Hậu hiện đại ở Việt Nam

Thứ Năm, 08/09/2016 00:07
. ĐOÀN MINH TÂM

Trong vòng năm năm trở lại đây, những nhà phê bình tầm trên dưới bốn mươi tuổi (tôi không muốn dùng từ “trẻ”) liên tiếp cho ra mắt những công trình nghiên cứu, phê bình gây được sự chú ý của người làm nghề. Có thể kể đến Đoàn Ánh Dương với Không gian văn học đương đại, Nguyễn Hoài Nam với Mùi chữ cùng xuất bản năm 2014. Năm 2015, hai nhà nghiên cứu Phan Tuấn Anh và Nguyễn Thanh Tâm lần lượt công bố hai chuyên luận dày dặn, công phu là Gabriel García Márquez và nỗi cô đơn huyền thoại cùng Loại hình học Thơ mới… Trong nửa năm đầu 2016 này, đến lượt nhà nghiên cứu Trần Huyền Sâm “trình làng” Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại và Phùng Gia Thế với tập tiểu luận Văn học Việt Nam sau 1986 - Phê bình đối thoại (1).

 Đi vào chi tiết, dễ nhận thấy tập tiểu luận “ghi dấu ấn” đậm nét bằng những bài viết kĩ càng, chuyên sâu về văn học hậu hiện đại ở Việt Nam trên nhiều phương diện khác nhau. Điều này cũng dễ hiểu vì tác giả vốn là một trong những chuyên gia hàng đầu về hậu hiện đại trong giới nghiên cứu văn học nước nhà. Hậu hiện đại hiện vẫn là một chủ đề được bàn tán, tranh luận nhiều nhất trên văn đàn trong nhiều năm qua. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu thấu đáo về nó, thậm chí có không ít những quan điểm sai lầm, những ngộ nhận về hậu hiện đại. Hậu hiện đại là gì? Có những đặc trưng nào? Chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam đã hình thành trên những cơ sở nào, mối quan hệ giữa hậu hiện đại với hiện đại ra sao? Những tác giả nào tiêu biểu cho sáng tác hậu hiện đại trong văn học Việt Nam đương đại? Những vấn đề lí luận và thực tiễn quan thiết bậc nhất của văn học hậu hiện đại nước nhà được Phùng Gia Thế lí giải một cách thấu đáo trên cơ sở nắm vững và vận dụng lí thuyết một cách khoa học, bài bản, có sự soi chiếu, so sánh kĩ càng bằng cái nhìn “toàn cảnh” từ đồng đại đến lịch đại, từ Việt Nam ra thế giới, từ tác giả đến tác phẩm…. Trong bài viết “mở hàng” cuốn tiểu luận Điều kiện hậu hiện đại của văn học Việt Nam, anh đã giải quyết rốt ráo câu hỏi Việt Nam đã đủ điều kiện để hình thành hậu hiện đại hay chưa bằng cách tham chiếu trên ba bình diện: lịch sử - xã hội và ý thức; giao lưu văn hóa quốc tế và toàn cầu hóa; các tiền đề văn học. Sau khi xem xét, phân tích ba bình diện trên, Phùng Gia Thế nhận định rằng Việt Nam không những đủ điều kiện hình thành văn học hậu hiện đại mà điều quan trọng hơn cả là “những dấu hiệu hậu hiện đại trong văn học Việt Nam đương đại không phải hiện tượng thuần ngoại nhập, mà phần lớn bắt nguồn từ thực tế đời sống - xã hội tinh thần của nước ta” (tr.25) Đây là nhận định nhiều ý nghĩa, xóa tan quan niệm cho rằng hậu hiện đại hay nhiều chủ nghĩa, trào lưu văn học ở Việt Nam đều là yếu tố “ngoại sinh” du nhập, khẳng định nội lực và sự phát triển mạnh mẽ của nền văn học nước nhà.

 
Phe binh doi thoai

Tiếp đó, trong hàng loạt bài viết như Khuynh hướng hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam sau 1986, Dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt Nam sau 1986, Tính chất carnaval trong ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam đương đại, Tính bất khả tín, hàm hồ trong thế giới nghệ thuật văn xuôi Việt Nam đương đại… Phùng Gia Thế đã làm rõ thế nào là cảm quan hậu hiện đại, nêu lên các thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của hậu hiện đại cùng những hiểu nhầm về thuật ngữ này dẫn đến nguy cơ “cả làng hậu hiện đại”, tiến hành công việc “phân loại” các thế hệ tác giả hậu hiện đại ở Việt Nam... Và để bổ xuyết, cụ thể hóa những lí thuyết về hậu hiện đại, Phùng Gia Thế dành bốn bài nghiên cứu công phu về các tác giả quan trọng trong tiến trình hậu hiện đại của văn học nước nhà là Nguyễn Huy Thiệp (thế hệ đầu), Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà (thế hệ thứ hai), Đặng Thân (thế hệ thứ ba). Các bài viết về bốn tác giả này vừa sâu, vừa rộng, vừa khái quát, vừa cụ thể, trình bày một cách có hệ thống một hoặc nhiều đặc trưng về nghệ thuật tiểu thuyết của họ, qua đó giúp bạn đọc hình dung rõ hơn về tiến trình hậu hiện đại của đời sống văn học nước nhà. Có thể nói, qua những bài viết trên, Phùng Gia Thế đã vẽ nên bức tranh toàn cảnh về hậu hiện đại ở Việt Nam.

Có hai điểm tôi rất thích trong những trang viết của Phùng Gia Thế về hậu hiện đại. Thứ nhất, sự tỉnh táo trước sức “quyến rũ” của lí thuyết. Là chuyên gia về hậu hiện đại, nhưng Phùng Gia Thế không tuyệt đối hóa lí thuyết này. Anh chỉ rõ những thành công - hạn chế của hậu hiện đại, đặc biệt về vấn đề tác giả và thủ pháp hậu hiện đại. Không phải mọi tác phẩm viết theo khuynh hướng hậu hiện đại đều hay, không phải tác giả nào sử dụng các thủ pháp hậu hiện đại cũng thành công. Cùng viết bằng cảm quan hậu hiện đại, nhưng giữa tiểu thuyết Chuyện của thiên tài của Nguyễn Thế Hoàng Linh với tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương… là một khoảng cách xa. Cùng sử dụng những thủ pháp của hậu hiện đại nhưng nếu thơ của nhóm Mở miệng là một sự “loạn ngôn”, vượt rất xa “ngưỡng tiếp nhận”, thậm chí “ngưỡng chịu đựng” của bạn đọc” (tr.116) thì thơ Bùi Giáng lại đem đến cho mọi người sự thích thú. Và kết luận sau cùng này của Phùng Gia Thế là một điều đáng để các nhà văn cùng suy ngẫm: “Có một khuynh hướng văn chương hậu hiện đại, nhưng chúng ta vẫn chưa có một nhà văn “thuần hậu hiện đại”. Chưa có, vì ngay ở các nhà văn hậu hiện đại nhất, thì cũng chủ yếu là thuần thục kĩ thuật. Họ thừa kĩ thuật mới nhưng lại thiếu những nền tảng cần thiết để có những suy tư lớn. Nói khác đi, đó là sự thiếu vắng một cảm quan mang tính triết học sâu sắc” (tr.118). Thứ hai, bằng văn phong giản dị, trong sáng, cách diễn đạt khoa học, sư phạm (của một nhà giáo nắm vững, hiểu rõ những điều mình muốn viết), Phùng Gia Thế đã biến một vấn đề phức tạp như hậu hiện đại với nhiều thuật ngữ chuyên ngành trở thành dễ hiểu với những “chỉ dẫn” cụ thể. Tôi có niềm tin rằng mọi người sau khi đọc các bài viết của anh sẽ thu lượm được một lượng kiến thức cơ bản về lí thuyết này.

Bên cạnh những bài viết chuyên sâu về hậu hiện đại, đúng như nhan đề, trong Văn học Việt Nam sau 1986 - Phê bình đối thoại còn có những bài phê bình, đối thoại. Một điểm sáng trong các bài đối thoại của Phùng Gia Thế là bài anh đối thoại với nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Dương xung quanh tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh. Việc đúng sai, không bàn ở đây. Cái tôi muốn nói là văn hóa tranh luận. Nhiều cuộc tranh luận trong giới phê bình nói riêng, giới văn nghệ sĩ nói chung xưa nay làm người cả trong lẫn ngoài cuộc “ngán ngẩm” vì độ “hàng tôm hàng cá” trong ngôn ngữ, vì những chuyện “bên lề” không liên quan đến vấn đề tranh luận. Nhưng Phùng Gia Thế (và Đoàn Ánh Dương) rất khác. Anh tranh luận với Đoàn Ánh Dương trên cơ sở học thuật, bằng thứ ngôn ngữ khoa học chuẩn mực, lịch thiệp, đi thẳng vào vấn đề cần bàn, trình bày rõ quan điểm của mình, tuyệt nhiên không đề cập đến những chuyện “ngoại lai”. Đó là cuộc tranh luận đầy văn hóa của một thế hệ phê bình mới.

Về phần phê bình, đáng chú ý là các bài điểm sách về một số tác phẩm của các nhà văn Phạm Duy Nghĩa, Uông Triều, Phùng Văn Khai… Ở các bài viết anh đều có nhận xét tinh tế của một người làm phê bình. Ví như về truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa anh nhận xét: “...cấu trúc truyện của anh đa dạng, song vẫn thuộc về cổ điển. Anh bứt phá trong lối đi cổ điển ngặt nghèo của văn chương” (tr.252) hay “Đưa hơi thở hiện đại vào một vùng chất liệu xưa cũ và thô nhám, Phạm Duy Nghĩa đã tạo nên những trang văn đẹp, gai góc, tràn đầy nỗi niềm thương mến.” (tr.254). Về Sương mù tháng giêng, Phùng Gia Thế sớm nhận ra và đánh giá cao quan niệm mới mẻ của nhà văn Uông Triều về lịch sử rằng lịch sử là cái có thể xảy ra chứ không phải là cái đã xảy ra, từ đó điểm nhanh nhưng trúng “những huyệt căn cốt nhất” của tiểu thuyết này như phép tâm lí hóa lịch sử, sự pha trộn các thể loại, tính phân mảnh trong cấu trúc...

Dù là một cuốn sách đáng đọc nhưng ở Văn học Việt Nam sau 1986 - Phê bình đối thoại vẫn còn đôi ba điểm “đáng tiếc”. Trong bài viết Phác họa tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, mặc dù Phùng Gia Thế đã phân tích kĩ càng những đặc trưng tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương nhưng anh vẫn còn bỏ sót hai điểm. Đầu tiên là việc anh không bàn đến những cuốn tiểu thuyết mới nhất của nhà văn này mà chỉ dừng lại ở Ngồi. Điều này ảnh hưởng đến tính đương đại, thời sự của cuốn sách ở thời điểm công bố. Điểm thứ hai, mặc dù nhận định rất chính xác rằng “Nguyễn Bình Phương có lẽ là nhà văn ở ta sử dụng triệt để các yếu tố bản năng vô thức và tính dục để giải phẫu cõi nhân tâm con người” (tr.198), Phùng Gia Thế chưa làm rõ được mối quan hệ giữa vô thức và tính dục mà theo quan điểm của tôi đó là “mã nguồn” trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Cũng là vấn đề tính dục, bài viết Tình dục trong văn xuôi Việt Nam gần đây còn khá đơn giản, mới chỉ ở mức liệt kê (cũng còn thiếu vài trường hợp) chứ chưa đưa ra những nhận định cần phải có để bài viết trở nên thuyết phục hơn. Mặt khác, anh cũng nên đưa vào cuốn sách bài của Đoàn Ánh Dương tranh luận với mình. Điều này nhằm cung cấp cho bạn đọc “cái nhìn toàn cảnh”, khách quan về cuộc tranh luận vì không phải ai cũng có điều kiện theo dõi và đọc bài viết của Đoàn Ánh Dương.

 Dẫu chưa và không thể “mười phân vẹn mười” nhưng Văn học Việt Nam sau 1986 - Phê bình đối thoại đã thực hiện được mong muốn của tác giả là: “tham góp một tiếng nói của phê bình đối thoại vào đời sống văn học đương đại” 
Trong vòng năm năm trở lại đây, những nhà phê bình tầm trên dưới bốn mươi tuổi (tôi không muốn dùng từ “trẻ”) liên tiếp cho ra mắt những công trình nghiên cứu, phê bình gây được sự chú ý của người làm nghề. Có thể kể đến Đoàn Ánh Dương với Không gian văn học đương đại, Nguyễn Hoài Nam với Mùi chữ cùng xuất bản năm 2014. Năm 2015, hai nhà nghiên cứu Phan Tuấn Anh và Nguyễn Thanh Tâm lần lượt công bố hai chuyên luận dày dặn, công phu là Gabriel García Márquez và nỗi cô đơn huyền thoại cùng Loại hình học Thơ mới… Trong nửa năm đầu 2016 này, đến lượt nhà nghiên cứu Trần Huyền Sâm “trình làng” Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại và Phùng Gia Thế với tập tiểu luận Văn học Việt Nam sau 1986 - Phê bình đối thoại (1).

Đi vào chi tiết, dễ nhận thấy tập tiểu luận “ghi dấu ấn” đậm nét bằng những bài viết kĩ càng, chuyên sâu về văn học hậu hiện đại ở Việt Nam trên nhiều phương diện khác nhau. Điều này cũng dễ hiểu vì tác giả vốn là một trong những chuyên gia hàng đầu về hậu hiện đại trong giới nghiên cứu văn học nước nhà. Hậu hiện đại hiện vẫn là một chủ đề được bàn tán, tranh luận nhiều nhất trên văn đàn trong nhiều năm qua. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu thấu đáo về nó, thậm chí có không ít những quan điểm sai lầm, những ngộ nhận về hậu hiện đại. Hậu hiện đại là gì? Có những đặc trưng nào? Chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam đã hình thành trên những cơ sở nào, mối quan hệ giữa hậu hiện đại với hiện đại ra sao? Những tác giả nào tiêu biểu cho sáng tác hậu hiện đại trong văn học Việt Nam đương đại? Những vấn đề lí luận và thực tiễn quan thiết bậc nhất của văn học hậu hiện đại nước nhà được Phùng Gia Thế lí giải một cách thấu đáo trên cơ sở nắm vững và vận dụng lí thuyết một cách khoa học, bài bản, có sự soi chiếu, so sánh kĩ càng bằng cái nhìn “toàn cảnh” từ đồng đại đến lịch đại, từ Việt Nam ra thế giới, từ tác giả đến tác phẩm….

Trong bài viết “mở hàng” cuốn tiểu luận Điều kiện hậu hiện đại của văn học Việt Nam, anh đã giải quyết rốt ráo câu hỏi Việt Nam đã đủ điều kiện để hình thành hậu hiện đại hay chưa bằng cách tham chiếu trên ba bình diện: lịch sử - xã hội và ý thức; giao lưu văn hóa quốc tế và toàn cầu hóa; các tiền đề văn học. Sau khi xem xét, phân tích ba bình diện trên, Phùng Gia Thế nhận định rằng Việt Nam không những đủ điều kiện hình thành văn học hậu hiện đại mà điều quan trọng hơn cả là “những dấu hiệu hậu hiện đại trong văn học Việt Nam đương đại không phải hiện tượng thuần ngoại nhập, mà phần lớn bắt nguồn từ thực tế đời sống - xã hội tinh thần của nước ta” (tr.25) Đây là nhận định nhiều ý nghĩa, xóa tan quan niệm cho rằng hậu hiện đại hay nhiều chủ nghĩa, trào lưu văn học ở Việt Nam đều là yếu tố “ngoại sinh” du nhập, khẳng định nội lực và sự phát triển mạnh mẽ của nền văn học nước nhà. Tiếp đó, trong hàng loạt bài viết như Khuynh hướng hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam sau 1986, Dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt Nam sau 1986, Tính chất carnaval trong ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam đương đại, Tính bất khả tín, hàm hồ trong thế giới nghệ thuật văn xuôi Việt Nam đương đại… Phùng Gia Thế đã làm rõ thế nào là cảm quan hậu hiện đại, nêu lên các thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của hậu hiện đại cùng những hiểu nhầm về thuật ngữ này dẫn đến nguy cơ “cả làng hậu hiện đại”, tiến hành công việc “phân loại” các thế hệ tác giả hậu hiện đại ở Việt Nam... Và để bổ xuyết, cụ thể hóa những lí thuyết về hậu hiện đại, Phùng Gia Thế dành bốn bài nghiên cứu công phu về các tác giả quan trọng trong tiến trình hậu hiện đại của văn học nước nhà là Nguyễn Huy Thiệp (thế hệ đầu), Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà (thế hệ thứ hai), Đặng Thân (thế hệ thứ ba). Các bài viết về bốn tác giả này vừa sâu, vừa rộng, vừa khái quát, vừa cụ thể, trình bày một cách có hệ thống một hoặc nhiều đặc trưng về nghệ thuật tiểu thuyết của họ, qua đó giúp bạn đọc hình dung rõ hơn về tiến trình hậu hiện đại của đời sống văn học nước nhà. Có thể nói, qua những bài viết trên, Phùng Gia Thế đã vẽ nên bức tranh toàn cảnh về hậu hiện đại ở Việt Nam.

Có hai điểm tôi rất thích trong những trang viết của Phùng Gia Thế về hậu hiện đại. Thứ nhất, sự tỉnh táo trước sức “quyến rũ” của lí thuyết. Là chuyên gia về hậu hiện đại, nhưng Phùng Gia Thế không tuyệt đối hóa lí thuyết này. Anh chỉ rõ những thành công - hạn chế của hậu hiện đại, đặc biệt về vấn đề tác giả và thủ pháp hậu hiện đại. Không phải mọi tác phẩm viết theo khuynh hướng hậu hiện đại đều hay, không phải tác giả nào sử dụng các thủ pháp hậu hiện đại cũng thành công. Cùng viết bằng cảm quan hậu hiện đại, nhưng giữa tiểu thuyết Chuyện của thiên tài của Nguyễn Thế Hoàng Linh với tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương… là một khoảng cách xa. Cùng sử dụng những thủ pháp của hậu hiện đại nhưng nếu thơ của nhóm Mở miệng là một sự “loạn ngôn”, vượt rất xa “ngưỡng tiếp nhận”, thậm chí “ngưỡng chịu đựng” của bạn đọc” (tr.116) thì thơ Bùi Giáng lại đem đến cho mọi người sự thích thú. Và kết luận sau cùng này của Phùng Gia Thế là một điều đáng để các nhà văn cùng suy ngẫm: “Có một khuynh hướng văn chương hậu hiện đại, nhưng chúng ta vẫn chưa có một nhà văn “thuần hậu hiện đại”. Chưa có, vì ngay ở các nhà văn hậu hiện đại nhất, thì cũng chủ yếu là thuần thục kĩ thuật. Họ thừa kĩ thuật mới nhưng lại thiếu những nền tảng cần thiết để có những suy tư lớn. Nói khác đi, đó là sự thiếu vắng một cảm quan mang tính triết học sâu sắc” (tr.118). Thứ hai, bằng văn phong giản dị, trong sáng, cách diễn đạt khoa học, sư phạm (của một nhà giáo nắm vững, hiểu rõ những điều mình muốn viết), Phùng Gia Thế đã biến một vấn đề phức tạp như hậu hiện đại với nhiều thuật ngữ chuyên ngành trở thành dễ hiểu với những “chỉ dẫn” cụ thể. Tôi có niềm tin rằng mọi người sau khi đọc các bài viết của anh sẽ thu lượm được một lượng kiến thức cơ bản về lí thuyết này.

Bên cạnh những bài viết chuyên sâu về hậu hiện đại, đúng như nhan đề, trong Văn học Việt Nam sau 1986 - Phê bình đối thoại còn có những bài phê bình, đối thoại. Một điểm sáng trong các bài đối thoại của Phùng Gia Thế là bài anh đối thoại với nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Dương xung quanh tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh. Việc đúng sai, không bàn ở đây. Cái tôi muốn nói là văn hóa tranh luận. Nhiều cuộc tranh luận trong giới phê bình nói riêng, giới văn nghệ sĩ nói chung xưa nay làm người cả trong lẫn ngoài cuộc “ngán ngẩm” vì độ “hàng tôm hàng cá” trong ngôn ngữ, vì những chuyện “bên lề” không liên quan đến vấn đề tranh luận. Nhưng Phùng Gia Thế (và Đoàn Ánh Dương) rất khác. Anh tranh luận với Đoàn Ánh Dương trên cơ sở học thuật, bằng thứ ngôn ngữ khoa học chuẩn mực, lịch thiệp, đi thẳng vào vấn đề cần bàn, trình bày rõ quan điểm của mình, tuyệt nhiên không đề cập đến những chuyện “ngoại lai”. Đó là cuộc tranh luận đầy văn hóa của một thế hệ phê bình mới.

Về phần phê bình, đáng chú ý là các bài điểm sách về một số tác phẩm của các nhà văn Phạm Duy Nghĩa, Uông Triều, Phùng Văn Khai… Ở các bài viết anh đều có nhận xét tinh tế của một người làm phê bình. Ví như về truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa anh nhận xét: “...cấu trúc truyện của anh đa dạng, song vẫn thuộc về cổ điển. Anh bứt phá trong lối đi cổ điển ngặt nghèo của văn chương” (tr.252) hay “Đưa hơi thở hiện đại vào một vùng chất liệu xưa cũ và thô nhám, Phạm Duy Nghĩa đã tạo nên những trang văn đẹp, gai góc, tràn đầy nỗi niềm thương mến.” (tr.254). Về Sương mù tháng giêng, Phùng Gia Thế sớm nhận ra và đánh giá cao quan niệm mới mẻ của nhà văn Uông Triều về lịch sử rằng lịch sử là cái có thể xảy ra chứ không phải là cái đã xảy ra, từ đó điểm nhanh nhưng trúng “những huyệt căn cốt nhất” của tiểu thuyết này như phép tâm lí hóa lịch sử, sự pha trộn các thể loại, tính phân mảnh trong cấu trúc...

Dù là một cuốn sách đáng đọc nhưng ở Văn học Việt Nam sau 1986 - Phê bình đối thoại vẫn còn đôi ba điểm “đáng tiếc”. Trong bài viết Phác họa tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, mặc dù Phùng Gia Thế đã phân tích kĩ càng những đặc trưng tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương nhưng anh vẫn còn bỏ sót hai điểm. Đầu tiên là việc anh không bàn đến những cuốn tiểu thuyết mới nhất của nhà văn này mà chỉ dừng lại ở Ngồi. Điều này ảnh hưởng đến tính đương đại, thời sự của cuốn sách ở thời điểm công bố. Điểm thứ hai, mặc dù nhận định rất chính xác rằng “Nguyễn Bình Phương có lẽ là nhà văn ở ta sử dụng triệt để các yếu tố bản năng vô thức và tính dục để giải phẫu cõi nhân tâm con người” (tr.198), Phùng Gia Thế chưa làm rõ được mối quan hệ giữa vô thức và tính dục mà theo quan điểm của tôi đó là “mã nguồn” trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Cũng là vấn đề tính dục, bài viết Tình dục trong văn xuôi Việt Nam gần đây còn khá đơn giản, mới chỉ ở mức liệt kê (cũng còn thiếu vài trường hợp) chứ chưa đưa ra những nhận định cần phải có để bài viết trở nên thuyết phục hơn. Mặt khác, anh cũng nên đưa vào cuốn sách bài của Đoàn Ánh Dương tranh luận với mình. Điều này nhằm cung cấp cho bạn đọc “cái nhìn toàn cảnh”, khách quan về cuộc tranh luận vì không phải ai cũng có điều kiện theo dõi và đọc bài viết của Đoàn Ánh Dương.

Dẫu chưa và không thể “mười phân vẹn mười” nhưng Văn học Việt Nam sau 1986 - Phê bình đối thoại đã thực hiện được mong muốn của tác giả là: “tham góp một tiếng nói của phê bình đối thoại vào đời sống văn học đương đại” 
Đ.M.T
-------
(1). Mọi trích dẫn trong bài đều lấy từ sách này.


 
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)