Dòng chảy  Văn nghệ

“Hơi thở Biển”

Thứ Hai, 11/11/2019 21:23

Lúc 17h thứ hai ngày 11/11/2019, tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài - Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm “Hơi thở Biển” các nghệ sĩ Nhóm 33A.

Ngoài hơn 40 tác phẩm của 18 hoạ sĩ Nhóm 33A, Triển lãm còn trưng bày tác phẩm góp vui của hai vị khách mời đặc biệt là họa sĩ Lê Thiết Cương và nhà thơ-hoạ sĩ Nguyễn Quang Thiều.

Hoạ sĩ Lê Thiết Cương phát biểu tại sự kiện

"Hơi thở Biển” là triển lãm do các nghệ sĩ Nhóm 33A thực hiện sau thành công của triển lãm “Ngó lúa vàng”. Triển lãm lần này là kết quả sau hơn một năm ấp ủ ý tưởng và cũng là thành quả của các nghệ sĩ khi đi thực tế sáng tác tại các vùng ven biển của Việt Nam như Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Vũng Tàu, Cần Thơ, Cà Mau…, để rồi những nơi đã qua những người đã gặp đi vào tác phẩm của Nhóm 33A sinh động và ám ảnh.

Chọn biển làm đề tài, cảm hứng nghệ thuật, các nghệ sĩ Nhóm 33A đã có những trải nghiệm sống cùng, ở cùng và đẫm mình cùng cuộc sống của người dân vùng biển, từ đó lắng nghe và cảm nhận được “hơi thở biển”, nhìn ra được những khía cạnh, những mảng màu, những tầng vỉa khuất lấp mà nghệ thuật lâu nay còn ít chạm đến.

“Hơi thở Biển” là triển lãm chung của Nhóm 33A nhưng càng làm nổi bật cá tính sáng tạo và có lối đi riêng của từng nghệ sĩ. 18 nghệ sĩ đủ khác nhau về phong cách, đủ khác nhau về chất liệu và đủ khác nhau về cái nhìn nghệ thuật, mặc dù cùng nhìn về một chủ điểm: biển.

Hoạ sĩ Lương Xuân Đoàn phát biểu: “Sân chơi nghệ thuật thật khắc nghiệt. Khắc nghiệt thú vị trong triển lãm này chính là cuộc trưng bày tác phẩm của 18 nghệ sĩ cùng chung một đề tài, cùng trên những chuyến thực tế sáng tác. Trên cái chung ấy mỗi nghệ sĩ lại phải lách qua nhau, phải lùi lại để ngắm chính mình, lùi lại để ngắm bạn mình, để từ đó tránh giẫm lên mình, càng tránh giẫm lên bạn mình. Nghệ thuật không có lối đi dành cho hai người. Chính điều đó khiến 18 nghệ sĩ như cộng sinh thêm sức mạnh tập thể để mà thăng hoa cái tôi sáng tạo của mỗi người. Đây là cái khó mà ít nhóm làm thành công”.

Hơi thở biển phải chăng là hơi thở của đất và người vùng biển, đang từng ngày từng giờ phập phồng nhịp phồn sinh? Hơn 40 tác phẩm nghệ thuật phải chăng muốn chuyển tải một thông điệp: “Hãy cùng chung tay vì màu xanh của biển, để biển là bạn, là quê hương và là nơi đáng sống”?

Khách tham quan bên tác phẩm "Tình biển" của hoạ sĩ Tấn Phát

Họa sĩ Tấn Phát chia sẻ: “Được ví như một quốc gia trù phú với “rừng vàng, biển bạc”, với đường bờ biển dài hơn 2.025 dặm, không có gì là ngạc nhiên khi Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp cùng nhiều vịnh nhỏ với những bãi cát thơ mộng. Thế nhưng với sự xâm lấn, sự khai thác, phát triển kinh tế của con người đã làm ảnh hưởng quá nhiều đến môi trường biển, đến đời sống của các vi sinh vật. Những tác phẩm tôi muốn gửi đến cộng đồng một lời nhắc nhở, rằng hãy cùng nhau cứu và gìn giữ lấy những gì ta có”.

Được biết, sau Triển lãm “Hơi thở Biển”, các nghệ sĩ của Nhóm 33A tiếp tục hoàn thành dự án nghệ thuật “Đánh thức di sản”, dự kiến triển lãm cùng tên sẽ diễn ra vào quý I/2020.

Triển lãm “Hơi thở Biển” kéo dài đến hết ngày 15/11/2019 tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài - Hà Nội.

PHÁT NGUYỄN

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)