Dòng chảy

Giới chuyên gia nói gì về vụ John Hughes đạo văn?

Thứ Tư, 06/07/2022 07:10

Không kiện cáo, không pháp luật… vụ việc bị cho là đạo văn của John Hughes đã khép lại bằng bài trần tình có vẻ khá dài của chính tác giả trên tờ The Guardian. Trong đó ông nói bản thân không phải là người đạo văn, và việc “tái sử dụng” di sản có sẵn là một đặc trưng không chỉ của ông mà còn là của rất nhiều người khác.

Tuy nhiên để đánh giá chính xác điều này, do không có những phiên tòa điều trần, nên ý kiến của các chuyên gia sẽ là thứ khép lại vụ việc đầy tai tiếng và gây rúng động giới văn chương nước Úc này. Theo đó, sau lời trần tình của Hughes, The Guardian cũng đã tiếp cận với một số học giả để có phản hồi về tuyên bố trên. Trong khi một số tán thành cũng như bày tỏ sự ngưỡng mộ với tài năng văn chương của ông, thì những người khác lại không ủng hộ những lời biện minh này.

Một trong số đó là Tiến sĩ Ali Alizadeh, giảng viên cao cấp về viết sáng tạo và nghiên cứu văn học của Đại học Monash. Vị này cho rằng: “Dù đây không phải là một câu chuyện nói lên quá nhiều về khía cạnh đạo đức ... nhưng dù là cố ý, vô ý hay chỉ ẩn sâu trong những tiềm thức, thì việc tái sử dụng lại văn bản của người khác là điều mà cá nhân tôi chống lại”.

Tom Doig, giảng viên môn viết sáng tạo tại Đại học Queensland cũng đồng thuận rằng: “Có vẻ như Hughes đã giữ “chiếc bánh đạo đức” của mình toàn vẹn vào tuần trước, khi ông xin lỗi Svetlatna. Nhưng rồi ông ta quyết định ăn nó chính trong tuần này với bài phản hồi vừa qua”.

Ông cũng nói thêm “Tôi nghĩ có điều gì đó thực sự kì lạ ở đây, khi chuyện vỡ lở vào trong tuần trước, thì Hughes đã phản ứng rằng 'Ồ, tôi đã nhầm lẫn, rất tiếc’... còn giờ ông ta hoàn toàn xoay chuyển thế cục, khi nói mọi thứ đều có mục đích, rằng đó là chủ nghĩa hiện đại, rằng đó là một phần của quy luật ngàn đời...”.

John Hughes và những tác giả mà ông "tham khảo".

Giáo sư Kimberlee Weatherall từ trường luật Đại học Sydney thì cho rằng chúng ta không thể du hành vào trong trí não của một tác giả để đánh giá mức độ cố ý hay là vô ý khi sao chép tác phẩm của người khác.“Tôi không có bình luận gì về việc sử dụng những chất liệu cũ. Nhưng chắc chắn có một mức độ về việc đạo văn. Các nghệ sĩ sáng tạo thường xây dựng hoặc là dựa trên những gì đã có trước đó. Nhưng có một sự khác biệt rất lớn giữa việc làm mới và sao chép lại từng từ một. Cho dù bạn đang nói về đạo văn, hay là bản quyền, thì việc sao chép từng chữ - hoặc gần giống với văn bản gốc - thường sẽ được coi là việc sai trái"

Giảng viên môn viết văn sáng tạo của Đại học Sydney, Tiến sĩ Toby Fitch, đồng thời là biên tập viên thơ cho tờ Overland, cho biết tuyên bố của Hughes về “bức tranh ghép” là rất thú vị, “tuy nhiên, không có kĩ thuật văn học nào như anh ta nói. Nhưng đừng để điều này nhầm lẫn: câu chuyện của Hughes không phải là một trò bịp hay vụ bê bối. Đó chỉ là một sự xuyên tạc khó chịu về hoạt động của các nhà văn - thường là nhà thơ, hiếm khi là tiểu thuyết gia - những người sử dụng kĩ thuật ‘cắt dán’ và các kĩ thuật tái chế’ ngôn ngữ theo những cách thú vị hơn để lật đổ sự sùng bái tác giả mà họ chịu nhiều ảnh hưởng".

“Tôi nghi ngờ rằng nhiều người đã thưởng thức The Dogs - vốn là một nỗ lực mang tính 'văn học' nhiều hơn - có thể quan tâm đến các vấn đề phức tạp về tính nguyên bản và tính minh bạch giữa các văn bản… nhưng đối với nhiều độc giả, điều đó lại không xảy ra. Họ - những người đọc này, không quan trọng cái gì nguyên bản và cái nào không. Họ chỉ cần biết nó có hay không, hoặc có thú vị không? Nó có phải là một tiểu thuyết xuất sắc hay không? Và đó là một quan điểm hoàn toàn chính đáng”.

Nói về ý kiến Hughes đã trích dẫn T.S. Eliot như lời biện hộ, Tiến sĩ Alyson Miller cho rằng đây là "một lập luận lung tung" và nhìn chung nó không hề đúng. “Thật ra không nhất thiết cần phải lấp đầy một cuốn sách bằng chú thích hoặc trích dẫn, nhưng thực tế là không có cuộc trò chuyện nào mà Hughes nói về việc sử dụng văn bản của các nhà văn khác để làm nguồn cho tác phẩm của mình”.

John Hughes và tác phẩm chứa đựng nhiều sự vay mượn.

Nói riêng về phía xuất bản, sau khi lời giải thích của Hughes được đưa ra, thì biên tập viên của ông, Terri-ann White của Nhà xuất bản Upswell, cho biết trong một tuyên bố rằng lòng tin của cô đã không còn nữa. White cho biết cô cảm thấy khó chịu bởi những biện minh của Hughes “Dẫu tôi luôn muốn đứng về phía tác giả, nhưng quan trọng hơn là tôi muốn những đoạn văn bị chiếm đoạt được nhìn thấy, được thừa nhận và công nhận; chứ không đơn thuần chỉ là một phần trong bức tranh ghép. ”

“Những sự kiện trong hai tuần qua trên các phương tiện truyền thông và được khuếch đại trên mạng xã hội đã khiến cá nhân tôi đau buồn cũng như lo ngại cho dự án sắp tới đây của tôi”. Cô cũng cho biết. Khi trả lời về sự ảnh hưởng đối với biên tập viên và nhà xuất bản, Hughes cho biết ông "vô cùng xin lỗi" vì đã đặt cô White vào một tình huống vô cùng khó khăn. “Trong bài giải thích về những ảnh hưởng mà tôi bị buộc bằng tội đạo văn, tôi không bao giờ có ý định ám chỉ rằng tôi cố ý chuyển lời các nhà văn khác thành lời của mình”. Hughes nói. “Tôi chỉ cố gắng làm rõ trong chừng mực nào đó là bằng cách nào mà một chuyện như thế này lại có thể xảy ra với một nhà văn hư cấu”.

“Terri-ann White đã là một người ủng hộ trung thành của tôi trong nhiều năm và là một người rất chính trực. Tôi rất đau khổ khi nghĩ rằng danh tiếng của cô ấy có thể bị hoen ố theo bất kì cách nào do hậu quả của hành động của tôi. Bởi lẽ các nhà xuất bản độc lập là cực kì quan trọng đối với công việc viết lách của giới văn chương”.

THUẬN NGÔ

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

prev
next