Cửa sổ văn nghệ

Tiểu thuyết Số đỏ được dịch và phát hành tại Đức vào đầu năm 2022

Thứ Ba, 14/12/2021 10:47

Sau một số năm làm việc, hai đồng dịch giả: Hoàng Đăng Lãnh và Rodion Ebbighausen (người Đức) đã hoàn thành dự án dịch tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng sang tiếng Đức vào năm 2021. Hiện, cuốn sách đã in xong và được phát hành tại Đức từ tháng 1/2022.

Bên trong cuốn sách Số đỏ bản tiếng Đức.

Dịch giả Hoàng Đăng Lãnh từng dịch một số tác phẩm văn học Đức sang tiếng Việt và được đánh giá là một dịch giả có uy tín. Còn dịch giả Rodion Ebbighausen trước đó từng hợp tác với dịch giả Nguyễn Xuân Hằng trong việc dịch hợp tuyển truyện ngắn Việt Nam sang tiếng Đức, do Viện Goethe Hà Nội đầu tư tổ chức xuất bản.

Bìa tiểu thuyết Số đỏ phiên bản tiếng Đức.

Lần này, hai dịch giả hợp tác dịch tiểu thuyết “Số đỏ”, và được Quỹ Dịch giả Đức tài trợ kinh phí. Dịch giả Rodion Ebbighausen cho rằng, văn chương của Vũ Trọng Phụng, trong đó có tác phẩm “Số đỏ”, đánh dấu bước khởi đầu của Văn học Việt Nam, cho dù lúc đầu bị tịch thu, nhưng qua thời gian đã chứng tỏ là một tác phẩm văn học quan trọng hàng đầu của Việt Nam cho tới nay. Đẳng cấp của khả năng truyền động lực qua ngôn ngữ, cách chơi chữ hóm hỉnh tài tình, và câu chuyện giàu sức tưởng tượng ấy chỉ có vài nhà văn Việt Nam đạt được từ bấy tới nay. Nội dung, tinh thần cuốn tiểu thuyết khá phù hợp với nhận thức của người Đức nói riêng và châu Âu nói chung, và đặc tính hài hước của nó khiến độc giả dễ thu hút tới một nền văn hóa nước ngoài. Và một phần không kém quan trọng nữa là vấn đề truyền thống và cách tân được đưa ra trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng khiến nó trở thành cuốn sách có tính toàn cầu.

“Số đỏ” sẽ có mặt tại Thư viện quốc gia Đức, cùng nhiều thư viện ở các địa phương nước Đức, bán trong các hiệu sách và bán trên nền tảng Amazon,…

KIỀU MAI

 

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Nỗi khắc khoải  khi môi trường bị bức hại

Nỗi khắc khoải khi môi trường bị bức hại

Những nhân vật, tất nhiên, được khúc xạ để khi bước vào tác phẩm khiến độc giả cảm thấy sự khác lạ, hấp dẫn, thông qua việc “làm mới” bằng cách dồn vài tính cách vào một để họ trở thành nhân vật điển hình của cuốn sách... (NGUYỄN VĂN HỌC)

Tiếng cười ngân dài từ tuổi thơ mình vọng lại

Tiếng cười ngân dài từ tuổi thơ mình vọng lại

Với con gái của nhạc sĩ Phạm Tuyên, các tác phẩm của ông viết cho thiếu nhi chính là câu chuyện cuộc đời của chị. Thế nhưng, hoá ra, đó cũng lại là câu chuyện cuộc đời của mỗi chúng tôi, những đứa trẻ sinh ra vào cuối chiến tranh và lớn lên qua thời bao cấp.

Bố tôi từ cuộc đời bước vào trang thơ

Bố tôi từ cuộc đời bước vào trang thơ

Những điệu chèo, câu văn của cha ông từ nghìn xưa đã thấm vào tôi từ tấm bé, để sau này lớn lên tôi làm thơ, những câu thơ lục bát mang âm hưởng hát chèo, hát văn thật lấp lánh và rõ rệt vô cùng... (HOÀNG ANH TUẤN)

Hoa dành dành trắng và những kí ức đời lính

Hoa dành dành trắng và những kí ức đời lính

Hồi mới bắt đầu tập tọe viết truyện ngắn, có lần tôi được nghe một nhà văn đàn anh nào đó nói, đại ý, khi viết truyện hoặc tiểu thuyết, chi tiết bắt gặp trong đời sống giống như những rễ chính của một cây giống... (NGUYỄN MẠNH HÙNG)