Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1031 (cuối tháng 2/2024)

Thứ Hai, 19/02/2024 12:43

 Tên tuổi của đạo diễn - NSND Đặng Nhật Minh gắn liền với nhiều bộ phim nổi tiếng, như: “Bao giờ cho đến tháng mười”; “Thị xã trong tầm tay”; “Thương nhớ đồng quê”; “Cô gái trên sông”; “Hà Nội mùa đông 1946”; “Mùa ổi”, “Đừng đốt”, “Hoa nhài”… Ở phim của ông luôn có sự xuyên suốt, nhất quán trong cách làm: tự viết kịch bản, và tự đạo diễn cho kịch bản do chính ông viết ra. Ở con người ông luôn thấm đượm một tinh thần văn hóa và đời sống của con người Việt Nam.

Tạp chí VNQĐ số cuối tháng 2 được mở đầu bằng bài trò chuyện giữa phóng viên tạp chí và đạo diễn Đặng Nhật Minh: Làm điện ảnh phải xuất phát từ gốc văn hóa của con người mình.

Phần Văn xuôi được tiếp nối với các truyện ngắn: Tiếng đàn thương nhớ của Hữu Đạt, Bóng trăng Vọng Nguyệt của Nguyễn Thị Kim Hòa, Rượu mê của Hoàng Lệ Thủy.

Tiếng đàn thương nhớ là câu chuyện của một người lính quân y tài hoa. Trong chiến tranh, không chỉ nghề y của anh, mà tiếng đàn bầu của anh đã góp phần làm nên những giá trị cho dân tộc, cho đất nước. Nhưng phía sau đó còn biết bao câu chuyện về tình yêu, trách nhiệm, tình người...

Bóng trăng Vọng Nguyệt là truyện lịch sử nhiều ám ảnh về số phận của công chúa Phất Kim con gái vua Đinh Tiên Hoàng. Theo chính sử, khi đánh dẹp 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đem Phất Kim gả cho Ngô Nhật Khánh, một sứ quân thuộc dòng dõi quý tộc nhà Ngô. Câu chuyện tình yêu đầy éo le, ngang trái đã được nhà văn dựng lên để phần nào lí giải những khoảng mờ của quá khứ.

Rượu mê mang đậm dấu ấn, bản sắc miền núi với câu chuyện về số phận, tình yêu của người phụ nữ vùng cao. Dơ là cô gái đẹp đầy nữ tính nhưng cũng đầy bản lĩnh. Cô đã yêu thương hết lòng và cũng đã cố gắng để làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ. Nhưng số phận, tình yêu luôn có những ngã rẽ không ngờ...

Tiếng từ quy trên chốt 347 sẽ nối tiếng chùm bút kí “Những vì sao biên giới” của nhà văn Nguyễn Xuân Thủy. Qua đây bạn đọc sẽ tiếp tục được gặp và hiểu hơn về những người lính hôm nay đã và đang âm thầm góp mình vào màu xanh bình yên của đất nước.

Phần Thơ với sự góp mặt của các tác giả: Huy Trụ, Nguyễn Thánh Ngã, Lê Hưng Tiến, Trần Ngọc Mỹ, Vĩnh Hoài, Doãn Long, Phạm Quỳnh Loan, Nancy Nguyễn, Đinh Ngọc Diệp, Lê Vi Thủy, Trần Huy Minh Phương, Nam Thanh, Lê Văn Sự, Lê Hào, Lê Nhi, Hoàng Việt, Trần Xuân Trường, Lăng Hồng Quang.

Trang thơ cuối tháng 2 mang tới nhiều phong vị của mùa xuân, của đời sống, với những vẻ đẹp và sự lắng sâu. Sự đa thanh, đa giọng điệu cũng như việc các tác giả ở nhiều lứa tuổi, nhiều vùng miền khác nhau làm nên sự sinh động, đặc sắc cho những trang thơ.

“Thơ trong những tập thơ” là bài viết Người kể chuyện chiêm bao của Duyên An giới thiệu tập thơ Linh giác trắng của Trần Quốc Toàn.

Văn học nước ngoài giới thiệu truyện ngắn Nhốt lồng của nhà văn đoạt giải Nobel 2021 - Abdulrazak Gurnah. Truyện do Nguyễn Thúy Hà dịch từ nguyên tác tiếng Anh.

Phần Bình luận văn nghệ với sự góp mặt của các tác giả: Phạm Văn Vũ, Đỗ Anh Vũ, Đức Anh, Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Minh Trang.

“Việc viết với tôi là lựa chọn hoàn toàn do mình, không do bất kì ai thúc ép hay yêu cầu. Nghĩa là, trước hết tôi phải tự chịu trách nhiệm với bản thân về lựa chọn của chính mình. Để hình dung cụ thể hơn về trách nhiệm đó, tôi thường tự đặt mình vào một vài câu hỏi như: Mình viết văn để làm gì? Tuổi trẻ mình có gì để viết?...” Bài viết Trách nhiệm viết - viết trách nhiệm sẽ có những luận bàn sâu sắc về vấn đề này.

Khi mạng xã hội bùng nổ, việc kết nối và truyền tải thông tin chưa bao giờ trở nên dễ dàng đến vậy. Nền tảng này không chỉ mở ra cánh cửa cho sự giao lưu và chia sẻ thông tin một cách toàn cầu, mà còn đưa đến một cuộc chuyển mình mới trong giao lưu, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, đặc biệt là tiểu thuyết. Bài viết Quảng bá tiểu thuyết qua môi trường truyền thông mạng xã hội - những nét mới là một bài viết thú vị về vấn đề này.

Bên cạnh đó là những vấn đề được xã hội và giới chuyên môn quan tâm, những chia sẻ nghề nghiệp, những cảm nhận, phân tích, luận giải về các văn nghệ sĩ, tác phẩm nghệ thuật... hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thú vị, hấp dẫn.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1031 dày 120 trang dự kiến sẽ phát hành ngày 20/2/2024. Thân mời các bạn đón đọc!

Văn

Đoàn Văn Mật

Làm điện ảnh phải xuất phát từ gốc văn hóa của con người mình

Hữu Đạt

Tiếng đàn thương nhớ

Nguyễn Xuân Thủy

Những vì sao biên giới: Tiếng từ quy trên chốt 347

Nguyễn Thị Kim Hòa

Bóng trăng Vọng Nguyệt

Hoàng Lệ Thủy

Rượu mê

 

Thơ

Huy Trụ

Trao lại cho con

Nguyễn Thánh Ngã

Về bến Gót; Tiếng sâu kèn

Lê Hưng Tiến

Nhưng…; Cánh mỏng chao nghiêng

Trần Ngọc Mỹ

Ghi nhanh; Nếu

Vĩnh Hoài

Từ bàn chân Châu Phú; Đêm phai

Doãn Long

Bùa yêu; Con thấy…

Phạm Quỳnh Loan

Sóng Trường Sa trên núi; Lạc đêm

Nancy Nguyễn

Tuy Hòa; Phố thị

Đinh Ngọc Diệp

Những ông tượng Phật dọc hành lang La Hán chùa Bái Đính

Lê Vi Thủy

Xuyên qua kẽ mây

Trần Huy Minh Phương

Gió quét chân chị

Nam Thanh

Nối vòng tay lớp sóng

Lê Văn Sự

Bình vôi của mẹ

Lê Hào

Sóng xô vào bờ thực tại

Lê Nhi

Thêu xuân trên nỗi nhớ quê

Hoàng Việt

Nhớ thương mùa tuyết trắng

Trần Xuân Trường

Trên mộ người điên

Lăng Hồng Quang

Rượu giao thừa

Duyên An

Người kể chuyện chiêm bao (Đọc Linh giác trắng của Trần Quốc Toàn)

 

Văn học nước ngoài

Abdulrazak Gurnah

Nhốt lồng (Nguyễn Thúy Hà dịch từ nguyên tác tiếng Anh)

 

Bình luận văn nghệ

Phạm Văn Vũ

Trách nhiệm viết - viết trách nhiệm

Đỗ Anh Vũ

Giải thưởng danh giá và chất lượng văn chương

Đức Anh

Quảng bá tiểu thuyết qua môi trường truyền thông mạng xã hội - những nét mới

Nguyễn Thị Vân Anh

Hoa linh thảo khúc phồn sinh thăm thẳm cõi người

Nguyễn Minh Trang

Anatomy of a Fall: Giải phẫu một cú rơi hay giải phẫu những điểm mù?

 

Minh họa, ảnh

Bìa 1: Nét tương tư 2 Tranh của họa sĩ Vũ Duy Tâm

Minh họa: Lê Anh, Nguyễn Vân Chung, Phạm Minh Hải, Phạm Hà Hải, Tào Linh, PV...

VNQD
Thống kê