Bản sắc, tâm hồn Dao trong “Yao” của Lý Hữu Lương

Thứ Tư, 13/10/2021 15:15

Lý Hữu Lương từng là học viên Trường Sĩ quan Chính trị (Bắc Ninh), là lính vùng biên thuộc Quân khu 2, về đầu quân cho Văn nghệ Quân đội đầu những năm 2000 và là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam. Anh vùa ra tập thơ thứ 3 có cái tên rất lạ YAO. "Yao" là tập thơ đặc sắc nói về bản sắc, tâm hồn người Dao mà anh là đứa con của tộc người này.

Tập thơ của Lý Hữu Lương. 

Hơn 60 năm hiện diện trên đại lộ báo chí Việt, Tạp chí Văn nghệ Quân đội từng có một thời là tờ báo của các học sinh Hà Nội đầu quân đi kháng chiến; lại có một thời là “Văn đội quân Nghệ”, một thời là của “những người đi từ trong rừng ra”, từ các mặt trận về…; nhưng hôm nay, bây giờ trong đội ngũ biên tập có mặt tại “Nhà số 4” lại toàn những người trẻ, người của thời 4 chấm không (4.0); đồng thời lại là một “vườn hoa nhiều hương sắc”. Họ sinh ra từ đủ các vùng miền và lần đầu tiên có mặt các nhà thơ, nhà văn là con em các dân tộc ít người như Tày, Dao… Nhà thơ Lý Hữu Lương là một trường hợp như thế. Anh là người con của dân tộc Dao.

Người Dao còn có những tên gọi khác: Mán, Kìm Miền, Kìm Mùn (người rừng), có số dân chừng 700, 800 nghìn người. Lý Hữu Lương từng là học viên Trường Sĩ quan Chính trị (Bắc Ninh), là lính vùng biên thuộc Quân khu 2, về đầu quân cho Văn nghệ Quân đội năm 2014 và là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam. Anh vừa hoàn thành tập thơ thứ 3 có cái tên rất lạ YAO. "Yao" là tập thơ đặc sắc nói về bản sắc, tâm hồn người Dao mà anh là đứa con của tộc người này, là anh lính ra đi từ một bản người Dao. Bản ấy: “Không rộng hơn tiếng cười nơi đầu nước / Máng nước về thênh thang trở dốc /Gột nhọc nhằn những đời con gái con trai (Khuôn mặt làng), và trong bản có góc thiêng, “chái bếp” nhà anh: Cho tôi về chái bếp của tôi / Nhà hai gian cầu tào một trái / Có thần bếp ngụ trong than củi / Có mặt người dợm nắng dợm sương... (Chái bếp) .

Nhà thơ Lý Hữu Lương tặng nhà văn Ngô Vĩnh Bình - Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội tập thơ mới của mình. Ảnh: PV

Tôi vốn làm nghề dân tộc học nên khi đọc bài Cấp sắc nói về một phong tục độc đáo, nổi tiếng của người Dao lại thấy hiện về những cảnh sắc thật như cổ tích: Gọi nhau về trong lễ ban tên /Người cho ta sinh thêm một lần nữa Cho con thuyền mỏng như mắt lá Giữa bàn tay vạn hồn tha phươngTù và nấc lên, lạp xèng theo ngả trống / Áo quần bùng men nhiêng nhịp múa / Soi ánh đuốc cuộc viễn du chênh chao / Hồn tộc người kéo nhau bay qua cửa / Thấy trăm năm ngắn lại một ngày. Sau lễ cấp sắc người con trai đã được coi như một người đàn ông trưởng thành hoàn toàn về thể chất cũng như tâm linh. Và sau lễ, chàng trai Dao thành người Dao đích thực: …Bằng đầu gối bò trên đá / Bằng cái đầu đi trên núi / Người Dao không biết đường / Mài cho sắc rựa rìu mở lối (Người Dao) “Yao” độc đáo bởi tác giả là người Dao, tự nói nên bản sắc và tâm hồn người Dao; không chỉ thế mà anh - Lý Hữu Lương còn là người trình bày bìa sách và chọn tranh minh họa sách .

Thập Tam trại, Thu 2021

Nhà văn NGÔ VĨNH BÌNH

VNQD
Thống kê