Dòng chảy

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1010 (đầu tháng 4/2023)

Thứ Ba, 04/04/2023 07:29

Trải qua 78 năm phát triển, Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã đào tạo 90 khóa học (86 khóa đã ra trường) cung cấp cho lực lượng vũ trang, quân đội trên 11 vạn sĩ quan đóng góp xứng đáng vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để hiểu thêm về công việc đào tạo cán bộ quân đội của nhà trường, PV Văn nghệ Quân đội đã có cuộc trò chuyện với đồng chí Thiếu tướng, TS Lê Văn Duy, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Trường Sĩ quan Lục quân 1. Bài trò chuyện mang tên Chất lượng đào tạo của Nhà trường là kết quả hoàn thành nhiệm vụ ở đơn vị sẽ mở đầu tạp chí số 1010.

Phần Văn xuôi ấn tượng với các truyện ngắn: Chú Phù của Đinh Phương, Di nguyện của Phan Ngọc Chính, Khoảng trời mù sương của Nguyễn Luân; ghi chép “Miền đất hứa” và cuộc giải cứu từ hai đầu đất nước của Nguyễn Hội; tản văn Bông mận nở trên cành mận của Đỗ Bích Thuý.

Chú Phù bảng lảng không gian thị trấn với câu chuyện xoay quanh nhân vật chú Phù, người đàn ông mang trong mình hoài bão được sống được cống hiến như bao người đàn ông thời binh đao. Nhưng những bất hạnh, éo le của số phận đã đưa đẩy cuộc đời nhân vật đến một ngã rẽ khác…

Di nguyện gây ấn tượng bởi giọng văn riêng biệt, những tình tiết hấp dẫn, thú vị mà sâu cay, xa xót. Thầy Lý từng là một người lính vào sinh ra tử đầy oanh liệt ở chiến trường. Trở về đời thường, bước chân vào ngành giáo dục, ông đau đớn chứng kiến những sự đổi thay của những người xung quanh. Nhưng đau đớn hơn là lúc ông nhận ra mình đã đánh mất chính mình…

Khoảng trời mù sương mang đậm không gian văn hoá, tâm linh miền núi phía bắc. Ở trong câu chuyện văn hoá, tâm linh ấy là số phận, là nhân tính, là những khắc khoải kiếp người. Có những điều sẽ tan biến theo thời gian nhưng có những điều sẽ là sự ám ảnh. Truyện nhắc nhở chúng ta sống nhân văn và vị tha hơn.

Ghi chép “Miền đất hứa” và cuộc giải cứu từ hai đầu đất nước mang tính thời sự và cảnh báo cao với những “cú lừa” việc nhẹ lương cao đã khiến bao người tìm cách vượt biên trái phép và phải trải qua những đớn đau, tủi nhục, thậm chí là đánh đổi bằng cả mạng sống của mình…

“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” giới thiệu truyện ngắn Hương thôn dã của nhà văn Nguyễn Thị Kim Hoà.

Phần Thơ với sự góp mặt của các tác giả: Vũ Ngọc Thư, Văn Triều, Huỳnh Minh Tâm, Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Đức Sơn, Nguyên Như, Cao Nguyên Quyền, Hoàng Vũ Thuật, Trần Võ Thành Văn, Myo, Tuyết Thanh Trần, Trần Việt Hoàng, Kim Loan, Phạm Quốc Khánh, Đỗ Thế Tuấn.

Sự góp mặt của những tác giả đã quen thuộc gắn bó với VNQĐ và những tác giả lần đầu xuất hiện sẽ làm nên sự sinh động cho trang thơ số này. Những mạch nguồn cảm hứng vẫn được khơi mở, đào sâu để những trang thơ của VNQĐ tiếp tục đem đến cho bạn đọc sự cảm xúc, lắng đọng.

“VNQĐ giới thiệu” là chân dung tác giả Vũ Thanh Hoa cùng chùm thơ ấn tượng của chị.

Phần Bình luận văn nghệ với sự tham gia của các tác giả: Trần Thị Hồng Hoa, Đỗ Thị Thu Huyền, Phùng Gia Thế, Đỗ Thị Hường, Hoàng Phong Tuấn, Đinh Thanh Huyền.

Cũng như nhiều nhà thơ cùng thời, Chế Lan Viên có một tình yêu lớn với đề tài Bác Hồ. Nói đến đề tài này, với cá nhân Chế Lan Viên là phải nhắc đến Người đi tìm hình của nước, bài thơ hay và phổ biến nhất, được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn phổ thông nhiều năm. Tuy nhiên bên cạnh Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên còn viết nhiều bài thơ khác về Bác. Bài viết Chế Lan Viên và những vần thơ viết về sự ra đi của Bác sẽ bàn sâu về vấn đề này.

Giải trí, sự chơi và việc ứng xử với nghệ thuật là bài viết thú vị bàn về nghệ thuật và những vấn đề xung quanh nghệ thuật đang được công chúng quan tâm.

Sau Nỗi đau của chàng Werther - tác phẩm xuất sắc nhất của phong trào "Bão táp và Xung kích", văn học Đức vùng lên thoát khỏi “sự cùng khổ” kéo dài nhiều thế kỉ. Bài viết Nỗi đau của chàng Werther - tiểu thuyết mở đầu cho văn học lãng mạn sẽ có thêm những luận bàn về tác phẩm được xem là “khai sáng” này.

Bên cạnh đó là những bài viết sâu sắc và thú vị, mở ra nhiều góc nhìn đa dạng về văn học nghệ thuật với những vấn đề đáng quan tâm, suy ngẫm.

Tạp chí VNQĐ số 1010 dày 120 trang với những bài viết thú vị dự kiến sẽ phát hành ngày 5/4/2023. Thân mời các bạn đón đọc!

Văn

PV

Chất lượng đào tạo của Nhà trường là kết quả

hoàn thành nhiệm vụ ở đơn vị

Đinh Phương

Chú Phù

Nguyễn Hội

“Miền đất hứa” và cuộc giải cứu từ hai đầu đất nước

Nguyễn Thị Kim Hòa

Hương thôn dã

Đỗ Bích Thúy

Bông mận nở trên cành mận

Phan Ngọc Chính

Di nguyện

Nguyễn Luân

Khoảng trời mù sương

 

Thơ

Vũ Ngọc Thư

Viết cho ngày bị thương; Năm gương mặt lính; Về với rừng xưa

Văn Triều

Họp mặt; Câu chuyện về một quả bom; Cồn Chim

Huỳnh Minh Tâm

Phúc bồn tử; Mưa cuối tháng ba

Hoàng Anh Tuấn

Năm bậc cầu ao; Cỏ may

Nguyễn Đức Sơn

Phả nắng Việt Bắc; Bức tranh phố

Nguyên Như

1964; Nam Thanh

Cao Nguyên Quyền

Lời mẹ; Phía ấy

Hoàng Vũ Thuật

Viết là một cách sống; Trên chiếc lưỡi cỏ xanh

Trần Võ Thành Văn

Ngày con gái; Trong mỗi ban sơ

Myo

Chơi hội; Nghĩ về ngày mai

VNQĐ giới thiệu Vũ Thanh Hoa

(Mùa ngủ quên; Giả tưởng; Bài hát của khuya)

Tuyết Thanh Trần

Tôi vẽ chân dung tôi

Trần Việt Hoàng

Tìm lại những đường cày

Kim Loan

Giấc mơ mùa đông

Phạm Quốc Khánh

Nhớ

Đỗ Thế Tuấn

Bước tuần tra trong đêm

 

Bình luận văn nghệ

Trần Thị Hồng Hoa

Chế Lan Viên và những vần thơ viết về sự ra đi của Bác

Đỗ Thị Thu Huyền

Bản sắc văn hóa dân tộc và vấn đề chuyển thể

văn học sang điện ảnh

Phùng Gia Thế

Giải trí, sự chơi và việc ứng xử với nghệ thuật

Đỗ Thị Hường

Nỗi đau của chàng Werther, tiểu thuyết mở đầu cho

văn học lãng mạn

Hoàng Phong Tuấn

Thơ tự do trên tạp chí Sáng tạo

Đinh Thanh Huyền

Có một Cà Mau trong kí của Trần Tuấn

 

Minh hoạ, ảnh

Bìa 1: Tĩnh vật       Tranh của hoạ sĩ Nguyễn Lê Anh

Minh hoạ: Tô Chiêm, Đỗ Dũng, Nguyễn Anh Minh,

Vũ Đình Tuấn, Trần Vinh, PV...

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)