Dòng chảy

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 991 (cuối tháng 6/2022)

Thứ Bảy, 18/06/2022 07:31

 Trung tuần tháng 6 năm 2022 diễn ra Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X tại thành phố Đà Nẵng. Đây là một sự kiện quan trọng thu hút sự quan tâm của những người viết văn trẻ cả nước. Nhân dịp này, Văn nghệ Quân đội đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Hữu Việt, Trưởng ban Ban Nhà văn trẻ Hội Nhà văn Việt Nam xung quanh Hội nghị.

Bài trò chuyện mang tên Tài năng là của trời cho, còn bản lĩnh thì chỉ đến thông qua lao động, rèn luyện và những khó khăn, thử thách mình vượt qua sẽ mở đầu Tạp chí VNQĐ số 991.

Phần Văn xuôi có các truyện ngắn: Nàng Sita cù lao của Hồ Thị Linh Xuân, Trăng xanh của Bùi Thanh Thùy, Những mùa sâu róm của Đinh Phương; ghi chép Sức sống Hòn Tre của Hồ Kiên Giang, tản văn Nơi tình yêu bắt đầu của Hoàng Bắc.

Nàng Sita cù lao là câu chuyện sâu sắc kể về những người từng là đồng đội, là bạn một thời của nhau trong chiến tranh. Những hiểm nguy gian khó đã đưa họ đến gần nhau, vì nhau nhưng đến thời bình, trước những cám dỗ của vật chất và địa vị thì tình cảm đó đã phai nhạt, thậm chí là đánh mất. Chỉ những người biết trân trọng, biết đâu là giá trị đích thực của đời sống này mới không đánh mất chính mình.

Trăng xanh được viết tinh tế và cảm xúc trong từng chi tiết. Kí ức về nơi mình đã sống, về người mình đã gặp trong những năm tháng đẹp đẽ nhất có lẽ sẽ là những dấu vết sâu đậm nhất với mỗi người dù thời gian trôi qua. “…Mùi thơm của những trái táo ửng vàng, dịu dàng chạm vào tôi trong làn hương bềnh bồng mê mộng, làm tôi xao xuyến không thở nổi, như thể chúng vẫn còn thơm mãi từ những ngày tôi ấu thơ chạy băng băng trên đồng. Những âm vang lấp lánh đó luôn làm mờ đi trong tôi cảm nhận về thời gian...”

Những mùa sâu róm viết về những vết thương, bức bối vô hình của con người, trong mỗi ngừoiq. Chúng khó gọi tên - có khi chỉ là những kí ức mơ hồ phai nhạt. Nhưng chúng vẫn ở đấy, chắc chắn, thành vệt ghim sâu vào những linh hồn mỏng manh nơi thị trấn xưa cũ... Một thị trấn nào đó xa xăm nhưng cũng rất thực luôn hiện hữu và làm nên bối cảnh cho những tác phẩm cuốn hút của Đinh Phương.

Phần Thơ với sự góp mặt của các tác giả: Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Đăng Khương, Trương Thị Bách Mỵ, Lương Định, Nguyễn Vĩnh, Hà Phi Phượng, Lê Hòa, Vân Phi, Nguyễn Đúp Sật, Trần Quang Quý, Duyên An, Đỗ Quảng Hàn.

Trang thơ dự thi số này với những tác phẩm ấn tượng, đặc sắc đang góp phần đầy hứng khởi và hi vọng cho Cuộc thi Thơ 2021-2022 trên Tạp chí VNQĐ. Mỗi tác giả đem đến một diện mạo tươi mới, sức vóc, tiềm năng. Mỗi người viết là một giọng điệu, một phong cách… và là một sự khẳng định riêng về cái tôi sáng tạo, đây là những tín hiệu vui cho cuộc thi.

“Thơ trong những tập thơ” là bài viết Phận người từ phía cổng làng của Trịnh Thu Tuyết giới thiệu tập thơ Đi từ phía cổng làng của Nguyễn Văn Song.

Văn học nước ngoài giới thiệu truyện ngắn Trẻ ranh của nhà văn Đức Ferdinand von Schirach do dịch giả Lê Quang dịch từ nguyên bản tiếng Đức.

Phần Bình luận văn nghệ với sự tham gia của các tác giả: Bùi Việt Thắng, Nguyễn Đình Minh Khuê, Thành Nguyên, Trần Thị Hồng Hoa, Lê Tú Anh, Đoàn Cầm Thi, Chi Anh.

Tiểu thuyết là thể loại mà người ta vẫn có thể làm mọi thứ như quan điểm của Bakhtin rằng nó chưa hề bị đông cứng lại. Lao động tiểu thuyết là lao động nặng nhọc, mất nhiều công sức, ít nhất là về phương diện vật lí và cấu trúc. Bài viết Suy nghĩ về tiểu thuyết sẽ có những bàn luận thú vị về thể loại này.

Phan Hồn Nhiên: Cuộc đi tìm những kết nối mới trong một thế giới mở là bài viết nghiên cứu đặc tính của tình bạn trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên, qua ba truyện ngắn Chìa khóa, Đứa trẻCác nhân vật của Maurizio.

Bên cạnh đó là những bài viết ấn tượng về những vấn đề của văn học, nghệ thuật đang được công chúng quan tâm.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 991 dày 120 trang dự kiến sẽ phát hành ngày 20/6/2022. Thân mời các bạn đón đọc!

Văn

Uông Triều

Nhà thơ Hữu Việt: Tài năng là của trời cho, còn bản lĩnh thì chỉ đến thông qua lao động, rèn luyện và những khó khăn, thử thách mình vượt qua

Hồ Thị Linh Xuân

Nàng Sita cù lao

Hồ Kiên Giang

Sức sống Hòn Tre

Hoàng Bắc

Nơi tình yêu bắt đầu

Bùi Thanh Thùy

Trăng xanh

Đinh Phương

Những mùa sâu róm

 

Thơ

Hoàng Anh Tuấn

Tiếng mõ đêm; Với Thạch Lam

Nguyễn Đăng Khương

Sự hiện diện của cánh đồng; Lãng quên

Trương Thị Bách Mỵ

Đồi vắng; Về nhà

Lương Định

Lời ca nào xoa dịu nỗi đau; Mùa thu ấy

Nguyễn Vĩnh

Em thả chi vào sông nước dùng dằng; Lẫn vào bóng núi dáng sông

Hà Phi Phượng

Viết tặng mùa thu; Khát vọng

Lê Hòa

Ghi nhanh từ Bảo tàng Chứng tích chiến tranh; Sẽ qua thật dễ dàng

Vân Phi

P-rah Jớ biên niên; Phía sau em

Trịnh Thu Tuyết

Phận người từ phía cổng làng (Đọc Đi từ phía cổng làng của Nguyễn Văn Song)

Trần Quang Quý

Với cỏ;Những tần số; Tiếng gọi rùa biển

Nguyễn Đúp Sật

Khoảng giữa những tiếng hót

Duyên An

Kí tự

Đỗ Quảng Hàn

Về quê; Tìm anh

 

Văn học nước ngoài

Ferdinand von Schirach

Trẻ ranh(Lê Quangdịch từ nguyên bản tiếng Đức)

 

Bình luận văn nghệ

Bùi Việt Thắng

Theo dấu anh hùng

Nguyễn Đình Minh Khuê

Sự lưỡng lự

Thành Nguyên

Suy nghĩ về tiểu thuyết

Trần Thị Hồng Hoa

Hồi kí và dấu ấn của tưởng tượng

Lê Tú Anh

Từ Nguyên Tĩnh một tư duy thơ hiện đại

Đoàn Cầm Thi

Phan Hồn Nhiên: Cuộc đi tìm những kết nối mới trong một thế giới mở

Chi Anh

Phác họa diện mạo điện ảnh Nhật Bản 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)