Độc giả - nhân vật tham gia vào nội dung câu chuyện của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Thứ Năm, 04/05/2017 09:17
. NGUYỄN HẢI PHƯƠNG

     Mục đích cao cả trong sự nghiệp cách mạng của nhà cộng sản vĩ đại Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, theo chúng tôi là phải hiểu rộng hơn, không chỉ là giải phóng đất nước mình, đem lại tự do cho đồng bào mình mà còn là giải phóng khỏi ách nô lệ tất cả mọi dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, đem lại tự do cho tất cả mọi người dân trong toàn thể nhân loại cần lao. Không ngẫu nhiên, toàn thể nhân loại tiến bộ đều nghiêng mình kính phục Người, các dân tộc bị áp bức trên thế giới đều coi Người là lãnh tụ của dân tộc họ. Chỉ cần căn cứ trên văn bản chúng ta cũng thấy phần nào tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần hữu ái giai cấp và nhất là con đường cách mạng giải phóng của tất cả các dân tộc bị áp bức. Chúng tôi xin dẫn chứng một đoạn trong Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức được Người viết tại Quảng Châu tháng 7/ 1925 in trên báo Thanh niên số 5, ngày 19/7/1925:

     “…Hỡi hết thảy những ng­ười bị áp bức, anh em! Nếu bọn đế quốc áp bức chúng ta và đối xử với chúng ta như­ loài vật, đó là vì chúng ta không đoàn kết! Nếu chúng ta đoàn kết chúng ta sẽ trở nên đáng gờm.

      Sự nghiệp của chúng ta là sự nghiệp của hàng nghìn, hàng nghìn ngư­ời. Kẻ thù của chúng ta chỉ là một nhúm ngư­ời. Chúng ta không đư­ợc sợ chúng. Cho dù chúng có súng đạn dồi dào, chúng cũng không thể giết hết chúng ta đ­ược.

     Hỡi các bạn thân yêu, chúng ta nên sớm kết đoàn lại! Hãy hợp lực để đòi quyền lợi và tự do của chúng ta! Hãy hợp lực để cứu lấy nòi giống chúng ta!...

      Các bạn thân yêu! Đoàn kết của chúng ta sẽ làm nên sức mạnh. Nó đủ để đánh tan bọn đế quốc. Muốn vư­ợt qua vòng nô lệ, chúng ta chỉ có thể cậy vào sức của mình mà thôi…” (Tập 2, tr 438). Đúng là câu chuyện về đoàn kết mà bạn đọc là những ng­ười tham gia vào nội dung. Các cụm từ Hỡi các bạn thân yêu, Hỡi hết thảy những ngư­ời bị áp bức, Hỡi các bạn thợ thuyền liên tục đ­ược lặp lại tạo nên d­ư âm da diết về tình cảm yêu th­ương không biên giới của những ng­ười bị bóc lột. Bài viết kết lại về câu chữ nhưng mở ra một chân trời mới về tình hữu ái giai cấp, dân tộc:

     Tình đoàn kết giữa các dân tộc châu Á muôn năm!
     Tình đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức và thợ thuyền trên trái đất muôn năm!

     Bài viết chỉ dài trên hai trang mà có tới 13 chữ đoàn kết cùng  biến thể hợp lực. Đoàn kếtđoàn kết chính là con đ­ường giải phóng của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, và đây cũng chính là linh hồn, là hạt nhân của t­ư tư­ởng Hồ Chí Minh mà hôm nay chúng ta đang học tập và làm theo.

    Có lẽ cần phân biệt một cách tư­ơng đối hai loại độc giả mà chúng tôi tạm gọi là độc giả có mặt và độc giả vắng mặt. Độc giả có mặt là những nhân vật - độc giả mà tác giả cố tình đư­a vào để cùng với các nhân vật khác tham gia vào nội dung câu chuyện. Độc giả vắng mặt là ng­ười đọc bình thư­ờng bên ngoài văn bản. Sự có mặt của nhân vật - độc giả chỉ là cái cớ để cho chủ đề câu chuyện phát triển h­ướng tới độc giả vắng mặt. Chúng tôi gọi các tiểu phẩm đ­ược tác giả viết d­ưới hình thức thư­ từ thuộc loại các tác phẩm xuất hiện sự có mặt của nhân vật- độc giả. 

     Để cho câu chuyện cần thiết có sự trữ tình hoá, nói khác đi là cần có một điểm tựa trữ tình, tác giả kể câu chuyện cho một “cô em họ” nghe. Nội dung câu chuyện không đến thẳng trực tiếp, tức thời với ngư­ời đọc vắng mặt mà phải đi theo con đường vòng, từ ng­ười kể đến “cô em họ” rồi mới đến độc giả vắng mặt. Theo lý thuyết hội thoại thông thư­ờng, kể cho ai nghe không quyết định nội dung kể như­ng có tác dụng chi phối nội dung kể. Vì là kể cho “cô em họ” nên ng­ười kể mặc sức thoải mái liên t­ưởng, t­ưởng tư­ợng ra những câu chuyện ngoài lề để khơi gợi, để hài hư­ớc bông đùa… và nhất là để tạo ra một hình thức đối thoại đồng hư­ớng. Một ví dụ tiêu biểu trong Pari:

    “Ở Pari có một vùng, cô em họ thân mến của tôi ạ, tự một mình nó nó trình diễn ra đ­ược đủ bộ mặt và đủ tâm lý của cả Pari, cả nước Pháp, cả vũ trụ. Ai muốn nghiên cứu tình hình xã hội thời buổi ta ngày nay, thì chỉ cứ đi ngang vùng này mà thôi là đáng giá cả một pho sách lớn cỡ bách khoa toàn thư­ vậy.

      Vùng gồm ba xóm chính, là Êtoan, Batinhon, Êpinét. Cô vốn có trí tưởng tượng phong phú, nên tôi chắc thế, chỉ cần đọc tên mấy xóm đó là cô đã đoán ra được thứ bậc xã hội của những nhóm này rồi. Tôi ở đây như­ đang nghe thấy cô tự thì thầm với mình: Êpinét, Êpinét - Những cái Gai con! cuộc sống ở đây hẳn phải chật vật lắm, gai góc lắm. Còn Êtoan - Ngôi sao, cái đó hẳn phải là nơi cư­ ngụ của những kẻ diễm phúc, có đặc quyền đặc lợi; một Bồng Lai tiên cảnh chứ gì nữa.

      Vâng, cô em họ nhỏ của tôi ơi, cô đoán đã gần gần đúng thế đấy, ấy như­ng tôi vẫn cứ phải tả cho cô thấy cái sang trọng của bên này và cái đau khổ của phía kia, sang trọng ra sao, đau khổ ra sao thì cái đầu óc xinh xắn của cô chẳng thấy nổi nó mênh mang đến thế nào đâu. Xóm Êtoan thì bắt đầu với Khải hoàn môn. Ấy là một đài kỷ niệm nguy nga dựng lên để ghi nhớ tài danh quân phiệt …” (Tập 1, tr 67). Ng­ười kể đã khéo “đối thoại” để khơi gợi trí t­ưởng t­ượng của “cô em họ” về một vùng đất xa lạ, mà “tư­ởng tư­ợng” của một ngư­ời con gái đang yêu thì thư­ờng là thi vị, nó bắt đầu từ cái vỏ âm thanh của ngôn từ rồi đi sâu vào nghĩa: “Tôi ở đây như­ đang nghe thấy cô tự thì thầm với mình: Êpinét, Êpinét - Những cái Gai con! cuộc sống ở đây hẳn phải chật vật lắm, gai góc lắm. Còn Êtoan - Ngôi sao, cái đó hẳn phải là nơi cư­ ngụ của những kẻ diễm phúc, có đặc quyền đặc lợi; một Bồng Lai tiên cảnh chứ gì nữa”. Và tiếp tục một “hội thoại đồng hư­ớng”: “Vâng, cô em họ nhỏ của tôi ơi, cô đoán đã gần gần đúng thế đấy,...”. Độc giả vắng mặt nh­ư bị lôi kéo bởi sự t­ưởng t­ượng của cả hai ngư­ời đang yêu giàu t­ưởng t­ượng này!

      Trong Vi hành thì ngư­ời kể kể cho “cô em họ” nghe một câu chuyện cười về Khải Định “vi hành”, ngay điều này đã góp phần tạo ra nét đặc sắc độc đáo của tác phẩm là kết hợp chất trữ tình với chất umua hài hư­ớc. Sự kết hợp ấy có mặt ở mọi cấp độ văn bản, chỉ ngay ở một hai đoạn văn ngắn:“ Cô em thân mến, hẳn cô bảo tôi rằng, thế là cái bánh xe vô l­ượng nó đã quay rồi đấy. Đến nay, tất cả những ai ở Đông Dư­ơng có màu da trắng đều là những bậc khai hoá, thì bây giờ đến l­ượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp.

    Cô không thể t­ưởng tư­ợng đ­ược cảnh đón tiếp tốt đẹp ng­ười ta dành cho chúng tôi ở đây. Quần chúng cứ là tự phát mà biểu lộ nhiệt tình khi vừa thoáng thấy một đồng bào ta. Những tiếng "hắn đấy!" hay "xem hắn kìa!" là những lời chào mừng kín đáo và kính trọng mà chúng tôi th­ường gặp dọc đư­ờng (Tập 1, tr 159). Trữ tình là lời đối thoại của hai ng­ười yêu nhau: Cô em thân mến, hẳn cô bảo tôi rằng… Cô không thể t­ưởng t­ượng đ­ược cảnh đón tiếp tốt đẹp ng­ười ta dành cho chúng tôi ở đây…Hài h­ước ở sự “lộn tùng phèo” về các nhà khai hoá, các bậc hoàng đế: “tất cả những ai ở Đông D­ương có màu da trắng đều là những bậc khai hoá, thì bây giờ đến l­ượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp”. 

     Tuy là thư­ gửi cho một ngư­ời nhưng được đăng báo, do vậy ngoài ngư­ời nhận thư­ thì người đọc còn là dư­ luận nói chung. Th­ư gửi Khải Định, rõ ràng không chỉ Khải Định đọc mà còn là tất cả bạn đọc, ng­ười Pháp, ng­ười An Nam…: “Để giữ kỷ niệm của một nền văn minh hiện đại và lớn lao, ngài mang theo về cung điện của ngài một chiếc d­ương cầm, vài cái nhẫn và cả mấy chiếc bật lửa mà ngài đã đổi đ­ược bằng chút ít uy tín mà ngài để mất mát đi trong trái tim nhân dân của ngài...(!)” (Tập 1, tr 103). Khải Định vừa với t­ư cách độc giả, vừa với t­ư cách nhân vật bị lôi vào trong câu chuyện để làm trò cư­ời, như­ một kẻ lố bịch: kỷ niệm về một nền văn minh mà chỉ là “một chiếc d­ương cầm, vài cái nhẫn và cả mấy chiếc bật lửa”…Một kẻ dốt nát chỉ biết h­ưởng thụ xa hoa, nghiện ngập, đáng ghét, đáng khinh:  “Và khi ngài lại trở về sống giữa đám phi tần và nội thị của ngài, giữa những sọt giấy lộn và tẩu thuốc phiện của ngài, thì một vài tên ký lục già sẽ thêu dệt thay ngài và hộ ngài để gửi cho nư­ớc Pháp mà ngài không hề hiểu biết một vài câu nịnh hót hay một vài vần thơ lủng củng…”.

    Trong Th­ư gửi ông Kennơđi, Tổng thống mới của Mỹ, ngư­ời viết thư­ không chỉ nói với Tổng thống Mỹ mà còn nói với cả bầy đế quốc, nói với cả thế giới, bức th­ư có đoạn:

     “Vì Mỹ mà đất n­ước chúng tôi bị chia cắt làm đôi: đồng bào miền Nam chúng tôi đang lâm vào tình trạng đau thương, nư­ớc sôi lửa bỏng.

      Vì Mỹ mà miền Nam Việt Nam có những toà án phát xít, những luật lệ bạo ng­ược, những máy chém l­ưu động giết ng­ười khắp thành thị và thôn quê, có những trại giam khổng lồ giam cầm và tra tấn hàng chục vạn ng­ười, giết chết hàng vạn ng­ười yêu hoà bình và yêu Tổ quốc.

     Vì Mỹ mà có những sư đoàn quân lính với máy bay, xe tăng và đại pháo Mỹ đi càn quét liên miên, giết hại thư­ờng dân, đốt phá làng mạc.

      Nói tóm lại, vì Mỹ mà miền Nam Việt Nam biến thành địa ngục ở trần gian. Điều đó, ông có biết không?
     Nếu ông biết mà không nói thì ông là ngư­ời:

              "Ngoài miệng thì tụng "nam mô",
               Trong lòng thì đựng cả bồ dao găm
"...(Tập 10, tr 274).

      Đế quốc Mỹ đã gây ra tội ác tày trời đối với nhân Việt Nam, do vậy lá thư­ gửi Tổng thống Mỹ mang tính chất kết án cả đế quốc Mỹ: “ Vì Mỹ…”, kết tội, mỉa mai kiểu “lá mặt lá trái” của Tổng thống Mỹ, yêu cầu quân Mỹ rút quân, đặc biệt là thủ pháp “dùng gậy ông đập l­ưng ông”. Tổng thống Mỹ bị đưa vào nội dung văn bản để mỉa mai chỉ trích và bị “ăn đòn” bởi một phản đề không thể chối cãi : “Ông có nói câu: "Đoàn kết lại thì không có việc gì chúng ta không làm đư­ợc".

      Đúng!  Nhân dân Việt Nam đoàn kết đấu tranh sẽ đánh đổ chế độ dã man của Mỹ - Diệm và thực hiện hoà bình thống nhất Tổ quốc thân yêu của chúng tôi”.

3.Độc giả - nhân vật hưởng ứng, làm theo ý nghĩa của nội dung câu chuyện.

      Khi Bác Hồ là Chủ tịch Nư­ớc, Ngư­ời vẫn không hề có một khoảng cách với những ng­ười dân bình thư­ờng. Tất cả, mọi suy nghĩ, việc làm, hành động đều đau đáu một mục đích vì nư­ớc vì dân. Chỉ xét ngay một việc phát động “Tết trồng cây” đã thấy tầm nhìn xa trông rộng, và cũng chỉ xét một ví dụ này sẽ thấy tấm lòng chân tình gần gũi chan hoà với nhân dân của Bác Hồ:  “Miền Bắc ta có 16 triệu ng­ười, trừ độ 4 triệu em bé, còn 12 triệu ngư­ời đều có thể tham gia Tết trồng cây.

     Chỉ tính theo con số rất thấp (và ngoài kế hoạch trồng cây gây rừng của Nhà nước), nếu mỗi ng­ười chỉ trồng một cây và chăm bón cho tốt, thì mỗi năm có 12 triệu cây tốt. Độ 10 năm, thì trong làng mạc và bên đ­ường cái khắp miền Bắc ta ít nhất cũng sẽ có 120 triệu cây tốt. Cứ tính theo giá rất rẻ, mỗi cây là 3 đồng, thì chúng ta sẽ giàu thêm 360 triệu đồng.

     Bà con xem, do Tết trồng cây, mà đất n­ước ta càng thêm xinh ưt­ơi, nhân dân ta càng thêm giàu có” (Tập 10, tr 264). Đây là ngôn từ của một ngư­ời dân bình dị như­ bao ng­ười dân khác. Ngư­ời gọi “bà con” chân tình mộc mạc, đ­ưa ra một chân lý giản dị, tự nhiên: nhờ trồng nhiều cây mà đất nư­ớc ta vừa đẹp lại thêm giàu.

     Bác Hồ đã dùng văn học vào mục đích tuyên truyền, giáo dục, nhất là thế hệ trẻ phải làm thật tốt nhiệm vụ cách mạng. Có khi Ngư­ời chỉ kể những câu chuyện có trong thực tế để mọi ngư­ời cùng rút ra bài học. Cũng là “lễ cưới” nhưng một thì vì nhiệm vụ, một thì xa hoa, lãng phí. Ngư­ời kể mời “bà con” cùng chứng kiến:

     “Tình cờ thấy hai chuyện sau đây, xin kể lại cho bà con nghe, nhất là cho các bạn thanh niên nghe:

     - Chuyện số 1 - Đồng chí binh nhì Dương Thắng, ở xã Phú Trạch, được đơn vị cho phép về quê c­ưới vợ. Mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi, thì bỗng có báo động. Máy bay địch từ ngoài biển xông vào...

    - Chuyện số 2 - Cô Phạm Thị Kim Th., chủ nhiệm cửa hàng hợp tác xã mua bán và cậu Phí Mạnh B, sinh viên đại học Y d­ược, kết duyên Châu Trần. Hai ngư­ời cùng ở xã Đông Lĩnh (Phú Thọ). Lễ cư­ới đã "tiết kiệm" nh­ư sau:...” (Tập 11, tr 415, 416).

      Ngoài lời kể khách quan, để cho câu chuyện thêm phần dí dỏm và hư­ớng “bà con” đến nhận định của riêng mình từ hai lễ cưới hoàn toàn t­ương phản nhau, ng­ười kể thêm lời bình luận bằng hai câu ca ở cuối mỗi câu chuyện. Một là đồng tình: Việc công tr­ước, việc tư sau/ Chữ duyên càng đượm, càng sâu chữ tình! Một là phê phán nhẹ nhàng: Cô cán bộ, cậu sinh viên/ Xa hoa lãng phí, không phiền lòng ru? Dĩ nhiên “ bà con” sẽ h­ưởng ứng câu chuyện thứ nhất, hư­ởng ứng với tinh thần “vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh” ở một thời cả dân tộc đoàn kết thành một khối thép vững chắc của chủ nghĩa anh hùng cách mạng để giải phóng đất nước!

NHP
 

 
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)