Sách về nhà số 4

Hiểu đúng về 'công dân toàn cầu'

Thứ Ba, 12/07/2022 18:39

Những ai đã từng đọc các tác phẩm về quản trị, thương thuyết và kinh thương trước đây của giáo sư Phan Văn Trường (Một đời quản trị, Một đời như kẻ tìm đường, Một đời thương thuyết) sẽ thấy cuốn sách này có sự khác biệt với những tác phẩm trước ở chủ đề và đối tượng hướng tới: Quyển sách này dành cho tất cả mọi người thay vì những doanh nhân, đối ngoại hoặc quản trị. Bởi "công dân toàn cầu - công dân vũ trụ" sẽ là bước phát triển tất yếu của mỗi cá nhân trong tương lai, mỗi cá nhân đều có thể tìm thấy gợi ý từ quyển sách này để hoàn thiện chính mình.

Ngay từ đầu sách là một câu trích của triết gia Socrates: “Tôi không phải là công dân của riêng thành phố Athens hay nước Hy Lạp, mà còn là một công dân toàn cầu”. Nói như vậy, “công dân toàn cầu” không phải là một khái niệm mới có gần đây, nhưng là một khái niệm được nhắc đến nhiều gần đây, với không ít ngộ nhận.

“Công dân toàn cầu” theo giáo sư Phan Văn Trường là một phong thái văn hóa. Khó lòng đưa ra định nghĩa cho khái niệm này giữa trên những tiêu chuẩn vật chất. Giáo sư Phan Văn Trường đã chọn một cách đặc biệt: Chia sẻ về cuộc sống của những người mà ông từng gặp và cho rằng họ đang sống và làm việc như một công dân toàn cầu, và để độc giả tự đúc kết cho mình cảm nhận riêng. Những người được mô tả trong sách của ông có một doanh nhân trẻ, một chú bé người Việt, một người phụ nữ Pháp gốc Việt, hoặc một doanh nhân vĩ đại người Mexico… họ khác nhau về quốc tịch, giới tính, độ tuổi, công việc, nếp sống… nhưng họ là công dân toàn cầu.

Nếu có người có đầy đủ tư cách để đưa ra định nghĩa về công dân toàn cầu, thì đó hẳn là giáo sư Phan Văn Trường và những trải nghiệm phong phú của ông. Ông sinh ra ở Việt Nam, có vợ là người Việt, nhưng “lớn lên ở Mã Lai, học hồi bé toàn bằng Pháp ngữ, làm việc suốt đời bằng tiếng Anh, tiếng Bồ Đào Nha, phải bập bẹ cả tiếng Thái, tiếng Bahasa Indonesia và Malaysia”. Ông làm việc trong doanh nghiệp có văn phòng trên 60 nước, đi thăm các cơ sở đó mỗi năm, luôn cầm hai hộ chiếu…”. Nhưng giáo sư cho rằng “Không phải cứ có kích thước quốc tế mà có thể tự cho nhãn hiệu công dân toàn cầu.”

Theo ông: “Làm công dân toàn cầu trước tiên phải là một công dân, trước khi nghĩ đến chuyện toàn cầu.” Ông khẳng định: Vũ trụ đã tạo ra chúng ta để yêu thương, để biết yêu thương, để cho trọn tình yêu thương. Nội dung phải đi trước hình thức. Có chân dung của một con người quốc tế là chưa đủ, còn cần sự nhìn nhận tự thân rằng mình thuộc một cộng đồng con người mà Vũ trụ đã tạo ra để mang một sứ mệnh, không ngừng xây dựng một xã hội văn minh hơn, nhân ái hơn, trong lành hơn.

Theo giáo sư, tinh thần “công dân toàn cầu” không thể là một xu thời, mà còn phải được hiểu như một sự tự giác tu thân, và “cuộc sống lí tưởng nhất là thuận tự nhiên”. Từ thời nguyên thủy, chúng ta đã sẵn là công dân Vũ trụ.

Tên sách: Công dân toàn cầu – Công dân Vũ trụ

Tác giả: Phan Văn Trường (Giáo sư, cố vấn của chính phủ Pháp về Thương mại quốc tế)

Nhà xuất bản Trẻ

Giá bìa: 90.000đ

Thông tin từ Nxb Trẻ

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Khoảng cách giữa nguyên mẫu và nhân vật

Khoảng cách giữa nguyên mẫu và nhân vật

Trước giờ, tôi khá quen với việc được người khác kể cho nghe những câu chuyện đời tư của họ hoặc những câu chuyện họ chứng kiến bằng cách nhắn tin, gọi điện thoại, gửi email, viết thư tay... (TỐNG NGỌC HÂN)

Những người phụ nữ của Eliot trong "Vùng đất hoang"

Những người phụ nữ của Eliot trong "Vùng đất hoang"

Xuất bản lần đầu cách đây 100 năm trên tạp chí văn học Criterion, trường ca dài 434 dòng của Eliot ngay lập tức nổi tiếng... (BÌNH NGUYÊN)

Nỗi khắc khoải  khi môi trường bị bức hại

Nỗi khắc khoải khi môi trường bị bức hại

Những nhân vật, tất nhiên, được khúc xạ để khi bước vào tác phẩm khiến độc giả cảm thấy sự khác lạ, hấp dẫn, thông qua việc “làm mới” bằng cách dồn vài tính cách vào một để họ trở thành nhân vật điển hình của cuốn sách... (NGUYỄN VĂN HỌC)

Tiếng cười ngân dài từ tuổi thơ mình vọng lại

Tiếng cười ngân dài từ tuổi thơ mình vọng lại

Với con gái của nhạc sĩ Phạm Tuyên, các tác phẩm của ông viết cho thiếu nhi chính là câu chuyện cuộc đời của chị. Thế nhưng, hoá ra, đó cũng lại là câu chuyện cuộc đời của mỗi chúng tôi, những đứa trẻ sinh ra vào cuối chiến tranh và lớn lên qua thời bao cấp.