‘Tên bịp’ trên truyền thông mạng xã hội

Thứ Ba, 30/08/2022 07:32

Tờ Independent của Anh mới đây đã bị lừa khi đưa tin nhà văn người Ý Elena Ferrante qua đời. Theo đó, bài báo thông tin về cái chết của “lên sóng” vào khoảng 1h30 sáng hôm 25/8, nhưng đã nhanh chóng bị gỡ xuống sau đó.

Theo trang tin Folha De S.Paulo của Brazil, tin giả về cái chết của tiểu thuyết gia đã lan truyền trên Twitter vào đêm 25/8 sau khi nó được công bố trên một tài khoản “chơi khăm giả mạo” Editorial Lumen - nhà xuất bản phân phối tác phẩm của Ferrante bằng tiếng Tây Ban Nha. Một giờ sau đó, tài khoản giả mạo đã cập nhật hồ sơ với dòng mô tả: “Tài khoản này là một trò bịp do nhà báo người Ý Tommasso Debenedetti tạo ra”.

Sau khi tin tức giả được lan truyền, nhà xuất bản Europa Editions UK đại diện cho Ferrante đã có phản hồi trên mạng xã hội Twitter: "Trước những tin tức giả mạo về Elena Ferrante gần đây, chúng tôi cảnh báo độc giả cũng như báo chí rất cần xác minh trước khi xác nhận nguồn tin" Theo đó, Elena Ferrante là một nhà văn luôn luôn ẩn danh. Bà chưa bao giờ lộ mặt, và là “một phụ nữ không có khuôn mặt” mà danh tính chỉ được biết đến bởi nhà xuất bản E/O của mình.

Tuy thế, không ai từng thành công trong việc tiết lộ danh tính thực sự của Ferrante, mặc dù một số cái tên đã được đồn đoán. Đó là Domenico Starnone, biên kịch và tiểu thuyết gia người Neapolitan, hoặc là Anita Raja, một dịch giả người Ý. Thế nhưng gần hai năm trước, nhà báo Claudio Gatti đã đăng một tin sốt dẻo, xác định Raja chính là Ferrante, sau khi xem xét các tờ khai thuế và nhận định rằng tài sản của cô vượt ra khỏi mức thu nhập trung bình của một người trong nghề. Tuy thế chưa có thông tin chính thức nào được đưa ra.

Không chỉ Elena Ferrante, Debeneditti trước đây đã loan tin giả về cái chết của những nhân vật quan trọng như tiểu thuyết gia Cormac McCarthy, nhà văn Milan Kundera… Và đã giả mạo các chính khách như Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai, Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier, nhà văn Thụy Điển Henning Mankell, nhà văn Peru Mario Vargas Llosa, nhà văn Mĩ Don DeLillo, Thủ tướng Ý Mario Monti, Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha Cristóbal Montoro, Ngoại trưởng Vatican, Hồng y Tarcisio Bertone…

Các nạn nhân của trò lừa bịp kể trên bao gồm nhà văn Phillip Roth, Cormac McCathy và Don DeLillo.

Trò đùa của Tommaso Debenedetti bắt đầu từ hơn hai thập kỉ trước. Là một giáo viên lâu năm sống ở Rome và là con trai của một nhà phê bình văn học nổi tiếng người Ý, Debenedetti đã dành phần lớn thời gian ở tuổi 20 để viết các bài đánh giá cũng như tham gia phỏng vấn các nhà văn lớn, nhằm cố gắng xây dựng tên tuổi như một nhà báo.

Thế nhưng khi điều đó không xảy ra. Debenedetti bắt đầu tạo ra “một trò chơi khác”: đó là giả mạo các cuộc phỏng vấn với những cá nhân “khổng lồ” trong mảng văn học cũng như chính trị, chẳng hạn nhà văn Philip Roth, Noam Chomsky, Mikhail Gorbachev và Đạt Lai Lạt Ma. Lần đầu như hắn ta nhớ, là vào năm 2000 với "cuộc phỏng vấn" nhà văn người Mĩ Gore Vidal.

Bởi lẽ Debenedetti đã viết cho các tờ báo địa phương rất lâu trước đó nên có thể thực hiện kế hoạch mà không bị phát hiện trong suốt vài năm. Thế nhưng vào năm 2010, một người phỏng vấn từ tờ La Repubblica đã hỏi Roth về điều mà ông đã “nói” với Debenedetti vài tháng trước đó, chỉ đến khi đó thì toàn bộ sự việc mới được sáng tỏ .

Tuy thế dư luận đã có phản ứng vô cùng bất ngờ vào thời điểm đó, không nhìn nhận sự việc ở góc độ tiêu cực, những trò bịp bợm này đã không bị lên án và Debenedetti đã tự biện minh rằng đây là một kiểu “thử nghiệm xã hội”, là một kiểu kiểm tra cách mà các phương tiện truyền thông của Ý đã kém năng lực đến như thế nào khi để tin giả lên ngôi. “Tôi thích trở thành một nhà vô địch nói dối của nước Ý,” Debenedeti nói vào năm 2010, khi trả lời cuộc phỏng vấn đầu tiên sau cho tờ El País của Tây Ban Nha. “Tôi tin mình đã phát minh ra một ‘nghi thức’ mới và hi vọng có thể xuất bản cuốn sách nói về chuyện này”.

Debenedetti, theo đó thừa nhận bản thân đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về các chủ thể cho trò lừa bịp. Anh ta đã đọc cũng như nghiên cứu cuộc đời của các nhà văn, từ đó đăng tải thông báo có vẻ tin cậy, như trong trường hợp của tiểu thuyết gia đoạt giải Pulitzer Cormac McCathy, Debenedetti nói rằng: "Ông ta là một tác giả nổi tiếng nhưng sống ẩn dật. Vì thế cuộc đời của ông là một bí ẩn. McCarthy không được ‘công khai’, vì thế là một ‘đối tượng lí tưởng’ cho trò lừa bịp”.

Một vài vụ việc cũng đã thành công khi vào tháng 8 của năm 2012, Debenedetti sử dụng một tài khoản giả để tweet rằng Tổng thống Syria Assad đã qua đời, và ngay sau đó giá dầu thô đã tăng vọt lên. Thế nhưng mọi thứ vẫn chưa dừng lại. Debenedetti cũng đã “thử nghiệm” rất nhiều hình thức lừa bịp khác nữa.

Anh ta đã từng gửi những bức ảnh giả mạo của cố tổng thống Venezuela Hugo Chávez đến một số cơ quan báo chí, mà trong số đó tờ El País đã đăng bài sai lệch. Cũng trong năm đó, Debenedetti tạo ra tài khoản Facebook giả mạo của Giáo hoàng Francis và tác giả Almudena Grandes, ngoài ra còn có một blog giả mạo nhà văn người Ý nổi tiếng Umberto Eco.

Chân dung Tommaso Debenedetti.

“Tôi không thấy chán,” Debenedetti nói với tờ The Post. “Tôi đã liên tiếp tạo ra những trò lừa bịp bởi vì bất kì ngày nào, bất kì tuần nào… mọi người đều tin vào giới báo chí trên khắp thế giới”. Tuy nhiên điều đó đã không hoàn toàn chính xác. Trước khi vụ “bịp” McCarthy diễn ra thành công, anh ta đã nhắm đến nhà văn Peru đoạt giải Nobel Mario Vargas Llosa như một trong những ‘chiến công’ của mình. Mặc cho những sự tin tưởng, thế nhưng điều đó chỉ được “truyền tai” trên các phương tiện truyền thông bằng tiếng Tây Ban Nha, chứ không phải toàn thế giới. Đây không phải là mớ rắc rối đầu tiên của Debenedetti, và Vargas Llosa cũng đã nhắc đến vụ này trong tập tiểu luận Ghi chú về cái chết của văn hóa được in vào năm 2015 của mình.

“Anh ta thực sự là một anh hùng của thời đại chúng ta ư?” Vargas Llosa viết - với kiểu châm biếm thường trực quen thuộc. Ông ngay sau đó cho thấy đó không phải là một lời khen. “Anh ta bào chữa cho những hành vi của mình bằng một nghịch lí có phần thú vị: 'Tôi đã nói dối, nhưng cũng là để nói lên sự thật'. Nhưng, có gì là thật? Chúng ta đang sống trong một thời kì đầy sự trêu ngươi, trong đó bất kì hành vi phạm tội nào nếu gây ra được nụ cười và làm hài lòng vừa đủ vài người thì nó đều được tha thứ”.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Guardian vào năm 2012, Debeneditti cho biết những dòng Tweet giả mạo đã được thúc đẩy bởi các mong muốn phơi bày “mức độ yếu kém của giới truyền thông Ý”. Anh ta cũng cho biết bản thân có đến… 13 tài khoản Twitter giả mạo hiện đang hoạt động. “Thật thú vị khi khám phá ra những khía cạnh khác của mạng xã hội. Tôi đã nhúng tay vào vụ giả mạo Philip Roth vào năm 2012, một năm sau đó là Bob Dylan, và rồi lại đến Don DeLillo”. Những trò lừa bịp trên Internet và tin tức giả mạo đột nhiên trở thành một vấn đề quan trọng, được nhiều người quan tâm chú ý. Thế nhưng khi được hỏi về những điểm tốt - xấu đến từ những cơn hoảng loạn tập thể về thông tin sai lệch, kẻ tạo nên hàng loạt vụ lừa bịp nói: “Cuộc chiến chống tin tức giả là một ý hay, nhưng mạng xã hội sẽ luôn như vậy”.

“Giờ đây một số người tin rằng mạng xã hội đáng tin cậy hơn, và hậu quả là nhiều người vẫn tiếp tục tin vào những trò bịp”.

NGÔ MINH Dịch theo nhiều nguồn

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)