Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 876 (đầu tháng 9/2017)

Chủ Nhật, 03/09/2017 00:12
chu phoong arial moi copy - Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 876 (đầu tháng 9/2017) mở đầu bằng bài đối thoại giữa phóng viên tạp chí và Đại tá Lưu Xuân Phương – Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Ninh Thuận. Bài đối thoại giàu cảm xúc đưa bạn đọc đến với vùng đất cực Nam Trung Bộ bốn mùa nắng nóng, khô cằn. Ở nơi ấy, những cơn mưa ít ỏi được ví như lộc trời và lượng nước ngầm thấp luôn khiến cho cuộc sống người dân gặp muôn vàn thử thách. Và cũng chính tại nơi đây hình ảnh những người lính Cụ Hồ không quản ngại khó khăn vất vả, chắt chiu từng giọt nước ngọt lành giúp dân lại hiện lên đẹp đẽ, rạng ngời nhất.

Phần Văn xuôi giới thiệu các sáng tác trong khuôn khổ trại sáng tác văn học đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng và bảo vệ Tổ quốc” do tạp chí Văn nghệ Quân đội và Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật An Giang phối hợp tổ chức. Gồm bút kí Sống như một dòng sông của Võ Diệu Thanh, tản văn Xôi ngũ sắc của Khánh Hiên và các truyện ngắn Ngụ ngôn tháng Tư của Trần Thị Tú Ngọc, Phố Cối của Vũ Thanh Lịch, Tiếng sáo của Bảo Thương.

Ngụ ngôn tháng Tư là tiếng lòng của những người trẻ hôm nay trước quá khứ, trước lịch sử. Với không gian truyện huyền hoặc, ma mị. Một Búng Bình Thiên của tỉnh An Giang có thật đấy mà lại như không thật. Một bông sen đỏ không thật mà lại như thật. Truyện là một giấc mơ dài thăm thẳm. Khi tỉnh dậy người đọc sẽ thấy còn đó dư vị nồng nàn của tình yêu...

Phố Cối, từ làng lên phố kéo theo bao câu chuyện bi hài. Sự thay đổi không chỉ qua chữ “làng” thành chữ “phố” mà bên cạnh đó còn là bao phận người đã quen nếp sống cũ nay đột nhiên phải thay đổi. Với giọng kể nhẩn nha, pha chút hài hước, tất cả được bóc tách gọn ghẽ. Để rồi cái cốt lõi nhất của sự thay đổi làng lên phố cũng vẫn là tình làng nghĩa xóm bao đời...

Tiếng sáo là khát khao trở về với thiên nhiên trong sáng của một cậu bé. Thế giới của người lớn trong mắt cậu được nhìn dưới lăng kính khác. Không còn đau thương, bi ai nữa mà là những mảng sáng niềm vui khám phá nho nhỏ. Để khi bất chợt nhìn vào thấy mình vẫn đang là mình ở đâu đó...

“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” kì này là Thành phố đi vắng của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ. Tác phẩm được gợi cảm hứng từ một chuyến đi xa trở về, khi bất chợt thời gian và không gian đột nhiên chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Tất cả trôi qua trong nháy mắt. Âm thanh vẫn còn đây mà không phải âm thanh quen thuộc ngày nào. Mùi con người đây mà không phải mùi con người ngày nào...

Phần Thơ số này mang âm hưởng hào hùng của Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2 - 9. Gương mặt “VNQĐ giới thiệu” là tác giả thơ Trương Thị Bách Mỵ, hiện sống và viết tại Đà Nẵng.

Phần Bình luận văn nghệ là những bài viết đáng chú ý của các tác giả Mai Nam Thắng, Thụy Anh, Nguyễn Đức Toàn, Trung Trung Đỉnh, Phan Tuấn Anh...

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 876 (đầu tháng 9/2017) dày 120 trang với nhiều tranh, minh họa đẹp, dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc cả nước ngày 5/9/2017. Mời quý vị đón đọc.
 
bia 876 convert

Văn
PV
Lực lượng vũ trang tỉnh Ninh Thuận: Tiếp tục giữ vững “ổn định về chính trị, vững về kinh tế, mạnh về quốc phòng - an ninh”
Trần Thị Tú Ngọc
Ngụ ngôn tháng Tư
Võ Diệu Thanh
Sống như một dòng sông
Nguyễn Thị Thu Huệ
Thành phố đi vắng
Vũ Thanh Lịch
Phố Cối
Bảo Thương
Tiếng sáo
Khánh Hiên
Xôi ngũ sắc
 

Thơ
Lê Quang Trạng
Biên giới mùa nước nổi; Mùa gió trên dốc Bà Đắc
Phan Duy
Lời ca huệ trắng; Chuyến về
Trương Nam Chi
Mẹ giờ nhớ tuổi xuân anh; Viết cho Tú
Nguyễn Thanh Hải
Khúc Nam Du; Có thể
Vũ Thiên Kiều
Bùa rừng Trà Sư; Buộc
Võ Ngột
Tôi về nhặt nắng
Nguyễn Đức Mậu
Những con tàu; Đường Trường Sơn hôm nay 
Lưu Tuấn Kiệt
Thu tới; Bình minh
Tô Ngọc Thạch
Chị ngồi chuốt chỉ thời gian; Ngợp sắc Levitan
Trịnh Công Lộc
Đại dương rừng đảo; Ngàn xa; Mắt lưới chân mây
Phùng Trung Tập
Những đám mây bay lên; Cơn mơ bên dốc núi
Bình Thanh
Vẽ bình minh
Lương Đình Khoa
Mảnh kính vỡ; Hát gọi em thênh thang gió đượm tình
Kim Chuông
Cái cũ; Ở trong tôi; Soi gương
Phạm Vân Anh
Lính “ống”; Giấc mơ bên đầm Dạ Trạch
VNQĐ
Giới thiệu thơ Trương Thị Bách Mỵ
(Chiều nhen giai điệu xa quê; 1.9.8.3;
Giấc thơm xuyên suốt kiếp người)


Bình luận văn nghệ
Mai Nam Thắng
Góp lời bàn về khuynh hướng “giải thiêng” lịch sử trong văn học, nghệ thuật
Mật Hùng
Nơi khơi nguồn cảm xúc viết về biên giới Tây Nam
Thụy Anh
Văn học trẻ Đồng bằng sông Cửu Long: “Khuấy bùn nổi bọt”
Nguyễn Đức Toàn
Tính phi nhân - một hướng tiếp cận hiện thực và con người trong một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Trung Trung Đỉnh
Nhà văn Phạm Hoa
Phan Tuấn Anh
Hoàng Đăng Khoa và cuộc phiêu lưu của những cách đọc 
VNQD
Thống kê