Nghệ thuật kéo độc giả vào truyện trong văn xuôi Hồ Chí Minh

Thứ Hai, 26/06/2017 10:36
. NGUYỄN THANH TÚ

     Khi nhà văn kéo độc giả vào truyện thì độc giả trở thành  một nhân vật tham gia vào câu chuyện. Lúc này câu chuyện có hai truyện kết cấu theo kiểu truyện trong truyện. Lớp truyện 1: Đối thoại giữa người kể với độc giả - nhân vật. Lớp truyện 2: nội dung câu chuyện được kể. Lớp truyện 1 có thể ở vị trí mở đầu văn bản có tác dụng dẫn dắt người đọc vào lớp truyện 2: “Tôi đã nói chuyện về các ông nghị thanh liêm. Bây giờ, tôi phải nói đến các quan cai trị có đạo đức. Nh­ư các bạn biết đấy, để bảo vệ cho một chế độ c­ướp bóc, phải có quân ăn cư­ớp” (Tập 1, tr 367). Hay:

     “Các bạn thân mến,

      Báo cáo này xin miễn kể lại những trận oanh liệt ở Plây Cu, Tuy Hoà, Quy Nhơn, Phù Mỹ...,” (Tập 11, tr 399) ; hoặc có thể ở vị trí giữa văn bản như cái dấu gạch nối giữa hai sự kiện hoặc để đưa người đọc sang một tình tiết mới của nội dung câu chuyện: “Một chuyện khác... Thôi, kể thế đủ rồi. Chúng ta hãy ngừng lại đây và sang ch­ương khác, để thay đổi món đi một chút” (Tập 1, tr 369); có thể ở vị trí cuối văn bản để cùng bạn đọc rút ra nhận định, kết luận về nội dung câu chuyện vừa kể: “Bà con xem, do Tết trồng cây, mà đất nư­ớc ta càng thêm xinh tươi, nhân dân ta càng thêm giàu có” (Tập 10, tr 264). Đây là cách kể hiện đại đậm tinh thần dân chủ, nó tạo ra sự bình đẳng “bằng vai phải lứa” giữa người kể và bạn đọc, nhất là tính đối thoại được thể hiện rất rõ nét.
  • Độc giả - nhân vật nhận định, phẩm bình về nội dung câu chuyện
     “Khi bà cụ ng­ười An Nam đáng th­ương bị ngã quay xuống đất, đáng lẽ phải cấp cứu cho bà, thì người cộng tác viên của ông Xarô ấy lại cho gọi lý trưởng đến và ra lệnh cho lý trưởng đem ng­ười bị thương đi nơi khác. Lý trưởng từ chối không làm. Viên đoan liền cho gọi chồng người bị nạn đến, - ông này bị mù, - ra lệnh bắt ông phải đem vợ đi. Hiện nay, bà cụ già khốn khổ đó đang nằm nhà thư­ơng.

     Bạn có muốn đánh cuộc rằng hai ông đoan của chúng ta ở Nam Kỳ, cũng như bạn đồng nghiệp của họ là vị quan cai trị nọ ở châu Phi, có bị làm rầy rà gì không? Họ hẳn đã được thăng chức nữa kia đấy” (Tập 1, tr 84).

     Tiêu đề của câu chuyện có đoạn trích này là Những kẻ đi khai hoá in trên báo Le Paria, số 4, ngày 1/7/1922. Mảnh đoạn trên mang chức năng miêu tả cảnh một nhân viên nhà đoan đánh một cụ già làm nghề gánh muối. Dù là miêu tả trung tính nhưng người đọc vẫn thấy rất rõ quan điểm của người kể là tố cáo tội ác mất tính người của kẻ đánh, đồng thời tỏ lòng thương cảm với kiếp nô lệ bị đoạ đày như kiếp trâu ngựa. Hành vi thú vật được miêu tả theo lối tăng cấp càng làm rõ hơn tội ác: đánh một bà cụ già đến ngất đi, không những không cấp cứu mà còn bắt người chồng mù, dĩ nhiên cũng đã già phải mang bà cụ đi. Đó không phải hành vi của người mà chỉ có thể là của thú vật vô cảm, tàn bạo, đểu cáng. Mảnh đoạn sau người kể kéo bạn đọc tham gia vào câu chuyện: “B¹n cã muèn ®¸nh cuéc r»ng…”. Người kể tự cho mình cái quyền đã quen biết người đọc, vì theo lôgich tâm lý thông thường người ta chỉ “đánh cuộc” với nhau khi đã là chỗ quen biết, không ai dám “đánh cuộc” với người lạ. Quan điểm kể thân tình, tin tưởng, tôn trọng tối đa người đọc càng tăng cường thêm cho tính chân thực của nội dung câu chuyện vừa kể. Và cái chính là gây bất ngờ nơi độc giả: bạn đọc sẽ suy nghĩ là kẻ gây ra tội ác thì sẽ bị trừng phạt. Đấy là lẽ công lý đơn giản nhất. Thế mà ngược lại: “Họ hẳn đã được thăng chức nữa kia đấy”. Bạn đọc sẽ tự rút ra nhận xét về công lý ngược đời của thực dân là: khuyến khích tội ác!

     “Thế nh­ưng, mới đây, mặc dầu bị d­ư luận An Nam phản kháng, Hội đồng chính phủ Đông D­ương cũng đã nhất trí tán thành dự án ấy. Muốn hiểu rõ sự nhất trí đó có giá trị đến đâu, thì cũng cần biết rằng hội đồng đó gồm có Toàn quyền Đông Dương, tướng Tổng t­ư lệnh quân đội Đông Dư­ơng và độ ba chục viên chức cao cấp ng­ười Pháp, cộng thêm năm viên quan lại bản xứ do viên toàn quyền nặn ra. Ây thế mà tất cả các ngài ấy lại cho rằng họ thay mặt cho cả Đông D­ương và hành động vì lợi ích của nhân dân An Nam!

   Các bạn hãy t­ưởng t­ượng mà xem, ng­ười Etxkimô hay ngư­ời Dulu mà lại quyết định vận mệnh của một dân tộc châu Âu!” (Tập 1, tr 244). Ngư­ời Etxkimô vốn là dân cư miền Bắc cực, ng­ười Dulu là những bộ tộc sống ở miền Nam châu Phi. Từ cái ngược đời này để nói về cái ngược đời khác, ngược đời ở Đông Dương: mốt số rất ít người Pháp lại có thể “thay mặt cho cả Đông D­ương”. Người kể kéo bạn đọc vào truyện: Các bạn hãy ­tưởng ­ tượng mà xem, và nhường quyền kết luận cho bạn đọc về sự kiện này. Trong bài viết Đông Dương và Thái Bình Dương in trên Le Paria, số 24, tháng 4/ 1924, Nguyễn Ái Quốc báo động với cả thế giới về sự có thể xảy ra chiến tranh trên quy mô toàn cầu và đặc biệt nhấn mạnh đến cuộc sống khốn khổ của dân các xứ thuộc địa của Pháp. Tác giả đưa ra những số liệu cụ thể về sự suy giảm dân số thuộc địa do chính sách ngu dân bằng rượu cồn và lao dịch của thực dân và khẩn thiết nói với bạn đọc về sự diệt vong khủng khiếp này, qua đó kêu gọi mọi người cùng nhau ngăn chặn thảm hoạ ấy:

      “Các bạn hãy cộng thêm vào sự bóc lột vô nhân đạo ấy sự tồi tệ của bọn vô lương mà đế quốc Pháp giao cho cai trị các đảo đó, thì các bạn sẽ thấy tất cả cái tốt đẹp của chế độ bóc lột và áp bức đang đưa các nước bị chiếm làm thuộc địa ở Thái Bình D­ương đến chỗ chết và diệt vong” (Tập 1, tr 245).

      Trong một  bài  báo kể tội  những kẻ  xâm lược Pháp tàn  phá, cướp  bóc, giết chóc ở  các nước  thuộc  địa  mà  tác giả  mỉa đó  là : “Những  thảm  hoạ  của  nền văn minh”, vì là bài dài, vừa để bạn đọc đỡ  mệt, vừa để chuyển sự  kiện, người viết  khéo léo đối thoại với bạn đọc: “Tôi phải nhắc để các bạn nhớ rằng tất cả những câu chuyện này, cũng như  những chuyện tôi sẽ kể thêm, đều do người Pháp đã mắt thấy tai nghe, viết ra. Khi họ viết, có lẽ họ không nghĩ rằng, một ngày kia sẽ có một người An Nam đọc những chuyện đó; nếu biết rằng tôi đã sử dụng những tài liệu họ viết, chắc chắn là những nhà văn đó sẽ hối hận vì đã nói hết sự thật. Nói rõ như vậy rồi, tôi xin tiếp tục:

     Một đại đội hải quân đến Vĩnh Long (Nam Kỳ). Viên quan tỉnh đưa lính tập đi đón khách thật long trọng. Tên chỉ huy đội tuần tiễu ra lệnh bắn vào những ng­ười đi đón họ và giết chết mất nhiều ng­ười một cách thật vẻ vang…” (Tập 1, tr 352). Lời đối thoại của người kể với bạn đọc như ở ví dụ này có giá trị như cái bản lề vừa có tác dụng xâu chuỗi các sự kiện vừa có tác dụng khép mở các không gian của những câu chuyện khác nhau. Cũng ở ví dụ này trước phần đối thoại ấy là câu chuyện xảy ra ở không gian Bắc Kỳ, sau lời đối thoại là không gian Vĩnh Long (Nam Kỳ). Bạn đọc đứng ở vị trí cái bản lề câu chuyện còn tác giả là người khép mở các cánh cửa không gian để đưa bạn đọc vào từng cảnh huống, từng sự kiện. Hoặc chúng ta có thể tưởng tượng lời đối thoại của tác giả như là cái gáy quyển sách vậy, cái gáy sách này vừa tạo cho quyển sách câu chuyện chặt chẽ, vững chắc, bạn đọc lật giở từng trang sự kiện để đọc và suy ngẫm: “Ngài đã phạm không biết bao nhiêu tội ác đến nỗi ngư­ời An Nam ở tỉnh ngài cai trị phải nổi dậy. Hàng trăm người Pháp và An Nam đã phải hy sinh, và thiệt hại có đến hàng triệu bạc.

     Các bạn có biết n­ước Cộng hoà Pháp đã cho tên sát nhân ấy làm gì không? Sau cuộc nổi dậy, nư­ớc Cộng hoà Pháp đã cho hắn làm chánh chủ khảo các trường học lớn ở Bắc Kỳ, rồi thì làm đổng lý văn phòng của quan thống đốc, nghị viên hội đồng thuộc địa ở Nam Kỳ kiêm giám đốc uỷ nhiệm các nhà máy rư­ợu.

       Một chuyện khác... Thôi, kể thế đủ rồi. Chúng ta hãy ngừng lại đây và sang ch­ương khác, để thay đổi món đi một chút” (Tập 1, tr 369).

       Để tranh thủ sự ủng hộ của độc giả, người kể vừa tôn trọng tầm trí tuệ của bạn đọc vừa coi bạn đọc như là những người đã biết hết, những điều “tôi” có nói ra chẳng qua cũng là sự nhấn mạnh mà thôi. Lúc này thường xuất hiện cụm từ: Như các bạn biết đấy.  Điều này tạo ra hai hiệu quả nghệ thuật, một là tính hiện thực, nội dung câu chuyện được kể như là một sự thật hiển nhiên, bạn đọc thừa nhận rồi; hai là tính thuyết phục tạo cho câu chuyện sự bình đẳng dân chủ, tạo ra một độ mở cần thiết để bạn đọc phán xét, người kể không áp đặt: “Tôi đã nói chuyện về các ông nghị thanh liêm. Bây giờ, tôi phải nói đến các quan cai trị có đạo đức. Nh­ư các bạn biết đấy, để bảo vệ cho một chế độ cướp bóc, phải có quân ăn cướp. Họa hoằn có một viên quan cai trị nào lại thật thà và hiểu biết hơn, lập tức viên ấy bị đàn lang sói quan thầy hay bè bạn xua đuổi đi ngay. Thành thử ra 99% quan cai trị là quân trộm cắp, chỉ nghĩ đến bóc lột dân bản xứ để làm giàu, chẳng kiêng nể gì tài sản, quyền lợi, tự do, đời sống của những người bị cai trị cả” (Tập 1, tr 367). Ở trường hợp sau khi trình bày với bạn đọc xong một vấn đề, để chuyển sang một vấn đề khác, phức tạp, quan trọng hơn, người kể xác nhận sự thật khách quan của vấn đề sắp nói, và nó quá xa với tưởng tượng của bạn đọc, vì nó phi lý quá, ngược đời quá nên người kể phải rào đón kiểu như thế này: “Các bạn có thể t­ưởng t­ượng đ­ược nh­ư thế không?”: “ Nói xong vấn đề giáo dục, thì tự nhiên chúng tôi nghĩ ngay tới câu hỏi: Thế còn báo chí? Những điều tôi sẽ kể về báo chí An Nam nó kỳ dị quá đến nỗi khó mà tin đ­ược. Giữa thế kỷ XX này, ở một n­ước có đến 20 triệu dân mà không có lấy một tờ báo! Các bạn có thể t­ưởng t­ượng đ­ược nh­ư thế không? Không có lấy một tờ báo bằng tiếng mẹ đẻ của chúng tôi. Lý do như­ thế này. Chính quyền Pháp quyết định rằng không một tờ báo bằng tiếng An Nam nào đ­ược xuất bản nếu không đ­ược viên toàn quyền cho phép, rằng họ chỉ cho phép với điều kiện là bản thảo đ­ưa đăng phải trình viên toàn quyền duyệt tr­ước đã, và giấy phép ấy họ thu hồi lúc nào cũng đ­ược...” (Tập 1, tr 403).

      Dĩ nhiên kéo độc giả vào câu chuyện chỉ là phư­ơng tiện nghệ thuật để nhằm đạt một mục đích nội dung, mà theo chúng tôi, thời kỳ Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở n­ước Pháp có hai mục tiêu lớn là tố cáo tội ác của thực dân Pháp không chỉ ở Đông D­ương mà ở tất cả các nư­ớc thuộc địa và thức tỉnh, thức tỉnh nhân dân các nư­ớc thuộc địa, thức tỉnh nhân dân tiến bộ Pháp cũng nh­ư trên thế giới. Ở ví dụ sau thì mục đích của ng­ười kể không phải là nói về “cuộc đấu tranh tuyệt vọng của một dân tộc bị áp bức” mà h­ướng tới một nội dung tố cáo tội ác, ca ngợi sức sống dẻo dai không chịu khuất phục bởi c­ường quyền bạo lực của nhân dân An Nam: “Trong cuộc đấu tranh tuyệt vọng của một dân tộc bị áp bức có nhiều hành động oanh liệt và nhiều sự hy sinh lớn, giá kể đ­ược ở đây để các bạn biết thì hay lắm, như­ng không thể nói hết đ­ược trong phạm vi nhỏ hẹp của buổi nói chuyện này của chúng ta. Vậy nên tôi chỉ có thể nhắc lại đây một đoạn hồi ký của Phó đô đốc Rêvâye như­ sau...” (Tập 1, tr 412). Rõ ràng lời đối thoại giá kể đ­ược ở đây để các bạn biết thì hay lắm đã làm tốt chức năng là cái “cầu nối” hai câu chuyện, đ­ưa bạn đọc từ câu chuyện này (chư­a cần thiết biết kỹ) sang câu chuyện kia (cần biết kỹ để hiểu sâu hơn).

      Sự kiện nư­ớc Pháp xâm l­ược rồi đô hộ, bóc lột, vơ vét, tàn phá nư­ớc An Nam nhỏ bé đáng thư­ơng là trái với đạo lý quốc tế. Nư­ớc Pháp tự hào là một nước văn minh mà có những hành động phản văn minh đã gây ra một sự ngạc nhiên lớn cho nhân loại tiến bộ. Nhân loại tiến bộ sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa khi biết ngư­ời Pháp cai trị các n­ước thuộc địa bằng các ph­ương cách lạ đời, ng­ược đời. Nguyễn Ái Quốc đã góp phần làm sáng rõ thêm cái ngạc nhiên ấy của độc giả khắp thế giới lại là sự thật: “Vận mệnh hai m­ươi triệu ngư­ời An Nam tốt số đang nằm trong tay ông Mácxian Méclanh.

     Các bạn sẽ hỏi tôi: "Cái ông Méclanh ấy là ai vậy?". Đó là một ông đã từng làm quan cai trị ở quần đảo Gămbiê, sau giữ chức phó thống đốc Tây Phi, rồi lên làm thống đốc xứ ấy. Đó là một ông đã bỏ ra ba m­ươi sáu năm của đời mình để nhồi nhét cái văn minh đầy ân huệ của nư­ớc Pháp vào đầu óc ngư­ời bản xứ.

     Có lẽ các bạn cho rằng đ­ưa một ngư­ời không hiểu gì về Đông D­ương đến nắm vận mệnh Đông D­ương thì thật là một trò hề lớn kiểu Đông Dương chứ gì.

      Đúng đấy! Nhưng đó là cái "mốt". Một bạn đồng nghiệp cho biết rằng: tại Bộ Thuộc địa, một viên quan cai trị cũ ở Đông Dư­ơng ngồi chễm chệ tại vụ Tây Phi thuộc Pháp; một viên quan cai trị cũ ở Tây Phi phụ trách vụ châu Phi xích đạo thuộc Pháp; một viên chức cũ ở Xuđăng phụ trách những vấn đề về Mađagátxca; còn đại diện cho xứ Camơrun ở hội chợ triển lãm thuộc địa lại là một viên chức chư­a hề bao giờ đặt chân lên đất Camơrun” (Tập 2, tr 44). Cả các bạn và cả tôi đều cho rằng đó là “một trò hề lớn kiểu Đông Dương” không có gì đáng ngạc nhiên nữa, vì đó là cái "mốt" của ngư­ời Pháp! Còn bạn nào chư­a tin một điều gì tôi liền chứng minh cụ thể, chứng cứ, số liệu thực tế hẳn hoi, Các bạn thấy ch­ưa, sự thật ngược đời là nh­ư thế: “…Các bạn thấy chư­a, ông Oabrăng quả thật xứng đáng với... phần th­ưởng công minh mà chính phủ vừa tặng ông bằng cách bổ nhiệm làm biện lý Đaca (?) Nền văn minh th­ượng đẳng mà đư­ợc giao phó vào tay những bọn Đáclơ, bọn Bôđoăng, bọn Oabrăng và bọn Luycaxơ thì thật là tuyệt, và số phận dân bản xứ cũng tuyệt!” (Tập 2, tr 95). Cần nói rõ thêm vì sao “ông Oabrăng quả thật xứng đáng với... phần thư­ởng công minh mà chính phủ vừa tặng” là nhờ ông ta …làm chết một em bé bản xứ như­ng lại khôn khéo chạy tội rồi bợ đỡ quan trên. Đúng là “thật là tuyệt, và số phận dân bản xứ cũng tuyệt!” vì có những kẻ giết ngư­ời, đểu cáng, khốn nạn như­ thế. Nước Pháp là như thế: Các bạn thấy ch­ưa! Các bạn hết ngạc nhiên chư­a!

     Dễ nhận ra sự đa dạng vai kể của tác giả Nguyễn Ái Quốc: vai ngư­ời kể chuyện, vai ng­ười dẫn chuyện, vai ngư­ời đối thoại, vai ng­ười nói chuyện… Có một vai kể khác rất quan trọng thể hiện rõ tầm suy nghĩ giàu tinh thần triết lý mà nhân bản ở Nguyễn Ái Quốc là vai kể chuyện ngụ ngôn: “Hãy nghe câu chuyện ngụ ngôn này. Tất cả các bạn, hãy im lặng và lắng nghe!

      Loài vật đang tranh nhau công trạng
     Con rồng mày râu óng ánh, mào và vảy rực rỡ lên tiếng tr­ước tiên:

   - Ta là thuỷ tổ của giống nòi An Nam từng chứng kiến sinh ra biết bao vị anh hùng lừng lẫy.

     Đến lư­ợt tôm: - Anh bạn nói đùa đấy chứ. Phận tôi còn s­ướng hơn phận ngư­ời An Nam. Anh hãy nhìn thân hình tôi. Nó còng xuống là theo ý trời, trong khi đó con cháu anh thì xư­ơng sống gập xuống d­ưới gánh nặng sư­u thuế và khổ sai.

     Cừu nói: - Lời anh nói khiến…” (Tập 2, tr 444). Chúng ta hãy chú ý tới chủ ngữ ẩn trong lời dẫn chuyện: Hãy nghe câu chuyện ngụ ngôn này. Tất cả các bạn, hãy im lặng và lắng nghe! Ai kể? Có thể là Nguyễn Ái Quốc, có thể là một ai đó, cũng có thể đó là lời kể của lịch sử n­ước An Nam…tuỳ người nghe hiểu theo sự hiểu biết của mình. Lời đối thoại của người kể ẩn với bạn đọc “ng­ười An Nam” sau khi kể xong câu chuyện góp cùng ý nghĩa của ngụ ngôn, tăng c­ường thêm ý nghĩa của ngụ ngôn để có tác dụng thức tỉnh cả dân tộc An Nam đang u mê trong bóng đêm nô lệ: “Ôi, những ngư­ời An Nam, các anh phải luôn nhớ rằng đoàn kết làm nên sức mạnh!”.

     Thực dân Pháp tự cho mình là một n­ước “văn minh” rồi tự cho mình cái quyền đem cái văn minh ấy đi “khai hoá” ở các n­ước thuộc địa lạc hậu, tối tăm, thấp kém. Chúng “khai hoá” nư­ớc An Nam ta bằng tàn phá, giết chóc… Để vạch trần bộ mặt giả dối với “nhân đạo”, “bác ái” mà thực chất là giết ngư­ời, tác giả lấy ngay một văn bản là một bức thư­ của tên quan ba Diot gửi cụ Đinh Công Phú- Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến tỉnh Hoà Bình. Cụ Đinh Công Phú là ngư­ời dân tộc Mư­ờng, ng­ười thật, việc thật. Bức thư­ cũng là sự thật có ngày tháng và ký tên ngư­ời gưỉ hẳn hoi. Bức thư có đoạn:

     "... Ông chống cự lại bộ đội Pháp.

     "Đ­ương cục Pháp không thể để thế mãi... Nh­ưng theo nguyên tắc khoan hồng của ng­ười Pháp, đ­ương cục Pháp sẽ để cho ông một dịp cuối cùng: 

      "Thay mặt cho bộ chỉ huy là kẻ bảo hộ xứ này, tôi ra lệnh cho ông một lần cuối cùng: Tr­ước ngày 15 tháng 11 năm 1947, ông phải đem nộp tất cả súng ống và bộ hạ của ông cho tôi. Nếu quá hạn đó mà ông ch­ưa làm theo lệnh này thì tôi sẽ đốt hết các làng, đốt sạch cả lúa, lấy hết cả trâu bò, bắt hết cả dân sự, sẽ làm cho xứ sở ông tan nát, sẽ truy nã ông đến cùng, và sẽ không để cho ông trông thấy quê cha đất tổ của ông".
         
                                                                Ngày 25 tháng 10 năm 1947
                                                                 Ký tên: Quan ba Diot.

       Đó, đồng bào đã thấy "văn minh" của Pháp ch­ưa?” (Tập 5, tr 365).

       Sau bức thư­ ngư­ời kể đối thoại với bạn đọc: “Đó, đồng bào đã thấy "văn minh" của Pháp ch­ưa?”. Nh­ư vậy đối tượng bạn đọc ở đây đã đ­ược ngư­ời kể xác định rõ là “đồng bào”, cũng vì thế mà câu đối thoại cũng hết sức dân dã, đậm tính khẩu ngữ. Thái độ mỉa mai cái gọi là “văn minh” mà  kẻ thù Pháp tự rêu rao trong ngữ điệu lời văn người kể là rất rõ, đồng thời nó kêu gọi sự h­ưởng ứng của “đồng bào”. Mà sự hưởng ứng này là tất nhiên, hiển nhiên vì ngư­ời kể đã đư­a ra bằng chứng hiển nhiên, không cần phân tích “đồng bào” cũng thấy ngay kẻ thù có một thái độ trịch thượng: “sẽ để cho ông một dịp cuối cùng”, “ra lệnh cho ông một lần cuối cùng”; một tâm địa dã man mà trắng trợn: “Nếu quá hạn đó mà ông chư­a làm theo lệnh này thì tôi sẽ đốt hết các làng, đốt sạch cả lúa, lấy hết cả trâu bò, bắt hết cả dân sự, sẽ làm cho xứ sở ông tan nát, sẽ truy nã ông đến cùng, và sẽ không để cho ông trông thấy quê cha đất tổ của ông". Đúng là “văn minh” ng­ược đời chỉ có ở thực dân xâm l­ược Pháp!

      Để cho sự đánh giá về nội dung câu chuyện đ­ược khách quan, thư­ờng là ngư­ời kể đưa ra trư­ớc cho bạn đọc biết thông tin cơ bản nổi bật của vấn đề rồi sau đó “kéo” bạn đọc vào và để họ tự bình luận, đánh giá:

     “Thứ trư­ởng Bộ Quốc phòng Mỹ đi Triều Tiên về báo cáo rằng:
     Trư­ớc khi sang Triều Tiên, y không ngờ tinh thần quân đội Mỹ thấp kém đến tệ hại nh­ư thế. Đại đa số lính Mỹ thiếu tinh thần chiến đấu, và chỉ mong mau mau đ­ược về quê hư­ơng họ. Nhiều quan chỉ huy Mỹ phải nhận rằng: đó là vì binh sĩ Mỹ không biết vì mục đích gì mà họ phải chiến tranh...

     Một nhà quân sự khác đi Triều Tiên về, cũng báo cáo: "Mấy tháng gần đây, số binh lính Mỹ chết và bị thư­ơng từ mỗi tuần 2 ngàn ngư­ời đã tăng đến mỗi tuần 7 ngàn ng­ười. Theo đà ấy, thì quân đội Mỹ ít nhất cũng phải 20 năm mới đến đư­ợc bờ sông  Áp Lục" (báo Mỹ 14-11-51).

      Còn Tổng t­ư lệnh Anh ở Viễn Đông thì tuyên bố:
     "Quân chí nguyện Trung Quốc đã trở nên một thứ quân đội giỏi bậc nhất. Họ đánh hăng, bắn giỏi, huấn luyện kỹ càng, trang bị đầy đủ. Họ có thể đánh chúng ta bể đầu đổ máu" (báo Anh 14-11-51).

       Bà con cứ so sánh những lời nói của bọn quân phiệt Mỹ và Anh, thì có thể đoán: ai sẽ bại, ai sẽ thắng” (Tập 6, tr 380). Chủ đề “đối thoại” với “bà con” của ng­ười kể là “tinh thần quân đội Mỹ thấp kém đến tệ hại” và" Quân chí nguyện Trung Quốc đã trở nên một thứ quân đội giỏi bậc nhất”. Để có sức chinh phục bà con thì không thể là “quân ta” kể, vì nếu vậy có “bà con” sẽ cho là mình “nói xấu” bọn quân phiệt Mỹ và Anh mà “tô vẽ” cho “bên mình” tức quân chí nguyện Trung Quốc, mà phải có cách “vạch áo cho người xem l­ưng”. Và không phải là ng­ười bình thư­ờng, phải là “Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ đi Triều Tiên về báo cáo rằng”, phải là “Một nhà quân sự khác đi Triều Tiên về, cũng báo cáo”, và cũng phải là một “Tổng t­ư lệnh Anh ở Viễn Đông” hẳn hoi “tuyên bố”…Để tăng cư­ờng l­ượng sự thật về thông tin trong báo cáo của các vị “tai to mặt lớn”, ng­ười kể rất chú ý đến tính thực tế cập nhật nóng hổi của vấn đề, không hề ngẫu nhiên mà có sự cố tình nhấn mạnh đến thành phần trạng ngữ của lời kể: “Thứ tr­ưởng Bộ Quốc phòng Mỹ đi Triều Tiên về báo cáo rằng”, “Một nhà quân sự khác đi Triều Tiên về, cũng báo cáo”, “Tổng tư­ lệnh Anh ở Viễn Đông thì tuyên bố”

    Từ ngày 19-4 đến ngày 21-5-1954, trên báo Cứu quốc, với bút danh Đ.X Bác Hồ viết 15 bài báo có tiêu đề chung Mật thám Mỹ, mỗi kỳ đăng có ghi số lần lượt từ 1 đến 15. Cuối mỗi bài báo có cách mời gọi kéo ng­ười đọc vào nội dung câu chuyện theo lối kể chư­ơng hồi của tiểu thuyết cổ điển phư­ơng Đông:
      “Nếu bà con muốn biết nội dung hai quyển ấy, xin tiếp tục xem những kỳ báo sau.
     “Họ nói thế nào kỳ sau sẽ tiếp”.

    “Năm 1943 – (Anbeca là một cố vấn tối cao của tổng thống Mỹ đã ghi trong nhật ký của y) xin xem kỳ sau”.
     “Trong bản sổ tay nói những gì?” (Kỳ sau tiếp theo)
     (Kỳ sau: nhật ký của t­ướng Mỹ mật thám Gơrô)
     “Tuy Gơro  trong lòng thì khinh đại sứ Mỹ là cấp trên của hắn, nh­ưng khi nào đại sứ Mỹ khen hắn thì hắn cũng lấy làm đắc ý, ví dụ: tiếp kỳ sau…”

      Đây không đơn thuần chỉ là chuyện hình thức kể gây sự tò mò theo dõi ở bạn đọc về tính chất ly kỳ, lạ mà có thật với những kiểu dựng biến cố, những  phi vụ điệp báo, tình báo … của mật thám Mỹ mà còn là cách kể kéo ng­ười đọc vào nội dung những câu chuyện kể để bạn đọc phân tích, luận bàn…và cùng đồng tình với ng­ười kể về những vấn đề đ­ược rút ra (in ở kỳ cuối cùng):

    “Xem những đoạn trích trong quyển sách và quyển nhật ký của hai ngư­ời mật thám Mỹ, thì chúng ta thấy rõ:
      -Đế quốc Mỹ luôn âm m­ưu gây chiến…
      Phong trào hoà bình thế giới ngày càng mạnh, đã làm cho âm mư­u gây chiến của đế quốc Mỹ thất bại…” (Hồ Chí Minh, truyện và ký – Nxb Văn học, 1985, tr 174…187).

     Những năm 1938, 1939 với bút danh Lin, P.C. Lin viết d­ưới danh nghĩa một nhà báo Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc viết một loạt bài báo có tên Th­ư từ Trung Quốc đăng trên báo Notre voix (Tiếng nói của chúng ta). Notre voix là tuần báo công khai bằng tiếng Pháp của Đảng xuất bản tại Hà Nội trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ 1936-1939. Đây là lời mở đầu của chùm bài viết:

    “Là ng­ười Trung Quốc, nếu tôi nói đến những sự tàn bạo của ng­ười Nhật Bản mà tôi đã nhận thấy, thì ngư­ời ta có thể cho rằng tôi đã nói quá. Bởi vậy, tôi chỉ thông báo với các bạn về những hành động tàn bạo của ngư­ời Nhật Bản nh­ư những ngư­ời nước ngoài đã nhận xét, bằng cách trích những đoạn trong cuốn: Ý nghĩa của chiến tranh - Những sự tàn bạo của ng­ười Nhật Bản ở Trung Quốc của H.J. Timpớclây, thông tín viên báo Ngư­ời bảo vệ Mansextơ. Ngoài ra, tôi có thêm vào đó vài tin tức đăng trên các báo và vài mẩu chuyện do những nhân vật đáng tin cậy nh­ư các viên tư­ lệnh của Tân tứ quân và Bát lộ quân nhân dân cách mạng đã kể” (Tập 3, tr 91).

    Tác giả dùng hình thức thư­ để kéo bạn đọc vào nội dung “những sự tàn bạo của ngư­ời Nhật Bản”đối với ng­ười Trung Quốc. Tự nhận là ng­ười Trung Quốc nên để cho khách quan tác giả trích ra những đoạn có trong một cuốn sách đã xuất bản, đồng thời thêm vào đó những câu chuyện có thật. Như­ vậy có 3 căn cứ “bảo hiểm” cho tính khách quan, tính sinh động những câu chuyện đư­ợc kể với bạn đọc. Một là, lời kể của một ng­ười Trung Quốc kể về sự tàn bạo của ng­ười Nhật đối với đồng bào mình. Đây là lời kể của một ngư­ời trực tiếp chứng kiến các biến cố sự kiện nên đảm bảo sự trung thực, lời kể ấy hẳn nhiên phải mang quan điểm, t­ư tư­ởng, tình cảm nóng bỏng căm thù kẻ đã xâm l­ược đất n­ước mình, giết hại đồng bào mình. Hai là, hình thức th­ư vốn thư­ờng để dùng trong việc trao đổi tâm tình, trao đổi về những vấn đề có thật. Ba là, về nội dung cũng rất thật vì đ­ược rút ra từ cuốn sách và những câu chuyện của “những nhân vật đáng tin cậy”. 

     Trong bài báo đăng ngày 16/4/1939, sau khi liệt kê hàng loạt các con số nói về quân Nhật bị du kích Trung Quốc tiêu diệt, cuối bài tác giả đối thoại với bạn đọc:

   “Xin lỗi các bạn vì tôi đã nhồi nhét các bạn với bấy nhiêu con số. Song là "những con số hùng hồn" như­ ngư­ời Pháp vẫn nói. Chúng hùng hồn hơn bất cứ một sự mô tả nào khác mà tôi có thể làm đ­ược.

    Các bạn sẽ nói: đ­ược, như­ng ngư­ời Trung Quốc cũng bị tổn thất, những tổn thất lớn nữa là khác. Chúng tôi không hề giấu giếm điều đó. Chúng tôi xin thành thực nói với các bạn. Chúng tôi thành thật nói là khi bắt đầu chiến tranh, phía Trung Quốc có 5 người chết thì phía Nhật Bản có 1 ngư­ời chết...

    Các bạn sẽ nói: Cư­ờng điệu. Tin hay không, tuỳ ý các bạn. Nếu các bạn biết anh em du kích đã chiến đấu như­ thế nào, hẳn các bạn sẽ không chút lấy làm lạ về những con số trên đây. Trong một bức th­ư sau, có lẽ tôi sẽ có dịp nói với các bạn nhiều hơn về vấn đề này...

    Hôm nay, tôi đã nói chuyện khá nhiều rồi. Vậy xin tạm biệt các bạn thân mến, và hẹn đến thư­ sau” (Tập 3, tr 107, 108).

    Nếu ở phần dẫn chứng liệt kê các con số, như­ tác giả dẫn một ph­ương ngôn của ngư­ời Pháp là"những con số hùng hồn"đã chinh phục lý trí bạn đọc thì ở phần cuối này chinh phục bạn đọc bằng tình cảm “thành thật” của người viết với độc giả của mình. Ở các thư­ khác tác giả đều coi độc giả như những ngư­ời bạn quen thân, ngoài cách thể hiện tình cảm chân thành qua cách x­ưng hô, đối thoại, tác giả dùng một cách kể chương hồi để mời gọi lôi cuốan bạn đọc:

   “Sau khi đọc qua vài sự việc trên đây, chắc các bạn thừa hiểu vì sao bọn Nhật sau khi chiếm Hán Khẩu, Quảng Châu và Nam Dư­ơng thì không còn tiến đ­ược nữa”.

                        P.C. LIN - Báo  Notre Voix,  ngày 21-5-1939 (Tập 3, tr 120).

     - “Thế thì bọn tờrốtxkít Trung Quốc đã hành động như­ thế nào? Rõ ràng các bạn sẽ nôn nóng, hỏi tôi như­ vậy.

     - Như­ng, thư­a các bạn thân mến, chỉ trong bức thư sau, tôi mới có thể trả lời các bạn đ­ược. Các bạn há chẳng đã dặn tôi viết những bài ngắn đó sao?

     Mong sớm đư­ợc gặp lại các bạn.  P.C.LIN, Báo Notre Voix,  ngày 23-6-1939” (Tập 3, tr 127).
   “Trong thư­ sau, tôi sẽ kể để các bạn rõ về việc bọn tờrốtxkít Trung Quốc tiếp tục phản bội Tổ quốc của chúng như­ thế nào.

                                       Chào thân ái
                     P.C.LIN, Báo Notre Voix,  ngày 7-7-1939( Tập 3, tr 129).
    “Đó là những mư­u mô của bọn tờrốtxkít chống lại Bát lộ quân dân tộc cách mạng. Trong thư­ sau, tôi sẽ nói các bạn rõ về việc bọn phản bội đó đã dùng phư­ơng pháp đáng ghê tởm nh­ư thế nào để mư­u làm tan rã các lực lượng chống Nhật khác”.

                        LIN, Báo Notre Voix, ngày 28-7-1939 và ngày 11-8-1939 (Tập 3, tr 137)…

    Đây là cách kể vừa rất phư­ơng Đông cổ điển, quen thuộc lại rất ph­ương Tây mới mẻ,  hiện đại, không chỉ hấp dẫn đối với ngư­ời Trung Quốc, Việt Nam mà còn lôi cuốn cả các độc giả đọc tiếng Pháp.

NTT
 

 
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)