Dòng chảy

Cuộc thi tìm hiểu 80 năm truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ Sáu, 25/10/2024 13:55

Với chủ đề Vang mãi khúc quân hành, Cuộc thi “Tìm hiểu 80 năm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng” do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Thời báo Văn học nghệ thuật tổ chức hướng tới kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).

Buổi gặp mặt báo chí thông tin về cuộc thi

Đại diện Ban tổ chức, nhà báo Hoàng Dự, Tổng biên tập Thời báo Văn học Nghệ thuật cho biết những câu hỏi trong cuộc thi cô đọng, súc tích, khái quát về sự phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tưởng chừng quen thuộc, đơn giản nhưng trên mạng lại có nhiều thông tin khác nhau, cần có đầu tư kĩ lưỡng mới có câu trả lời chính xác. Ngoài ra, cuộc thi cũng đề cập đến quán trình phát triển của Quân đội cùng sự ra đời của những tác phẩm văn học nghệ thuật nổi tiếng. Kinh phí tổ chức từ nguồn xã hội hóa với tiêu chí công khai, minh bạch, chính xác.

Ông cũng cho biết, cuộc thi nhằm khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, góp phần tuyên truyền sâu rộng những giá trị lịch sử quý báu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời, khơi dậy sự quan tâm, trách nhiệm xã hội của văn nghệ sĩ; khơi dậy tinh thần sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng.

Có 9 câu hỏi chính và 01 câu hỏi phụ thể hiện chất riêng của mỗi cá nhân, Ban tổ chức nhận bài thi từ nay đến hết ngày 10/12/2024.

Cuộc thi khuyến khích các văn nghệ sĩ, bạn đọc cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài tham dự, sưu tầm tài liệu, hình ảnh tìm hiểu về bối cảnh ra đời, quá trình xây dựng và trưởng thành cùng những truyền thống vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, đặc biệt là những thành tựu của văn học nghệ thuật về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng.

Cuộc thi tạo sân chơi học thuật và sáng tạo, khuyến khích người tham gia nghiên cứu, tìm hiểu và thể hiện kiến thức của mình về lịch sử hình thành và phát triển Quân đội nhân dân Việt Nam trong 80 năm qua; tôn vinh các chiến công, đóng góp của Quân đội nhân dân Việt Nam trong các cuộc kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; những câu chuyện anh hùng, tấm gương tiêu biểu của các chiến sĩ qua các thời kỳ; Sự phát triển của Quân đội trong thời kỳ hiện đại và vai trò quan trọng của Quân đội trong công cuộc giữ gìn hòa bình, an ninh quốc gia.

Đối tượng tham gia cuộc thi: Tất cả công dân Việt Nam, khuyến khích các văn nghệ sĩ của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tham dự. Không giới hạn độ tuổi tham dự.

Bài dự thi trả lời các câu hỏi, được đánh máy hoặc viết tay, kèm hình ảnh tư liệu, hình ảnh minh họa, được đánh số trang, ghi rõ tài liệu tham khảo và được đóng thành tập. Bài dự thi ghi rõ các thông tin sau của người dự thi: họ tên, bút danh, nghệ danh, nghề nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, email, số tài khoản ngân hàng.

Ban Tổ chức nhận bài thi theo hai hình thức: trực tiếp tại địa chỉ: Tòa soạn Thời báo Văn học nghệ thuật, nhà B, tầng 2, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, số 32 Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội; hoặc qua thư điện tử tới địa chỉ Email: tbvhnt@gmail.com.

Ban Tổ chức sẽ trao 01 giải Đặc biệt; 01 giải Nhất; 02 giải Nhì; 03 giải Ba; 10 giải Khuyến khích cùng các giải thưởng: Bài dự thi trình bày ấn tượng nhất; Đơn vị tập thể có đông người dự thi nhất; Đơn vị có hình thức vận động tham gia cuộc thi đặc sắc nhất; Người cao tuổi nhất; Cựu chiến binh cao tuổi nhất; Người trẻ tuổi nhất; Người nước ngoài ở Việt Nam dự thi; Đơn vị Lực lượng vũ trang đông người dự thi nhất.

PV

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)