Dòng chảy  Văn nghệ

"Những cây cầu ở quận Madison" - bản hoan ca tình yêu

Thứ Hai, 25/02/2019 09:46

Tối 24/2/2019, Cà phê Điện ảnh (3A Ngô Quyền, Hà Nội) đã tổ chức chiếu bộ phim Những cây cầu ở quận Madison chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của văn học Mỹ và thảo luận về bộ phim này với sự dẫn dắt của nhà văn Trần Thị Trường.

Tiểu thuyết The Bridges of Madison County (Những cây cầu ở quận Madison) được nhà văn Robert James Waller cho ra mắt năm 1992 và trở thành hiện tượng xuất bản tại Mỹ. Cuốn sách là câu chuyện tình yêu ngọt ngào và đắng đót, đầy ám ảnh giữa Francesca - một phụ nữ đã có gia đình và Kancaid - chàng nhiếp ảnh phong lưu. Cuộc gặp gỡ định mệnh chỉ diễn ra trong bốn ngày nhưng nó đủ cho cả cuộc đời của hai người. Bằng giọng văn mộc mạc mà đầy cuốn hút, tiểu thuyết này giúp người đọc lắng lọc lòng mình, cảm nhận sự màu nhiệm, sự bí ẩn tinh khiết và tuyệt đối của tình yêu. Những cây cầu ở quận Madison bản Việt ngữ đã được nhiều nhà xuất bản ở Việt Nam ấn hành.

Bản Việt ngữ tiểu thuyết do Nxb Văn học ấn hành

Năm 1995, bộ phim cùng tên chuyển thể từ tiểu thuyết Những cây cầu ở quận Madison do Clint Eastwood đạo diễn đồng thời thủ vai nam chính đã mê hoặc hàng triệu khán giả. Bộ phim 135 phút được đánh giá là đã chuyển tải tinh thần của cuốn tiểu thuyết cô đọng 198 trang một cách hết sức tinh tế. Phim giành được nhiều giải thưởng lớn, trong đó có hai giải Quả cầu vàng cho Phim chính kịch xuất sắc nhất và Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (diễn viên Meryl Streep), Tượng vàng Osacar cho Nữ diễn viên xuất sắc nhất, Phim tiếng nước ngoài hay nhất giải thưởng Ruy băng xanh của Nhật Bản và giải Cesar của Pháp... Đây cũng là bộ phim có doanh thu kỷ lục thế giới.

Một cảnh trong phim Những cây cầu ở quận Madison chiếu tại Cà phê Điện ảnh tối 24/2/2019

Tại sự kiện, công chúng yêu điện ảnh đã có những đối thoại mở, thú vị về bộ phim Những cây cầu ở quận Madison. TS Lê Thị Minh Lý, Uỷ viên Hội đồng Di sản Quốc gia, nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hoá phát biểu: “Câu chuyện tình ngọt ngào mà bộ phim kể đã mang đến cho người xem một thông điệp nhân văn, rằng quan hệ ngoài vợ ngoài chồng có giá trị của nó, hãy để giá trị đó tồn tạị ôn hoà với những giá trị khác, không xung đột với những giá trị khác. Đây là bộ phim hay nhất trong tất cả những bộ phim tôi từng xem. Tôi đã xem đi xem lại bộ phim này không dưới mười lần. Một điều tôi chia sẻ thêm, đó là tôi đã có dịp đến thăm cây cầu mà bộ phim lấy làm bối cảnh quay. Điều tôi tâm đắc là người ta đã rất tinh tế khi biến nơi đây thành một điểm đến của khách du lịch nói chung, những người yêu điện ảnh, yêu bộ phim Những cây cầu ở quận Madison nói riêng; đáng nói là họ đặt giá trị văn hoá lên trên hết, không hề để yếu tố thương mại, thị trường làm vẩn đục”.

Nhiều bạn trẻ đều đồng tình cho rằng: Không nên xem bộ phim bằng con mắt của nhà đạo đức. Tình yêu là một đặc ân của tạo hoá. Một khoảnh khắc nào đấy mà người ta thực sự yêu và được yêu thì nó có giá trị hơn cả cuộc đời họ cộng lại. Với tình yêu, không ai là tội đồ. Có những điều bên ngoài có vẻ rất đúng nhưng bên trong lại rất sai; có những điều bên ngoài có vẻ rất sai nhưng bên trong lại rất có lý. “Anh biết em có những giấc mơ, những giấc mơ mà anh không có khả năng hiện thực hoá cho em. Chính điều này làm anh yêu em hơn”. Trước khi mất, người chồng của người đàn bà trong phim đã nói với vợ những lời nhân văn như thế, hà cớ gì người xem lại dùng cái gọi là đạo đức để phán xét cô ta?

Nhà văn Trần Thị Trường chia sẻ: “Mỗi con người muốn yêu được tha nhân/nhân loại thì trước hết phải biết yêu bản thân mình. Đừng quá chiều chuộng, thả lỏng bản thân, nhưng nếu kiểm soát bản thân quá chặt chẽ thì sẽ đánh mất những cơ hội được thăng hoa, được là chính mình”.

Sự kiện chiếu và thảo luận về bộ phim Những cây cầu ở quận Madison mở đầu chương trình phim 2019 của Cà phê Điện ảnh.

LỘC VĨNH

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)