Điều ấn tượng khi tôi đến Binh chủng Đặc công Anh hùng vào một ngày se lạnh là hình ảnh những tấm áo và khuôn mặt sũng mồ hôi của các nữ chiến đấu viên đặc công tuổi đời còn khá trẻ đang say sưa luyện tập trên thao trường. Những bài tập khắc nghiệt như múa côn, leo tường bằng sào tre, vượt qua hàng rào thép gai, thả mình trên dây từ tầng 5 tòa nhà xuống đất, nhảy qua rào lửa… tưởng như rất khó ngay cả với nam giới nhưng các chị thực hiện một cách thuần thục mà không hề có một chút e ngại nào. Để có được những kĩ năng đó các cô gái đặc công đã phải trải qua quá trình khổ luyện, đánh đổi bằng biết bao mồ hôi, và cả những thú vui đời thường trong cuộc sống.
Nữ chiến đấu viên Phạm Thị Thanh Tâm với nụ cười tươi rói sau giờ huấn luyện hóm hỉnh: Là con gái ai cũng có nhu cầu làm đẹp, việc huấn luyện trên thao trường nắng gió đã cho chúng em làn da bánh mật mà không phải ai cũng có (cười). Những đôi tay, đôi chân chai sần, trầy xước sau hững buổi đu dây, vượt hàng rào thép gai, leo tường… thì như cơm bữa. Nhưng bằng tình yêu Tổ quốc và ý thức trách nhiệm về màu áo trên vai nên chúng em đã vượt qua để ra sức luyện rèn, phát huy truyền thống của đơn vị.
Phát huy truyền thống Anh hùng của đơn vị, các cô gái của Binh chủng Đặc công ra sức luyện rèn không kể thời tiết.
Những bài tập khắc nghiệt tưởng chừng nguy hiểm nhưng các cô thực hành hết sức thuần thục.
Thực hành bắn súng trên thực địa.
Lớn hơn chút nữa những câu chuyện ma của mẹ không còn đủ cho tôi. Tôi sà vào cắt ngang các cuộc nói chuyện của mẹ với mấy bà hàng xóm để hóng đòi nghe chuyện ma... (ĐINH PHƯƠNG)
Tôi là một người lính từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và chống quân Trung Quốc xâm lược ở dọc tuyến biên giới phía Bắc... (LƯƠNG LIỄM)
Nhắc đến nhà thơ Vũ Cao, người ta thường "đóng đinh" ông với bài thơ Núi Đôi. Nhưng cũng có khi người ta say sưa với Núi Đôi mà quên đi cái ông tác giả Vũ Cao nào đó?
Trong cuộc đời viết văn, có tác giả gặp được “nguyên mẫu lí tưởng” đầm đìa số phận ở đời thực, chỉ cần kể tả lại cũng thành nhân vật truyện ngắn, tiểu thuyết hay... (SƯƠNG NGUYỆT MINH)
Triển lãm kéo dài đến ngày 30/05/2022, tại Không gian văn hoá nghệ thuật 22 Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Chương trình sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 05 – 15/05.
Vẫn là Mai Đại Lưu, vẫn là nỗi niềm của anh. Những biểu lộ của anh Trong rừng sâu vẫn là một hành động vô tư đến mức gần như lơ đãng, nhưng âm vang của khối cảm xúc lơ đãng ấy biểu lộ chính con người Lưu mà không ngôn từ nào có thể định hình được.
Triển lãm đang diễn ra tại Không gian nghệ thuật HAKIO – Let’s Art, số 38, Trần Cao Vân, P.6, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.
Triển lãm khai mạc ngày 22/04/2022 tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, 42 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đây là lần đầu tiên giải thưởng này trao cho các nhà văn Việt Nam có tác phẩm chuyển ngữ sang tiếng Hungary.
Dự án diễn ra từ 16 – 17/04 và 23 – 24/04/2022 tại Nhà hát Tuổi Trẻ, 11 Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Năm nay, hai nhà văn Việt Nam được giải thưởng văn học sông Mekong lần thứ 12 là nhà văn Hoàng Thế Sinh với tiểu thuyết Cánh đồng Chum mùa hoa ban và nhà văn Nguyễn Văn Hồng với tiểu thuyết Pailin thời máu lửa.
Là một trong những đầu sách viết về chủ đề đại dịch Covid-19, tập thơ Đêm Trắng (NXB Hội Nhà văn) của nhà thơ Vũ Trọng Thái đã góp thêm một tiếng nói về cuộc chiến chống dịch của nhân dân Việt Nam.
Ngày 17/02/2022, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam – Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã nhận được thư đề nghị ông đề cử tác giả Việt Nam để xét giải Nobel văn chương năm 2022 từ Ủy Ban Nobel (thuộc Viện Thụy Điển).