Dòng chảy

Giao lưu, triển lãm sách báo "Những năm tháng không quên"

Thứ Năm, 21/07/2022 06:12

Nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày thương binh liệt sĩ 27/7/1947-27/7/2022, để tỏ lòng tri ân đến các anh hùng liệt sĩ và những người có công với cách mạng, Thư viện Quân đội đã tổ chức trưng bày triển lãm sách, báo và giao lưu với vợ chồng Đại tá, nhà văn Chu Lai - Đại tá, nhà văn Vũ Thị Hồng xung quanh những câu chuyện bên lề về sự ra đời của cuốn sách Mưa đỏ

Thiếu tướng Lê Xuân Sang - Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị đã tham dự sự kiện. Dự triển lãm và giao lưu còn có đông đảo khách mời, bạn đọc, các cựu chiến binh chiến đấu tại Quảng Trị...

Triển lãm và giao lưu có chủ đề chính là "Những năm tháng không quên".

Gần 500 ấn phẩm được trưng bày là những tài liệu qúy báu mà Thư viện Quân đội đã dày công sưu tầm và lưu giữ trong mấy chục năm qua, nhằm giúp cán bộ, chiến sĩ hiểu sâu sắc hơn về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng là vinh dự, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội chính trị và của mọi người, của thế hệ hôm nay và mai sau.

Thượng tá Mạc Thùy Dương, Giám đốc Thư viện Quân đội cho rằng: Đảng, Nhà nước, Quân đội, nhân dân ta luôn trân trọng, đánh giá cao những cống hiến, hi sinh to lớn của đồng bào, chiến sĩ đối với Tổ quốc, đồng thời chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với thương binh, liệt sĩ và những người có công với cách mạng. Đây là hoạt động tưởng nhớ đến các anh hùng, thương binh, liệt sĩ, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người có công với cách mạng, thể hiện truyền thống nhân đạo, đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

Vợ chồng Đại tá, nhà văn Chu Lai - Đại tá, nhà văn Vũ Thị Hồng chia sẻ những câu chuyện xung quanh cuốn sách Mưa đỏ của ông tại triển lãm.

Trong phần giao lưu Đại tá, nhà văn Chu Lai đã chia sẻ về hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của tên gọi cuốn sách - Mưa đỏ: Là người viết nhiều về chiến tranh nhưng bối cảnh chính của tôi là chiến trường Đông Nam Bộ, nơi tôi cùng đồng đội đã sống và chiến đấu. Đề tài Thành cổ Quảng Trị là một đề tài mới với tôi và để có cảm hứng viết cuốn sách Mưa đỏ tôi đã cùng bà xã lặn lội về tận nơi đã diễn ra những trận chiến ác liệt đó để thực tế. Cũng may trong chuyến đi đó tôi đã gặp gỡ được nhiều nhân chứng sống để từ đó bằng trí tưởng tượng tôi đã khắc họa thành công các tuyến nhân vật trong cuốn tiểu thuyết của mình. Và nhân vật trong truyện có tên là Hồng tôi lấy nguyên mẫu từ bà xã của tôi. Tựa đề Mưa đỏ có nghĩa là cơn mưa máu hay còn mang một ý nghĩa khác là bản giao hưởng đỏ. 

Cuộc gặp gỡ với anh em cựu chiến binh Trung đoàn 48 Thạch Hãn tại buổi giao lưu làm nhà văn Chu Lai bất ngờ, ông tỏ ra tiếc nuối khi không được gặp họ sớm hơn để làm phong phú hơn tư liệu cho cuốn sách Mưa đỏ.

Còn Đại tá, nhà văn Vũ Thị Hồng chia sẻ những khó khăn và sự đồng cảm của mình với chồng: Khi nhà văn Chu Lai chọn đề tài chiến tranh tại Thành cổ Quảng Trị không đúng với sở trường của mình tôi cũng rất lo lắng, nhưng luôn đồng hành cùng anh. Với lòng tận tụy và nhiệt huyết anh đã vượt qua nhiều thách thức để ra mắt thành công cuốn sách Mưa đỏ được nhiều độc giả đón nhận. Là một phóng viên, đồng thời tôi cũng là một biên tập viên sách kì cựu nên các tác phẩm của nhà văn Chu Lai tôi đều được anh dành cho sự ưu ái là độc giả đầu tiên. Lần đầu đọc bản thảo Mưa đỏ tôi đã thật sự xúc động bởi anh đã khắc họa được sự gian khổ, hi sinh của đồng chí, đồng đội tôi trong mặt trận Quảng Trị năm 1972.

Trong buổi giao lưu 2 vợ chồng Đại tá, nhà Văn Chu Lai - Đại tá, nhà văn Vũ Thị Hồng còn bật mí nhiều điều, trả lời  các câu hỏi của độc giả xung quanh cuốn tiểu thuyết Mưa đỏ.

Triển lãm phục vụ bạn đọc đến hết ngày 30/7/2022.

Với mỗi người Việt Nam, tháng 7 là tháng của sự biết ơn với lớp lớp cha anh đi trước, chương trình "Những năm tháng không quên" như một bó hoa, một lời nhắc nhở thế hệ hôm nay nhớ đến công lao của cha anh đi trước, nhớ về những người đã ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Thực hiện: CHÍ TÀO

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Có nhân vật chỉ là dáng dấp của nguyên mẫu, có nhân vật là nguyên mẫu đã sống và chiến đấu cùng tôi, suốt những năm tháng ở rừng... (VŨ NGỌC THƯ)