VNQĐ kết nối  VNQĐ số mới

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 841 (cuối tháng 3/2016)

Thứ Năm, 17/03/2016 11:03
chu phoong arial moi copy - Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 841 (cuối tháng 3/2016) được mở đầu bằng bài đối thoại giữa Tạp chí và Đại tá Nguyễn Văn Khánh - Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam, nhân dịp kỷ niệm 41 năm giải phóng Quảng Nam - Đà Nẵng.
 
Phần Văn xuôi giới thiệu bút ký Trên đỉnh Mỏ Cùm của Nguyễn Luân, các tản văn Ma làng của Đỗ Văn Nhâm, Praha có buồn không? của Kiều Bích Hậu và các truyện ngắn Hương thảo dược của Nguyễn Thu Hằng, Vương quốc Khỉ của Hoàng Giá, Bầu trời của V của Trần Băng Khuê.
 
Hương thảo dược là câu chuyện cảm động, nhân văn về cuộc sống, tình yêu, tình nghĩa của những thân phận éo le đã biết vượt lên, hóa giải hoàn cảnh bằng đức vị tha. Đi hết câu chuyện, thấy cuộc đời này nhiều khi thật mơ hồ, khó phân định giữa cái gọi là đắc tội và ban ân, đáng ruồng bỏ và nên dung thứ, và thấm thía hơn minh triết “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên” của tiền nhân.
 
Vương quốc Khỉ là câu chuyện lạc rừng quánh đặc kịch tính của một nữ chiến sỹ quân y xinh đẹp, sau một trận phục kích của địch, lọt thỏm vào thung lũng vương quốc của loài khỉ. Những nghĩa cử cao đẹp và cái cách dịu dàng mà chú khỉ vàng đã cưu mang, chở bọc cô gái trong truyện khơi vẫy đối thoại: Liệu con người có phải lúc nào, ở đâu cũng xứng đáng với danh xưng là loài thượng đẳng?
 
Bằng việc thay đổi, dịch chuyển điểm nhìn trần thuật, bằng thủ pháp mờ hóa, truyện ngắn mang dáng dấp hậu hiện đại Bầu trời của V có thể xem là một dụ ngôn về câu chuyện ẩn ức của người nghệ sỹ, khi họ mắc kẹt giữa giấc mơ sáng tạo và thực tế sức bật tài năng. Nghệ thuật sẽ ích gì và liệu có thăng hoa được không, khi không lấy cuộc đời vốn dĩ rất thực này làm nơi xuất phát đồng thời là đích đến?
 
Trang Văn học nước ngoài kỳ này “đổi món” cho bạn đọc bằng việc giới thiệu tiểu luận Thay đổi từ ngoại biên của Phó giáo sư Costica Bradantan (Mỹ) do Trần Ngọc Hiếu dịch từ nguyên bản tiếng Anh. Tiểu luận là một bản hoan ca về tính chất tiền phong của chủ nghĩa Dada, khi nó dũng cảm thực hành cuộc nổi loạn từ cái ngoại biên chống lại cái trung tâm để làm nên một sự nghiệp sáng tạo sung mãn. Trong nghệ thuật, cái ngoại biên thường hiển lộ những nhà châm biếm vĩ đại nhất vì đối với họ, sự châm biếm còn hơn cả một phương thức biểu hiện - nó là một cách sống.
 
Phần Thơ số này là những thi phẩm suy tư về Tổ quốc, về mùa xuân và tháng Ba, về những không gian văn hóa, chủ yếu là của các tác giả tham dự cuộc thi thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội 2015 - 2016.
 
“Thơ trong những tập thơ” là tác phẩm Từ khóa của Nhiều tác giả, Nxb Hội Nhà văn, 2015 và chùm bài tiêu biểu do Ban Thơ chọn và giới thiệu. Đi vào thi giới Từ khóa, người đọc sẽ thấy các gương mặt thơ hiện lên, mỗi người một vẻ, vừa phô diễn được các thế mạnh cá nhân vừa vạm vỡ một thế đứng tập thể.
 
Trên phương diện là một công cụ, một sản phẩm văn hóa, một kênh giao tiếp đặc biệt, văn học đương đại Việt Nam đang từng bước thâm nhập vào các nền văn hóa, văn học khác để giới thiệu, quảng bá, làm lan tỏa hình ảnh Việt Nam. Bài viết của tiến sỹ Nguyễn Thanh Tâm mở đầu phần Bình luận văn nghệ số này bàn thảo sâu về vai trò của văn học Việt Nam đương đại trong quá trình giao lưu văn hóa thời kỳ đổi mới và hội nhập.
 
Nguyễn Chí Hoan trình ra cái nhìn cá nhân về cuộc thi tiểu thuyết lần thứ IV (2011 - 2013) của Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà phê bình này không dè dặt khi cho rằng: “Nhìn chung, các tác phẩm đoạt giải cuộc thi tiểu thuyết lần này đã cho thấy một số mẫu hình nổi trội về thực tế “lấy con người làm trung tâm” của văn chương đương đại nước nhà, trong đó vài tác phẩm đã có tính dự báo rõ rệt, trước hết là dự báo sự xuất hiện của những sáng tác ngày càng tương xứng sâu sắc hơn với tính chân thực của lịch sử hiện đại và chân dung người Việt hiện đại”. Liệu nhận định này có nhận được sự đồng thuận từ cộng đồng đọc, đặc biệt là từ các nhà chuyên môn?
 
Bài viết Ẩn số Cầm Giang của nhà văn Hoàng Bình Trọng mang đến những thông tin hứa hẹn gây sốc với nhiều người xung quanh câu chuyện tác giả thực và tác giả ảo của hai thi phẩm Nhớ vợEm tắm. Những quan điểm, tư tưởng văn nghệ có phần ấu trĩ một thời khiến người đọc hôm nay không khỏi suy tư về những cạnh khía của lịch sử văn học.
 
Tiểu luận Đặc sắc Yến Lan được nhà thơ, nhà phê bình Vũ Quần Phương viết bằng tất cả tấm tình tri âm và niềm hứng khởi nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Yến Lan - một trong “Bàn thành tứ hữu” đất Bình Định nức tiếng một thời - chắc chắn sẽ là một bữa tiệc thơ, bữa tiệc ngôn từ làm mãn vị bạn đọc. 
 
“Từ nguyên mẫu đến nhân vật” là câu chuyện sinh động, hấp dẫn xung quanh chất liệu giúp nhà văn Trần Thanh Cảnh kiến dệt nên nhân vật chính truyện ngắn Kỳ nhân làng Ngọc, in trong tập truyện ngắn cùng tên - tập truyện ngắn vừa được vinh danh tại giải thưởng thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2015.
 
Khách mời của Quán văn kỳ này là nữ sỹ Hàm Anh nhân dịp chị trình làng tập thơ song ngữ Gọi tháng Ba của mình với phần chuyển ngữ tiếng Anh của dịch giả Trịnh Lữ; người trực quán là Đoàn Văn Mật.
 
Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 841 (cuối tháng 3/2016) dày 120 trang với nhiều tranh, minh họa đẹp, dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc cả nước ngày 20/3/2016. Mời quý vị đón đọc.
 
bia 841 chon convert 17 3

Văn 
Phùng Văn Khai
Từ truyền thống anh hùng của quê hương đất Quảng 
Nguyễn Thu Hằng
Hương thảo dược 
Nguyễn Luân
Trên đỉnh Mỏ Cùm 
Hoàng Giá
Vương quốc Khỉ 
Đỗ Văn Nhâm
Ma làng 
Kiều Bích Hậu
Praha có buồn không? 
Trần Băng Khuê
Bầu trời của V 
 

Thơ
Nguyễn Thị Hồng Ngát
Nhất Chi Mai 
Thi Hoàng
Hoan hô computer 
Nguyễn Tuấn Phương
Ngày xuân 
Trịnh Minh Hiếu
Ngọn nến 
Hà Đức Hạnh
Ngôi nhà trên núi Cai Kinh 
Viễn Hải
Hoa dã quỳ; Lá bay 
Đinh Ngọc Diệp
Tĩnh vật; Khúc tưởng niệm 
Khương Thị Mến
Giấc mơ; Nỗi nhớ Thành Tuyên 
Trần Võ Thành Văn
Đồng khuya; Nguyên sương 
Nguyễn Minh Cường
Đi giữa vùng biên; Tháng ba về 
Nguyễn Sơn Trường
Chỗ ta ngồi; Xuân xa nhà 
Nguyễn Đăng Khương
Đằng Giang ngày trở lại; Đợi; Hư huyền 
Miên Di
Check in lên một đám mây;
Đọc lại mục lục chính mình 
Vũ Minh Thoa
Tổ quốc đã trao niềm tin không thể mất;
Thư viết từ đáy biển 
Nguyễn Ma Lôi
Bền chặt lắm ai ơi; Vẩn vơ 
Phạm Thị Phương Thảo
Hà Nội; Ẩn ức hoa hồng 
Vĩnh Thông
Quán lưng chừng; Nẻo đường ta bay 
Trần Đức Toản
Mây nặng; Nơi đàn chim bay đi 
Ban Thơ
Từ khóa - gương mặt thơ đa phong cách
(giới thiệu tập thơ Từ khóa của Nhiều tác giả) 
 

Văn học nước ngoài
Costica Bradatan
Thay đổi từ ngoại biên (Trần Ngọc Hiếu dịch)
 

Bình luận văn nghệ
Nguyễn Thanh Tâm
Văn học Việt Nam đương đại trong quá trình giao lưu
văn hóa thời kì đổi mới và hội nhập 
Nguyễn Chí Hoan
Vài nét về cuộc thi tiểu thuyết lần thứ IV của Hội Nhà văn 
Hoàng Bình Trọng
Ẩn số Cầm Giang 
Hoàng Thụy Anh
Đồng hành với bước gió 
Vũ Quần Phương
Đặc sắc Yến Lan 
Thy Lan
Cấu trúc thơ Lê Thành Nghị 
Trần Thanh Cảnh
“Kì nhân làng Ngọc” là ai? 
 

Quán văn
Đoàn Văn Mật
Nhà thơ Hàm Anh:
“Tôi chỉ viết khi thực sự có cái gì đó để thốt nên lời”      
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)