nhà xuất bản ở Ý cũng đã trở thành khách mời tham dự.

TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG

Năm nay mặc cho còn nhiều ảnh hưởng của đại dịch nên một số hội chợ đã bị hạ cấp hoặc hoàn toàn không diễn ra, nhưng trong những tuần gần đây, ​​hội sách quốc tế Riyadh của Ả Rập Xê Út lại đạt được mốc hơn một triệu lượt khách viếng thăm, trong khi hội chợ Sharjah của UAE đã thu hút được con số ấn tượng - hơn 2,17 triệu lượt tham quan.

Hội chợ sách quốc tế Algiers ở Algeria vào các thời điểm trước đại dịch cũng thường thu hút hơn 2 triệu khách mỗi năm, nhưng sự kiện dự kiến diễn ra ​​​​vào tháng 3 năm nay đã không giữ được phong độ đó. Theo truyền thống, hội chợ này sẽ được diễn ra từ tháng 10 đến tháng 11 hàng năm, nhưng do Đại dịch đã làm gián đoạn dẫn đến sự kiện của năm 2021 đã phải diễn ra vào tận tháng 3 năm nay. Do đó phải cho đến cuối năm 2023 thì hội chợ này mới quay trở lại thêm một lần nữa với các du khách quan tâm.

Hi vọng rằng lần tổ chức tiếp theo thì Hội chợ này sẽ tái gia nhập vào “câu lạc bộ 2 triệu lượt khách”. Ngoài những Hội chợ sách nổi tiếng kể trên, thì tại Sudan, Hội chợ sách quốc tế Khartoum cũng sẽ diễn ra vào tháng đầu năm mới của năm 2023. Ngoài ra còn có Hội sách Sharjah tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, và cả Hội chợ Sách Jeddah được tổ chức vào tháng 12 ở Ả Rập Xê Út.

Tuy những số liệu không được khả quan so với trước đây, thế nhưng sự trở lại này cũng đã gián tiếp khẳng định rằng người Ả Rập rất thích đọc sách. Và tiềm năng này sẽ còn mở rộng hơn nữa khi các nhà xuất bản tận dụng lợi thế kĩ thuật số để tiếp cận thêm với hàng triệu người. Và nếu các nhà xuất bản phương Tây nhận ra được cơ hội này, thì thị trường Ả Rập là rất tiềm năng.

Tuy thế không cần đợi lâu, mới đây Giám đốc điều hành của Random House – một trong những nhà xuất bản lớn nhất nước Mĩ - Markus Dohle cũng đã thăm dò thị trường Ả Rập bằng cuộc trò chuyện với Chủ tịch đương nhiệm của Hiệp hội các nhà xuất bản quốc tế (IPA) Bodour Al Qasimi tại Hội chợ sách quốc tế Sharjah. Tại đây ông đã chia sẻ rằng có thể phải mất ít nhất là hai thế hệ nữa thì khu vực Ả Rập mới có thể trở thành thị trường chiến lược toàn cầu của Penguin Random House.

LINH TRANG theo The New Publishing Standard

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)