Dòng chảy  Văn nghệ

Triển lãm “Nhà thơ Nga vĩ đại A.S. Pushkin - cuộc đời và thi ca"

Thứ Sáu, 29/11/2019 13:07

Ngày 28/11/2019, trong khuôn khổ chương trình văn hóa “Những ngày Matxcơva tại Hà Nội” nhân năm Việt Nam tại Nga và năm Nga tại Việt Nam 2019-2020, tại 501 Kim Mã, Hà Nội, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà Nội, Sở Văn hóa Matxcơva phối hợp với Bảo tàng Quốc gia A.S. Pushkin đã tiến hành khai mạc Triển lãm "Nhà thơ Nga vĩ đại A.S. Pushkin - cuộc đời và thi ca".

Khách mời của sự kiện có Tham tán - Đại sứ quán Nga tại Việt Nam V.V. Bublikov; Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ Đặng Thanh Tùng; Chủ tịch Hội Đồ họa và Mĩ thuật - Hội Mĩ thuật Việt Nam Lê Trọng Lân; Phó Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Nguyễn Anh Tuấn; Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam Nguyễn Văn Cường; Giám đốc Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh; Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Nga Trần Đình Long; các nhà Nga ngữ học Việt Nam; học viên tốt nghiệp các trường đại học Liên Xô/ Nga; các nhà hoạt động văn hóa và nghệ thuật…

Chào mừng những người có mặt, ông N.V. Shafinskaya - Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội - ghi nhận Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội thật vinh dự khi được giữ vai trò là nơi tiến hành các sự kiện trong khuôn khổ “Những ngày Matxcơva tại Hà Nội”, nhấn mạnh sự đóng góp của các nhà nghiên cứu Pushkin Việt Nam trong việc thúc đẩy ngôn ngữ và văn hóa Nga tại Việt Nam, đồng thời bày tỏ hi vọng về việc thiết lập quan hệ hợp tác giữa Bảo tàng Quốc gia A.S. Pushkin và các bảo tàng hàng đầu của thủ đô Việt Nam.

Khai mạc triển lãm, Phó Giám đốc thứ nhất Bảo tàng Quốc gia A.S. Pushkin V.V. Polyansky đã thuyết minh ngắn gọn về cuộc đời và sáng tác của nhà thơ Nga vĩ đại. Ông Vladimir Viktorovich đã giới thiệu các tài liệu triển lãm với hình ảnh những người cùng thời với Pushkin (các nhà văn, quân nhân, chính khách, những người thân và bạn bè…) cùng quang cảnh những thành phố của Nga (như Matxcơva, St. Petersburg và Tsarskoye Selo) cho người xem hình dung về nước Nga trong một phần ba đầu thế kỉ XIX.

Khách tham quan bên chân dung những người thân của A.S. Pushkin
Trích tranh Tsarskoe Selo. Đường Sadovskaya. 1821-1822 (màu nước in thạch bản) của A.E. Martynov. Tsarskoe Selo (Hoàng thôn) - khu dinh thự ngoại ô của các Sa hoàng Nga - được thành lập vào năm 1710. Trong nửa đầu thế kỉ XIX, Tsarskoe Selo Lyceum (Lyceum Hoàng gia) được đặt tại đây - trường học dành cho trẻ em quý tộc, trong đó Pushkin học từ 1811-1817. Tsarskoe Selo được Pushkin ca ngợi trong nhiều bài thơ. sau khi tốt nghiệp Lyceum, Pushkin sống ở St.Peteburg

Đáng chú ý là Nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi có mặt tại sự kiện đã trao ông V.V. Polyansky bản dịch sang tiếng Việt tác phẩm Kị sĩ đồng của A.S. Pushkin và bản dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du sang tiếng Nga tặng cho Quỹ của Bảo tàng Pushkin có uy tín tại Matxcơva.

NGƯT Vũ Thế Khôi tặng hai dịch phẩm cho Quỹ của Bảo tàng Pushkin có uy tín tại Matxcơva

Nhân dịp này, Phó Giám đốc thứ nhất Bảo tàng Quốc gia A.S. Pushkin V.V. Polyansky đã thảo luận với các đồng nghiệp Việt Nam về khả năng thiết lập quan hệ đối tác và tổ chức các sự kiện chung cho năm tới.

Cùng ngày, trong khuôn khổ chương trình văn hóa “Những ngày Matxcơva tại Hà Nội”, tại Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội, Ban Quan hệ kinh tế đối ngoại và Quan hệ quốc tế Matxcơva với sự hỗ trợ của Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội đã tiến hành Hội nghị bàn tròn "Cộng đồng văn hóa và mối quan hệ lịch sử: ý nghĩa và vai trò của tiếng Nga"; tại Nhà hát Nghệ thuật Âu Cơ -Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa Cộng hòa Bashkortostan với sự hỗ trợ của Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội đã tổ chức Chương trình biểu diễn nghệ thuật của Đoàn ca múa dân gian hàn lâm Quốc gia Cộng hòa Bashkortostan (Liên bang Nga) mang tên Fayzi Gaskarov.

Triển lãm "Nhà thơ Nga vĩ đại A.S. Pushkin - cuộc đời và thi ca" sẽ mở cửa cho đến ngày 8/12/2019, từ 9h-19h vào các ngày trong tuần và từ 10h-17h vào cuối tuần, tại tầng 1 Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà Nội (501 Kim Mã, Hà Nội).

P.V

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Có nhân vật chỉ là dáng dấp của nguyên mẫu, có nhân vật là nguyên mẫu đã sống và chiến đấu cùng tôi, suốt những năm tháng ở rừng... (VŨ NGỌC THƯ)