Dòng chảy

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 977 (cuối tháng 11/2021)

Thứ Hai, 15/11/2021 11:01

 “…Tôi không ủng hộ xu hướng bỏ phố lên rừng. Xu hướng này có hại cho rừng rú hơn là có lợi. Bảo vệ rừng tốt nhất là ai ở đâu ở yên đấy. Thú thiệt là cho đến khi làm Tổng thư kí toà soạn Báo Thanh Niên, tôi vẫn chưa có được một chỗ ở thật sự là của mình. Tôi đến đây vì đất hoang ở đây rất rẻ, chỉ khoảng 200 triệu/1ha mà không có người mua. Cái vườn của tôi gần 3ha tôi mua với cái giá chưa bằng nửa một căn chung cư cấp thấp ở Sài Gòn. Tôi không có làm trang trại gì cả mà chỉ xây một căn nhà gạch cấp 4 để ở, sử dụng khoảng 1/3 đất để trồng cây nuôi chó và heo gà, còn lại bảo tồn sự hoang dã cho chim chóc về trú ngụ. Cây rừng bản địa tại đây từ từ hồi phục, tôi cũng trồng thêm cây rừng và một số cây ăn quả bản địa trồng từ hạt. Rồi nó bắt đầu trở thành vườn rừng…”

Tạp chí VNQĐ số 977 sẽ được mở đầu với bài trò chuyện vô cùng thú vị, hấp dẫn giữa nhà văn Đỗ Tiến Thuỵ và nhà báo Hoàng Hải Vân mang tên Sinh thái, dịch bệnh và văn chương.

Phần Văn xuôi sẽ được tiếp tục với các truyện ngắn: Đường biên của Quyên Gavoye, Một đêm nhớ đất của Hồ Thị Linh Xuân, Én liệng Truông Mây của Phạm Hữu Hoàng; bút kí Kí ức binh nhì của Trần Thị Mai Trang; kí ức chiến trường Tình đầu của tôi của Châu La Việt.

Đường biên là những câu chuyện nhỏ thú vị nhưng rất đáng suy ngẫm mà một nhân vật sợ độ cao, sợ đi máy bay đã trải qua trong lần đầu tiên đi máy bay ở độ tuổi đã lên ông lên bà. Truyện đã đưa đến những quan niệm sâu sắc về khái niệm đường biên. Đó không phải là một hàng rào dây thép gai, một bức tường bằng bê tông, đó cũng không phải là một hàng rào bằng hoa hồng. Có cái gì đó giống như tiếng thì thầm của những người qua đường dừng chân trước hàng rào hoa hồng leo… và có thể có cả tiếng khóc của em bé vừa được sinh ra trên máy bay…

Một đêm nhớ đất gây ấn tượng bởi giọng văn gần gũi, cảm xúc và cả sự mơ hồ, huyền ảo. Cuộc gặp gỡ giữa chàng trai xa nhà lâu ngày về quê đi soi bù tọt và một linh hồn còn nặng lòng với mảnh đất cha sinh mẹ đẻ đã hé lộ câu chuyện nhiều thăng trầm về một vùng đất với những phận người…

Én liệng Truông Mây tái hiện một cuộc tình đẹp mà nhiều éo le, bất hạnh bởi thời cuộc. Thế kỉ 18, ở Đàng Trong chúa Nguyễn Phúc Khoát ăn chơi hưởng lạc. Triều đình hủ bại rối ren. Bọn quan lại trong triều ngoài cõi bất chấp thủ đoạn vơ vét, kiếm chác. Mối tình tuyệt đẹp của Nàng Trúc Nhã và chàng Vi Thượng bị chia cắt bởi những tên quan bất tài háo sắc như Đinh Phiệt, hay người phản trắc tình bạn như Lía. Liệu họ có thể trở về bên nhau sau những đoạn trường cay đắng?

Phần Thơ với sự góp mặt của các tác giả: Nguyễn Giúp, Lê Na, Trần Thị Huê, Ngô Thanh Vân, Trịnh Kim Hiền, Nguyễn Vương Huy, Vi Chôồng, Nguyễn Sơn Trường, Nguyễn Kiên Thuỵ.

Mỗi trang thơ sẽ mở ra những không gian của lịch sử, văn hóa, cùng với đó là tình yêu quê hương, đất nước - một giá trị vĩnh hằng bất biến qua thời gian. Đời sống đương đại hôm nay với những vui buồn, trăn trở về tình yêu, thế sự, con người cũng được các tác giả đi sâu khai thác, khám phá để tìm ra những giá trị của đời sống và nghệ thuật qua các tác phẩm.

“Thơ trong những tập thơ” là bài viết Với giấc mơ “Làm sao cổ tích tiếng đàn” của Đỗ Trọng Khơi giới thiệu về thi tập Lục bát mỗi ngày của Đặng Vương Hưng.

Phần Văn học nước ngoài giới thiệu truyện ngắn Tuổi mười tám rời nhà đi xa của nhà văn Dư Hoa do Châu Hải Đường dịch từ nguyên bản tiếng Trung.

Phần Bình luận văn nghệ có sự tham gia của các tác giả: Phan Trọng Thưởng, Đặng Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Tịnh Thy, Hàn Giang, Nguyễn Chí Hoan, Đặng Thái Hà.

Cho đến nay, các câu hỏi “Có hay không có văn hóa toàn cầu?”, “Có hay không có toàn cầu hóa văn hóa?”... mặc dù đang còn nhiều cách lí giải khác nhau xuất phát từ thực tế ở mỗi quốc gia và mỗi nền văn hóa thì vẫn luôn luôn được các nhà nghiên cứu ở các quốc gia quan tâm lí giải. Bài viết Văn hóa và văn nghệ trong tiến trình giao lưu, hội nhập quốc tế sẽ luận bàn kĩ lưỡng về vấn đề này.

Việt Nam là một dân tộc yêu thơ. Thơ Việt đã có nhiều khúc quanh, nhiều ngã rẽ, song chưa bao giờ lại đứng trước những thách thức lớn như bây giờ. Ở thời điểm này, một cái nhìn toàn cảnh về thơ Việt Nam sau 1986 là thực sự cần thiết. Bài viết Thơ Việt Nam từ sau 1986 - một cái nhìn toàn cảnh sẽ đưa đến một khảo sát cho bạn đọc.

Tiếng người trong văn là tiếng của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh về cuộc đời văn chương của mình từ đọc văn, học văn, dạy văn, viết văn cho đến đàm luận về văn chương. Trong 18 mảnh hồi ức, Nguyễn Xuân Khánh không cốt ôn nghèo kể khổ, chỉ đơn giản là nhắc lại niềm đam mê như một cái nghiệp mà ông theo đuổi từ khi còn là cậu bé ngây thơ cho đến khi trở thành một nhà văn dạn dày mưa chan nắng cháy của cuộc đời. Bài viết Nghe tiếng người trong văn sẽ có những phân tích sâu sắc về cuốn sách này.

Bên cạnh đó là những bài viết thú vị đề cập đến các vấn đề của văn học, nghệ thuật, những chân dung nhân vật - tác phẩm tiêu biểu của nền nghệ thuật đương đại hôm nay.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 977 dày 120 trang dự kiến sẽ phát hành ngày 20/11/2021. Thân mời các bạn đón đọc!

Văn

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy

Nhà báo Hoàng Hải Vân:

Sinh thái, dịch bệnh và văn chương

Quyên Gavoye

Đường biên

Trần Thị Mai Trang

Kí ức binh nhì

Châu La Việt

Tình đầu của tôi

Hồ Thị Linh Xuân

Một đêm nhớ đất

Phạm Hữu Hoàng

Én lượn Truông Mây

 

Thơ

Nguyễn Giúp

Muối; Vệt rừng; Quê cũ

Lê Na

Ông lão bán điếu; Ngang qua miền Trung

Trần Thị Huê

Nỗi nhớ của em căng buồm phía biển; Chật

Ngô Thanh Vân

Cánh đồng tôi

Trịnh Kim Hiền

Con đường trong mơ; Qua lối tắt cánh đồng

Nguyễn Vương Huy

Quê hương; Rơi xuống; Chiều thị xã Cai Lậy

Đỗ Trọng Khơi

Với giấc mơ “Làm sao cổ tích tiếng đàn”

(Đọc Lục bát mỗi ngày của Đặng Vương Hưng)

Vi Chôồng

Họa mi này còn hót hay thôi;

Người nón trắng này chờ ta với;

Nàng Ùa Piểm hái dâu ven suối

Nguyễn Sơn Trường

Chớp mắt; Trời mưa xem tranh “người quốc họa”

Nguyễn Kiên Thụy

Mưa chiến trường;

Người lính trẻ dưới chân thành Cửa Bắc

 

Văn học nước ngoài

Dư Hoa

Tuổi mười tám rời nhà đi xa (Châu Hải Đường dịch từ

nguyên bản tiếng Trung)

 

Bình luận văn nghệ

Phan Trọng Thưởng

Văn hóa và văn nghệ trong tiến trình giao lưu, hội nhập

quốc tế

Đặng Thu Thủy

Thơ Việt Nam từ sau 1986 - một cái nhìn toàn cảnh

Nguyễn Thị Tịnh Thy

Nghe tiếng người trong văn

Hàn Giang

Đợi bọn mọi: Đợi “đóa hoa đen của nền văn minh”

mãn khai?

Nguyễn Chí Hoan

Abdulrazak Gurnah và hành trình viết để vượt qua nỗi

đắng cay của cuộc đời

Đặng Thái Hà

Sự im lặng của mùa hè - bi ca về tự nhiên

 

Minh họa, ảnh

Bìa 1: Hương sắc mùa thu

Tranh của họa sĩ Nguyễn Văn Đức

Minh họa: Đỗ Dũng, Lê Trí Dũng,

Bùi Quang Đức, Tào Linh, Phạm Minh Hải,

Đặng Tiến, Nguyễn Đăng Phú, PV...

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Có nhân vật chỉ là dáng dấp của nguyên mẫu, có nhân vật là nguyên mẫu đã sống và chiến đấu cùng tôi, suốt những năm tháng ở rừng... (VŨ NGỌC THƯ)