Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1033 (cuối tháng 3/2024)

Thứ Hai, 18/03/2024 07:44

 “Không màu mè hoa mĩ, đi thẳng vào vấn đề một cách mộc giản nhất, những diễn giải về kiến trúc của anh khiến người nghe như được dẫn vào thế giới vừa gần gũi nhưng cũng vừa huyền bí, thân thuộc đấy nhưng không dễ để chạm vào. Hiện là Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào cũng là giảng viên Khoa Kiến trúc - Quy hoạch, Đại học Xây dựng Hà Nội. Hàng trăm công trình mang đậm dấu ấn, sự kết nối văn hóa với tính ứng dụng cao trong thực tiễn trải khắp các vùng quê Việt Nam đã mang đến cho anh rất nhiều giải thưởng kiến trúc, văn hóa, xã hội danh giá từ khi tác giả còn rất trẻ. Con đường đã chọn nhiều năm trước đến nay vẫn được anh và cộng sự tại Văn phòng kiến trúc “1+1>2” bồi tụ, phát triển ngày càng rộng mở hơn.”

Bài trò chuyện Làm kiến trúc là làm văn hóa giữa nhà văn Nguyễn Xuân Thuỷ và kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào sẽ mở đầu Tạp chí số 1033.

Phần Văn xuôi được tiếp tục với các truyện ngắn: Mẹ tôi có thể trở nên già của Lệ Hằng, Chuyến tàu đêm của Trần Tú Ngọc.

Mẹ tôi có thể trở nên già là truyện ngắn tạo nên nhiều ám ảnh cho bạn đọc. Cuộc sống hiện đại vốn đánh lừa chúng ta nhiều thứ, ngay cả sự già đi theo tự nhiên của con người cũng không còn được xem như một sự tự nhiên nữa. Câu chuyện bắt đầu khi người con phát hiện mẹ mình, một người phụ nữ vừa qua trung niên, vốn rất đẹp, rất khoẻ mạnh và minh mẫn lại bị mắc bệnh mất trí nhớ. Từ đó, những mối quan hệ của cá nhân, của gia đình, của xã hội đã được phơi bày. Đây là một truyện ngắn đặt ra rất nhiều suy ngẫm…

Chuyến tàu đêm là sự đan cài khéo léo giữ hiện tại và quá khứ, giữa lịch sử và đương đại. Cô gái sống ở hiện tại bận rộn với những cuộc theo chồng đi bàn công chuyện làm ăn, nhưng sâu xa trong tâm hồn cô là những khoảng trống không thể lấp đầy, là những ước mơ bị bỏ lỡ. Chuyến tàu đêm và chuyến đi định mệnh ấy sẽ rẽ hướng cuộc đời cô như thế nào?

Bút kí Thép giữa trùng khơi là tình cảm lắng đọng, đong đầy và những quan sát thực tế về biển đảo Việt Nam của Nguyễn Thanh Tâm trong chuyến đi Trường Sa trong những ngày cận tết vừa qua. Bên cạnh đó là tản văn Những lá thư xuân của Nguyễn Phú.

Phần Thơ với sự góp mặt của các tác giả: Phạm Trọng Thanh, Nguyễn Hữu Quý, Đoàn Trọng Hải, Thái Bảo Dương Đình, Thảo Nguyên, Bùi Thị Diệu, Trần Thế Vinh, Nguyễn Văn Song, Hoàng Đăng Khoa, Ngô Cường, Trịnh Oanh Lan, Hoàng Việt Quân.

Cảm thức về đời sống chính là thế mạnh của phần thơ số này. Ngoài ra còn có những bài thơ, chùm thơ viết về đề tài người lính chiến tranh và cách mạng, về quê hương đất nước với sự phong phú đa dạng về phong cách biểu đạt, giọng điệu, cá tính…

“Thơ trong những tập thơ” là bài viết Cất tiếng nói từ cõi lòng sâu thăm thẳm của Phạm Phú Phong viết về tập thơ Nắng dậy thì của Nguyễn Ngọc Hạnh.

Văn học nước ngoài giới thiệu chùm tiểu luận của nhà văn Kawabata Yasunari do Nguyễn Nam Trân dịch từ nguyên bản tiếng Nhật

Phần Bình luận văn nghệ với sự góp mặt của các tác giả: Ngô Thảo, Hoàng Đình Bường, Nguyễn Bích Thu, Thái Phan Vàng Anh, Huệ Ninh, Lê Quang Trạng.

Sắp tròn 50 năm kết thúc chặng đường 30 năm đầu tiên của chế độ mới (1945 - 1975), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước Việt Nam ta đã có những trang sử huy hoàng chắc chắn là hàng đầu trong lịch sử mấy ngàn năm dựng nước. Bài viết Để có những công trình tổng kết hoạt động văn học nghệ thuật 30 năm chiến tranh và cách mạng (1945 - 1975) sẽ có những luận bàn xác đáng về điều này.

Đề cập lối viết nữ, phân biệt nhà văn nam và nhà văn nữ, nhiều ý kiến không đồng thuận cho rằng đó chính là sự bất bình đẳng giới. Tuy vậy, phải nhìn nhận có lối viết nữ, nó thể hiện bản chất giới, cái bản chất thiên phú tạo hoá đã mặc định ở người nữ. Trong sự phát triển đa dạng của văn học Việt Nam đương đại, các nhà văn nữ không từ chối bất kì đề tài nào, nhưng đặc biệt, khi viết về lịch sử, họ có “dấu vân tay” riêng. Bài viết Lịch sử từ những diễn giải của các nhà văn nữ sẽ làm rõ điều này.

Bên cạnh đó là những vấn đề được xã hội và giới chuyên môn quan tâm, những chia sẻ nghề nghiệp, những cảm nhận, phân tích, luận giải về các văn nghệ sĩ, tác phẩm nghệ thuật... hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thú vị, hấp dẫn.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1033 dày 120 trang dự kiến sẽ phát hành ngày 20/3/2024. Thân mời các bạn đón đọc!

 

 

Văn

Nguyễn Xuân Thủy

KTS Hoàng Thúc Hào: Làm kiến trúc là làm văn hóa

Nguyễn Thanh Tâm

Thép giữa trùng khơi

Nguyễn Phú

Những lá thư xuân

Lệ Hằng

Mẹ tôi có thể trở nên già

Trần Thị Tú Ngọc

Chuyến tàu đêm

 

Thơ

Phạm Trọng Thanh

Đôi mắt; Đặng Thùy Trâm - nước mắt nụ cười và dịu dàng ngọn lửa

Nguyễn Hữu Quý

Cỏ như con gái một thời; Tôi đã thức vì em; Hồng

Đoàn Trọng Hải

Anh độc thoại trước con đường; Ngôi nhà ấm nắng mai

Thái Bảo Dương Đình

Khu vườn cũ; Như những hạt sương

Thảo Nguyên

Bên bờ nam Cửa Đại; Đỏ lửa

Bùi Thị Diệu

Khởi lên từ con đau dậy thì; Bao giờ thôi mưa

Trần Thế Vinh

Kí ức ngày người lính trở về; Viết trong căn cứ Phương Bình; Nguyên tiêu đêm núi Cấm

Phạm Phú Phong

Cất tiếng nói từ cõi lòng sâu thăm thẳm (Đọc Nắng dậy thì của Nguyễn Ngọc Hạnh)

Nguyễn Văn Song

Nghĩ từ làng gốm; Đãi

Hoàng Đăng Khoa

Ghi chú Hải Dương; Linh sơn

Ngô Cường

Này em; Tiếng chiều xa

Trịnh Oanh Lan

Sau trận đánh

Hoàng Việt Quân

Lên núi

 

Văn học nước ngoài

Kawabata Yasunari

Hoa không hề ngủ; Bàn về cái đẹp (Nguyễn Nam Trân dịch từ nguyên bản tiếng Nhật)

 

Bình luận văn nghệ

Ngô Thảo

Để có những công trình tổng kết hoạt động văn học nghệ thuật 30 năm chiến tranh và cách mạng (1945 - 1975)

Hoàng Đình Bường

Về sông Hương - Vĩ Dạ

Nguyễn Bích Thu

Nghiên cứu phê bình từ góc nhìn thể loại

Thái Phan Vàng Anh

Lịch sử từ những diễn giải của các nhà văn nữ

Huệ Ninh

Giải mã sự thành công phim Mai của Trấn Thành

Lê Quang Trạng

Nhân vật trong trang sách của tôi

VNQD
Thống kê