Sách về nhà số 4

Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ ở Biển Đông

Thứ Tư, 19/05/2021 14:33

 Sự quan tâm tới biển đảo không độc quyền ở ai. Điều này được khẳng định qua 15 năm làm biên tập ở Văn nghệ Quân đội của tôi. Tòa soạn liên tục nhận được thư từ, điện thoại, tin nhắn từ độc giả mọi thành phần cả trong và ngoài nước bày tỏ cảm xúc khi đọc những tác phẩm viết về về Hoàng Sa, Trường Sa. Dễ hiểu, bởi Văn nghệ Quân đội luôn coi biển đảo là máu thịt, dành mọi sự ưu tiên cho đề tài này. Các nhà văn nhà báo cũng có những rung động chân thành về biển đảo nên viết rất hay và luôn chọn Văn nghệ Quân đội là nơi gửi gắm tác phẩm. Những chia sẻ của độc giả giúp chúng tôi có một niềm tin vững chãi: Hoàng Sa, Trường Sa đã, đang và sẽ sống mãi trong tâm trí hàng triệu người Việt khắp năm châu.

Niềm tin này càng trở nên rõ ràng khi tôi đọc cuốn Kiều bào với Trường Sa của nhà văn Hiệu Constant.

Năm 2018 Hiệu Constant có mặt trong Đoàn công tác số 10 gồm 70 kiều bào sinh sống ở nhiều nước trên thế giới ra thăm Trường Sa. Trở về nước Pháp, với cảm xúc đầy ắp về chuyến đi quá ấn tượng, chị đã dành tâm huyết viết hẳn một tập truyện kí dày 180 trang in.

Mặc dù đề tên thể loại là truyện kí, nhưng cuốn sách không có trang nào hư cấu. Tất cả nhân vật, sự kiện đều là thật thông qua những phỏng vấn, ghi chép của tác giả. Chính điều này đã tạo nên sự cuốn hút của cuốn sách.

Dù sinh sống ở Mĩ, Canada, Anh, Pháp, Hungari, Cộng hòa Séc, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan...; dù là chính khách, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên hay công nhân...; dù nghề nghiệp, tuổi tác, quan điểm chính trị... có thể khác nhau, nhưng trong huyết quản mỗi kiều bào đều là dòng máu Việt thấm đẫm ý thức chủ quyền lãnh thổ lãnh hải mà các thế hệ người đã tốn bao mồ hôi xương máu khám phá, giữ gìn. Trái tim của họ đã cùng quặn đau khi những chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam bị giặc thảm sát tại đá Gạc Ma. Những trái tim ấy cùng đập những nhịp sục sôi căm giận khi Giàn khoan 981 của Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép xuống vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Những trái tim ấy đều rung lên nhịp bồn chồn lo lắng khi nhà giàn DK1 oằn mình trong bão tố...

Ra với Trường Sa, đối với những người con xa xứ là được về nhà, về với “Miền đất thứ 4” của Tổ quốc. Những trang viết của Hiệu Consant đã ghi lại tình yêu chân thực của kiều bào với biển đảo quê hương. Tình yêu ấy không chỉ thể hiện ở những lời nói, bài viết, mà bằng cả những hành động: Triển lãm tranh ảnh Biển đảo Việt Nam ở các nước, triển khai các dự án dân sinh tại Trường Sa, quyên góp ủng hộ chiến sĩ Trường Sa...

Đọc xong cuốn sách, nhớ lại những câu chuyện trước đây, bất giác tôi có suy nghĩ: Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ là những thực thể vật chất cố định trên biển Đông, mà đã trở thành hồn khí thiêng liêng sống trong máu thịt của mỗi con dân nước Việt toàn cầu.

Nhà văn ĐỖ TIẾN THỤY

 

 

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Khoảng cách giữa nguyên mẫu và nhân vật

Khoảng cách giữa nguyên mẫu và nhân vật

Trước giờ, tôi khá quen với việc được người khác kể cho nghe những câu chuyện đời tư của họ hoặc những câu chuyện họ chứng kiến bằng cách nhắn tin, gọi điện thoại, gửi email, viết thư tay... (TỐNG NGỌC HÂN)

Những người phụ nữ của Eliot trong "Vùng đất hoang"

Những người phụ nữ của Eliot trong "Vùng đất hoang"

Xuất bản lần đầu cách đây 100 năm trên tạp chí văn học Criterion, trường ca dài 434 dòng của Eliot ngay lập tức nổi tiếng... (BÌNH NGUYÊN)

Nỗi khắc khoải  khi môi trường bị bức hại

Nỗi khắc khoải khi môi trường bị bức hại

Những nhân vật, tất nhiên, được khúc xạ để khi bước vào tác phẩm khiến độc giả cảm thấy sự khác lạ, hấp dẫn, thông qua việc “làm mới” bằng cách dồn vài tính cách vào một để họ trở thành nhân vật điển hình của cuốn sách... (NGUYỄN VĂN HỌC)

Tiếng cười ngân dài từ tuổi thơ mình vọng lại

Tiếng cười ngân dài từ tuổi thơ mình vọng lại

Với con gái của nhạc sĩ Phạm Tuyên, các tác phẩm của ông viết cho thiếu nhi chính là câu chuyện cuộc đời của chị. Thế nhưng, hoá ra, đó cũng lại là câu chuyện cuộc đời của mỗi chúng tôi, những đứa trẻ sinh ra vào cuối chiến tranh và lớn lên qua thời bao cấp.