Những ngày cuối năm, chúng tôi rong ruổi trên cung đường Tây Bắc quanh co để đến với Thủy điện Bản Chát - một trong những công trình thủy điện quan trọng nhất trên bậc thang Thủy điện sông Đà. Trước mắt chúng tôi Thủy điện Bản Chát xuất hiện sừng sững giữa bao la đất trời. Khi chúng tôi bước chân vào trong nhà máy, nhiều người đã phải thốt lên kinh ngạc trước sức lao động của con người để có một công trình hiên ngang cùng tuế nguyệt như ngày hôm nay. Từ khi Thủy điện Bản Chát đưa vào sử dụng (năm 2013) đã góp phần to lớn trong việc phòng chống lũ, cung cấp nước cho hạ du và đóng góp một phần sản lượng điện lớn cho miền Bắc và cả nước.
Thủy điện Bản Chát được xây dựng trên sông Nậm Mu - là phụ lưu cấp một của sông Đà, thuộc địa phận xã Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
Đây là công trình đặc biệt quan trọng trong việc phòng lũ, cung cấp nước cho hạ du và đóng góp một sản lượng điện lớn, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung.
Từ đập tràn xả lũ nhìn về phía hạ lưu là những bản làng của người Thái (bản Chát), nơi dòng nước sau khi đi qua tua bin phát điện lại được chảy về sông Nậm Mu mang đến một bức tranh đẹp tuyệt vời giữa một công trình đồ sộ và sừng sững của đất trời Tây Bắc.
Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT)
Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)
Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)
Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)
Nguyễn Quang Sáng được biết đến là nhà văn có lối viết mang đậm chất Nam Bộ. Giọng văn của ông mộc mạc, hồn hậu, tự nhiên nhưng có chiều sâu như chính tính cách của đất và người Nam Bộ.
Nghệ thuật múa rối Việt Nam từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa dân tộc.
Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần giáo dục lòng yêu nước, bồi đắp tình yêu biển, đảo
Với nội dung phong phú, sinh động, các dòng tranh đều thể hiện ước vọng ngàn đời của người dân hướng tới cuộc sống tốt đẹp, hòa bình, ấm no, hạnh phúc.
Với mong muốn khuyến khích các thế hệ đạo diễn, nghệ sĩ hoạt hình trẻ tiếp tục theo đuổi đam mê, mang tới cho khán giả nhiều dự án phim hoạt hình mãn nhãn,
Thể loại kì ảo sử thi vẫn rất mới mẻ đối với người viết trong nước, điều này mở ra cơ hội lớn cho bộ tiểu thuyết
Bộ sách có minh họa tươi sáng, gần gũi, mang đậm màu sắc Việt, giúp các em nhỏ thêm yêu mến và trân trọng nét đẹp làng nghề truyền thống
Chủ đề chính của VFCD năm nay là Tái tạo, bao gồm ba trọng tâm: môi trường, cộng đồng và không gian, và văn hóa và di sản.
Dự án 8 được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần bảo vệ, chăm sóc cho phụ nữ và chị em gái tại các xã và thôn đặc biệt khó khăn thực hiện bình đẳng giới.
Không giới hạn về đề tài, phong cách, Ngày rộng 4 đem đến những góc nhìn đa chiều về thời gian, văn hoá, cuộc sống, con người, tình yêu…