Năm mới học cách loại bỏ thói quen “trữ sách”

Thứ Hai, 06/02/2023 11:10

Khi ông nội Moe của tôi qua đời, phải mất đến hàng tháng trời và nhiều chuyến xe qua lại để dọn sạch đống giấy mục nát và hàng triệu con chữ đã từng hiện diện trong nhà của ông. Trong số hàng vạn cuốn sách được xếp trên kệ, chỉ khoảng đâu đó một nghìn cuốn sách là còn “cứu” được. Một anh chàng mà ông quen biết đã đến và nhặt những thứ còn lại và biến chúng thành “Moe's Bookmobile” - một dạng trình diễn - nghệ thuật kết hợp với dịch vụ công mà tất cả chúng tôi đều thấy nó đi theo đúng tinh thần của ông.

Patrick Modiano và gia tài sách.

Thứ tinh thần ấy có thể tóm gọn trong câu nói sau: “Có quá nhiều sách mà có quá ít thời gian để đọc”. Thật vậy, lần đầu ông nhìn thấy nó trên chiếc li đã bạc dần màu trong khu đồ gia dụng của siêu thị Goodwill, chắc hẳn ông đã sửng sốt như người bắt gặp được ánh hào quang của một vị Thánh. Giờ đây, trong font chữ Comic Sans được viết nổi bật bằng màu đỏ đậm, triết lí của ông vẫn đang hiện diện như kề bên tôi.

Và cho dù bắt nguồn từ tuổi thơ khác thường, quá trình trưởng thành đặc biệt hay điều gì đó thật bí ẩn hơn, thì thói quen đọc sách của ông Moe đều… thật kì lạ. Ông đọc không ngừng, gần như cuồng tín và cũng tạp nham. Ông đọc liên tục đến độ đáng sợ, ngay cả khi lái chiếc Jalopy. Ông đọc mà mặc ánh nắng trong “nhà kho sách” - có lẽ là một nỗ lực dũng cảm của bà nội tôi để ngăn tình trạng hỗn loạn - trong sân ngôi nhà. Ông đọc xen kẽ nhiều cuốn trong cùng một lúc, mỗi tay cầm lấy một cuốn, trong khi dán mắt vào phim truyền hình trong phòng ngủ riêng.

Ông liệu có “thích đọc” không? Thích mùi sách không? Gần như là không, bởi lẽ sau một vài mùa đông ở California, hầu hết thư viện của ông chỉ toàn nấm mốc và hàng đàn chuột. Vấn đề là, nếu có chăng nữa, thì đó dường như chỉ là một sự nhồi nhét càng nhiều càng tốt trước khi hư vô chủ nghĩa đem ông đi mất. Việc đọc của ông điên cuồng và đầy bồn chồn.

Câu khẩu hiệu đó giống như dòng chữ trên các áo thun thập niên 90 trên khắp đất nước, nó có lẽ có liên quan đến nỗi sợ chết không hề giấu giếm. Trong mọi trường hợp, đó là thái độ mà ông áp đặt lên gia đình mình. Bất kì chuyến viếng thăm nào đến nhà của ông đều có nghĩa là tôi thấy trên giường có một đống sách: từ Patricia Highsmith, Voltaire, Nora Roberts, Richard Feynman… cho đến Sự suy tàn và sụp đổ của cả Đế chế La MãFrugal Gourmet (tạm dịch: Người sành ăn thanh đạm). Tại ngôi nhà đó, ông đọc với vẻ sốt sắng như thiếu niềm vui gần như cưỡng bách. Mục tiêu của ông không phải để đọc, mà là “đã đọc”; để vượt qua được chính mình khi những hạt cát trong chiếc đồng hồ đang dần rơi xuống.

Ngoài ba trường hợp gần như bí ẩn thường được ông nhắc: Tấn trò đời của Balzac, Tự truyện của Benvenuto CelliniMy Life and Loves của Frank Harris, thì những cuốn khác ông chưa bao giờ có dịp đọc lại. Nhưng ông cũng không dừng việc tích trữ thêm sách. Ông mượn, mua và cất giữ chúng cho đến khi mà toàn bộ căn nhà đã được bao phủ bởi hàng kệ sách xập xệ chất chồng những cuốn mốc meo và nhiều thể loại, từ những tác phẩm đạo đức thời Victoria cho đến hướng dẫn luyện thi SAT và thậm chí có cả danh bạ điện thoại. Mỗi ngày của ông là chuyến hành trình đi đến thùng quyên góp của thư viện địa phương và cửa hàng sách cũ, nơi, trong bộ áo liền quần của thợ cơ khí, với mái tóc trắng bù xù giống Andrew Jackson, ông được coi là nhân vật vô cùng đáng yêu.

Kho sách đồ sộ của tiểu thuyết gia Umberto Eco.

Cho đến tận nay, khi tôi phải rời khỏi căn hộ thì sự đau đớn khi phải cho đi những cuốn sách kia vẫn luôn còn đó. Và trong nhiều năm, khi tôi viết nguệch ngoạc các tựa sách ấy lên khắp khăn ăn, quan tâm nghiêm túc các bài phê bình và đọc lướt qua các bài điểm sách… Đôi khi tôi thấy mình đang chạy đua với những đỉnh cao là những cuốn sách vĩ đại, những cuốn sách hay và những cuốn sách mà mọi người thích hoặc đang bàn tán hoặc thậm chí ghét vô cùng dày đặc. Những tựa sách ấy vẫn đang còn đó, một cách tự mãn, luôn nằm trong các danh sách TBR (To be read, Sắp đọc) trong sổ kế hoạch của tôi năm này kéo qua năm khác.

Tháng Giêng này, vì rất nhiều người trong chúng ta thường đặt mục tiêu cải thiện bản thân, nên tôi tự chọn cách giải thoát mình. Rằng sau một đời chỉ toàn “leo núi”, giờ đây tôi rất vui sướng khi được dừng lại và ngắm cảnh quan. Trong thời gian dài tôi cũng đã như những người khác kia, đo lường bản thân dựa trên những gì mình chưa đạt được. Đó là nguyên tắc mà không ai thắng, khi đề cao số lượng càng nhiều càng tốt, nhưng lại cần nhiều quyết tâm để thực hiện nó.

Tôi không biết liệu quyết tâm này bắt nguồn lúc nào - nhưng đó gần như đã đến với tôi từ khi ông mất, nhưng cũng có nhiều khả năng là từ khi tôi có con và bắt đầu nghĩ đến việc lập di chúc. Nhưng dù sao đi nữa, tôi đã có danh sách đọc đang chạy trong đầu của mình một lúc lâu rồi. Nó gồm những cuốn mà tôi đã biết, hoặc ít nhất là tôi tin rằng, bản thân sẽ chết nếu không đọc nó.

Hiện tại list này bao gồm một số tiểu thuyết ở dạng thơ và kịch, một vài tác phẩm theo chủ nghĩa hiện đại và một vài tác phẩm kinh điển được viết từ lâu. Không cần quan trọng rằng họ là ai - mọi người lại đều khác nhau, có thể một ngày nào đó tôi thức dậy và lại thấy mình yêu thích Doris Lessing thì sao?

Nếu bạn hỏi, bạn sẽ thấy hầu hết mọi người đều có một số danh sách cuốn sách mà họ sẽ từ chối đọc suốt cả đời mình. Đối với một độc giả nọ mà tôi thân quen, tôi biết đó là Moby Dick, một người bạn khác của tôi thì cũng thẳng thừng từ chối đọc bất kì tác phẩm nào của David Foster Wallace. Bố tôi nói rằng ông ấy đã thử Chiến tranh và Hòa bình trong thời đại dịch và nhận ra rằng nó không hề hợp với ông. Trước đây tôi có thể đã tranh luận, gần như bản năng - nhưng bây giờ tôi cảm thấy đó không thực sự là việc của mình. Luôn có lí do khiến cho người ta buộc mình dừng lại: thiếu niềm vui, thiếu hứng thú, thiếu thời gian và tinh thần không tập trung. Trong trường hợp của tôi, có rất nhiều thứ mà tôi muốn đọc đến nỗi việc tạo ra một chút không gian giống như việc thanh lọc tinh thần là thật tồi tệ. Tại sao tôi lại từng nghĩ việc đọc xong The Making of American (tạm dịch: Điều gì làm nên người Mĩ?) thì sẽ khiến tôi trở thành một người tốt nhỉ?

Có quá nhiều sách và cũng quá ít thời gian để đọc. Nếu điều đó đúng, thì càng có thêm lí do để thực hiện danh sách “Đời quá ngắn”. Không hề thất bại khi phải thừa nhận những gì chúng ta không làm. Không hề đáng sợ bởi nhẽ sẽ có một sự thoải mái khi ta biết rằng, miễn là còn sống, chúng ta sẽ đọc, không bao giờ hết, không cần tích trữ.

NGÔ THUẬN PHÁT dịch theo bài viết của Sadie Stein – BTV tờ The New York Times

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)