Thơ của Đinh Nho Tuấn

Thứ Bảy, 11/11/2023 09:16
Sinh năm 1966 tại Hương Sơn, Hà Tĩnh
Hiện sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh
Đã xuất bản
Em hãy cho anh vội, Nxb Hội Nhà văn, 2018
Em tôi, Nxb Hội Nhà văn, 2019
Díu dan với núi sông, Nxb Hội Nhà văn, 2020
Ngàn tiếng đời ấp ủ, Nxb Hội Nhà văn, 2022
 
Giải thưởng
Tặng thưởng Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
 
“Người viết luôn bộn bề với câu chữ. Tôi luôn lật đi, lật lại những tác phẩm của mình, soi các chiều để tự đánh giá, tự dìu mình lên. Viết cho mình, viết cho người - đó là tôn chỉ. Niềm hạnh phúc của tôi, mà có lẽ của tất cả những người cầm bút là tác phẩm của mình mang tính cống hiến”.
 
 
 
 
 
 
Hoa giấy
 
Trong vòm xanh treo ngàn trái tim kia
Ngọn lửa bập bùng run rẩy
Sờ tay lên ngực gầy
Tưởng tim mình quên trên đấy
 
Sao bướm ong quay mặt thờ ơ
Chùm lửa đốt trời cháy ngày quên lãng
Không chết, không tàn bốn mùa vui sống
Cánh giấy mỏng manh hết rách lại lành
 
Ngày chín thêm nắng rụng từng đàn
Non tơ rất nhiều thức dậy
Ngập ngừng vườn hoang hoa giấy
Màu đỏ thư tình người yêu gửi người yêu
 
Cát bụi thời gian dâu bể đã nhiều
Ơn trời đất loài hoa trong sáng
Mang nồng nàn, thanh tao, hi vọng
Cũng thế thôi, vóc dáng mỗi con người
 
Bông hoa giấy thầm lặng môi cười
Trong vô thường dịu dàng dâng hiến
Mỗi bông hoa là một dòng kinh thánh
Ngân trong chiều vọng âm sắc niềm vui
 
Sóng đỏ tươi tràn ngập hồn tôi
Vỗ như thể biển thư tình ai viết
Cho người yêu thương, dâng ngày tha thiết
Bao cánh thư ngủ lịm ở bên đời.
 
Sông Lam
 
Tôi trở về với dòng Lam
Sau tháng ngày gói tôi vào rương cũ
Tôi bồn chồn như lần nữa được sinh ra
Dòng Lam đón tôi - cánh cửa một ngôi nhà
 
Tiếng cót két nước về nghe như tiếng cha
Tiếng sàng sảy bến sông như tiếng mẹ
Tiếng cá tôm lao xao là tiếng trẻ
Bãi bờ xanh là giường chiếu tôi nằm
 
Có bóng người úp mặt vào bến sông
Có lung linh bóng Kiều tận đáy
Đồ Nghệ tất tả dạy biển cả học bài 1
Vai Xuân Diệu chất những mối tình ngây dại
 
Sông Lam ơi!
Khúc ruột tôi để lại nơi này
Cát thanh xuân xót hồn tôi máu thịt
Một tuổi thơ giăng sương mờ mịt
Tôi già đi không dám bé tâm hồn
 
Ngày nhổ neo, chu du tháng năm
Qua trăm sông bến bồi bến lở
Nhưng hồn tôi quay quắt về bến cũ
Múc nước sông rồi đổ xuống sông hiền
 
Nước chưa sa mà dậy sóng trong lòng
Bến Lam Kiều đá rêu xanh khấp khểnh
Trong hoàng hôn tôi hoạ tiết bên trời
Bức tranh sông ráng chiều lấp lánh
 
Tôi như sông, không ngừng đi, ngừng thở
Lòng xôn xao với nắng hạ trưa hè
Ơi hiền hoà làm con cua, con cáy
Sông là nhà dâng mái nước chở che.
 
--------
1. Một ý trong bài thơ “Sông Lam” của nhà thơ Trần Mạnh Hảo.
 
Nông dân
 
Tôi nghĩ những người nông dân
Trên đất nước tôi là những người dừng lại
Mặc dù họ đang đi
 
Thế kỉ qua họ đi chậm rãi
Mồ hôi tuôn suối
Kết thành đường ray
Nâng con tàu Tổ quốc
 
Họ dừng lại bạn bầu thiên nhiên tàn khốc
Với mất mùa và niềm hi vọng mong manh
Dừng lại bảo vệ hình hài xóm làng, cò trắng đồng xanh
Bảo vệ hàng cau, cây rơm, khói lam chiều ráng đỏ
 
Những đứa con nối cuộc đi người cha
Đi tìm tương lai trong bùn đất
Gió nông dân thổi xơ sự thật
Mẻ cuốc, mẻ cày, mẻ cả áo cơm
 
Trăm năm qua cày cuốc ruộng nương
Lúa gạo bay đi, người nông dân dừng lại
Mồ hôi thành suối
Chảy quanh quẩn bàn chân.
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)