Dòng chảy

Các nhà xuất bản độc lập Pháp trước nguy cơ bị thống lĩnh

Thứ Năm, 25/08/2022 06:43

Lạm phát và giá giấy tăng đang đè nặng lên ngân sách của các nhà xuất bản độc lập. Tưởng chừng vượt qua được sự đóng cửa của thời đại dịch, thế nhưng các đơn vị này đang phải đấu tranh với các chính sách thắt lưng buộc bụng, cũng như kịch bản sáp nhập “một tay che trời” của các ông lớn trong ngành xuất bản.

Tăng theo cấp số nhân

Florent Patron là đồng sáng lập Nhà xuất bản độc lập Locus Solus. Sau mười năm tồn tại, nhà xuất bản của họ vẫn đang làm ăn tốt và chế độ đãi ngộ cho nhân viên dự định sẽ được tăng lên. Thế nhưng mọi sự bình lặng chỉ là thoáng qua. Hiện nay, nhà xuất bản này đang bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng bởi lạm phát và khủng hoảng giấy. Trong khâu in ấn, báo giá đang bắt đầu tăng theo cấp số nhân. Vì vậy, “chúng tôi đã phải tăng giá sách của mình từ một đến hai euro trong vòng chỉ sáu tháng nay”, Florent Patron nói .

Thực tế thì các nhà xuất bản độc lập nhỏ như Locus Solus vẫn luôn nhạy cảm với những biến động của thị trường giấy vì họ có rất ít hoặc không có giấy dự trữ. Hôm nay, khi bạn yêu cầu báo giá từ nhà in, thì số tiền đó chỉ được đảm bảo trong 15 ngày, so với dự toán trước đây là khoảng 5 tháng cố định. Nhưng không còn lựa chọn nào khác, mọi người đều buộc phải in vào thời điểm này.

Florent Patron đã gắn bó với thương hiệu độc lập hơn 27 năm.

Sự bắt buộc ấy là bởi trong giới xuất bản của nước Pháp, thời hạn giao dịch với các tác giả là được đặt trước, và bất cứ bên nào cũng không có quyền sửa đổi những cam kết này. Đối với các nhà xuất bản độc lập như Locus Solus, một năm sẽ là thời điểm cuốn sách buộc phải ra mắt, kể từ thời điểm kí hợp đồng với tác giả. Tất cả các khâu, từ biên tập, vẽ bìa cho đến thời điểm phân phối đều phải thực hiện trong vòng một năm. “Đối với chúng tôi, mỗi cuốn sách ra đời giống như một đứa trẻ vậy, và việc tăng giá phi mã như hiện nay khiến Florent Patron và các tác giả đang rất căng thẳng”.

Chính sách thắt lưng buộc bụng

Vào năm 2020, việc đóng cửa các hiệu sách trong thời đại dịch chỉ làm giảm khoảng 2,36% doanh thu của các nhà xuất bản độc lập. Điều này khiến Cục xuất bản (Syndicate of Publishers, SNE) cho biết trong một báo cáo rằng lĩnh vực này có khả năng thích ứng đặc biệt, đồng thời nhấn mạnh rằng một số nhà xuất bản nhỏ có thể chịu được tác động của cuộc khủng hoảng.

Éric Marcellin, quản lí của nhà xuất bản Critic ở Rennes, nhớ lại những năm đại dịch phức tạp đến như thế nào. “Chúng tôi ban đầu đã phải thắt lưng buộc bụng, và sau đó là phải giảm bớt số lượng in ấn”.

Sau cơn bão ấy, sự bình lặng của năm 2021 đang dần đến gần. Năm ngoái, doanh thu của nhóm xuất bản độc lập đã tăng 12,4% so với năm 2020. Điều này có thể lí giải là bởi các nhà sách và nhà xuất bản độc lập đã tìm được nhóm độc giả của mình. Thế nhưng với những biến động liên tục, hiện trạng tăng trưởng đang bị chững lại.

Giám đốc thương mại của Cloître PRINTEUR, nhà in hàng đầu ở Brittany, cho biết giá cả của một số loại giấy đã tăng 50%, trong khi một số loại khác thì tăng gấp đôi, và dự kiến sẽ tiếp tục ​​tăng từ 8 đến 15% vào đầu tháng 9 năm nay. Nhu cầu về giấy hiện đang vượt quá khả năng sản xuất.

Sự gia tăng này đã khiến chi phí xuất bản một cuốn sách của nhà xuất bản độc lập Yo Éditions, nơi đã xuất bản 9 cuốn sách kể từ khi được thành lập một năm rưỡi trước, tăng 125%. Yannick Vicente, người đồng sáng lập thương hiệu cho biết, chi phí sản xuất tăng lên và đang giết chết lợi nhuận. “Nếu nó tiếp tục, có lẽ chúng tôi sẽ phải xuất bản ít tác phẩm hơn”.

Florent Massot, nhà xuất bản độc lập, nơi đã phát hiện ra nhà văn Virginie Despentes đoạt giải Renaudot cũng như được đề cử cho giải Booker Quốc tế, hiện đang rơi vào thảm họa. Trong hai năm qua, doanh số của họ là không hề tốt. Nhà xuất bản này đang có nguy cơ phải nộp đơn xin phá sản.

Bức tranh sáp nhập

Khác với động cơ hợp nhất tương tự Penguin Random House và Simon & Schuster của Mĩ, hai ông lớn trong ngành xuất bản của Pháp là Hachette và Editis đã bỏ ngỏ kịch bản sáp nhập, ít nhiều làm cho tình hình khó khăn có phần dịu đi.

Sự sáp nhận giữa các ông lớn có thể làm giảm sự đa dạng trong lĩnh vực xuất bản.

Tuy vậy, mối quan tâm này vẫn luôn hiện diện và đang đe dọa doanh thu của các nhà xuất bản độc lập, khi các ông lớn sáp nhập và chiếm lĩnh hết thị trường xuất bản. Theo đó, Françoise Nyssen , ông chủ của nhà xuất bản độc lập Actes Sud, nói rằng Hachette có khả năng thống trị lĩnh vực xuất bản. “Nỗi sợ của tôi là nhìn thấy sự đa dạng dần bị mất đi bởi việc tập trung sản xuất vào một đầu mối duy nhất”.

Và nếu thỏa thuận thật sự được thực hiện, thì “người khổng lồ” nói trên sẽ chiếm hơn 50% thị phần trong hầu hết các lĩnh vực sách. Về mặt sáng tạo cũng như biên tập, nó sẽ áp đặt điều khoản cho các nhà xuất bản và tác giả khác.

Điều này là rất nguy hiểm cho sự đa dạng của ngành xuất bản. Cũng như chính quyền của đương nhiệm của tổng thống Biden, Công đoàn các nhà sách Pháp (Syndicat de la Librairie Française) đã có hành động chống lại sự hợp nhất, đệ trình lên Ủy ban Châu Âu, và sự tạm ngưng của thương vụ trên có thể coi như thành công bước đầu.

THUẬN NGÔ Dịch theo Ouest France

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Có nhân vật chỉ là dáng dấp của nguyên mẫu, có nhân vật là nguyên mẫu đã sống và chiến đấu cùng tôi, suốt những năm tháng ở rừng... (VŨ NGỌC THƯ)