Dòng chảy

Trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2022

Thứ Năm, 07/12/2023 10:56

 Tối 6/12/2023, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2022.

Theo đó, cuốn sách Thơ - quan niệm và những sắc thái thẩm mỹ của GS.TS, NGND, nhà thơ Mã Giang Lân đã được trao tặng thưởng mức A.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao giải A cho GS.TS, NGND, nhà thơ Mã Giang Lân.

Mức B được trao cho cuốn sách Cải lương Sài Gòn 1955 - 1975 của NSND Trần Minh Ngọc (chủ biên); cuốn sách Những tượng đài và hiện tượng văn chương Việt Nam hiện đại của GS.TS Trần Đăng Suyền; cuốn sách Những tiêu điểm thẩm mỹ thơ của PGS.TS Hồ Thế Hà; phim phóng sự tài liệu Những mạch nguồn phù sa của nhà báo Đoàn Hải Yến và các cộng sự.

Ngoài ra Ban tổ chức còn trao tặng thưởng mức C cho 10 công trình, bài viết; mức Khuyến khích cho 04 công trình, bài viết.

Đây là lần trao tặng thưởng thứ 9 của Hội đồng. Việc Tặng thưởng nhằm khẳng định, cổ vũ những tác phẩm lý luận, phê bình phục vụ trực tiếp cho định hướng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực VHNT; động viên, thúc đẩy, phát huy năng lực chuyên môn và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ lý luận, phê bình VHNT để có các tác phẩm tốt phục vụ hiệu quả sự chỉ đạo của Đảng trên lĩnh vực quan trọng và tinh tế này.

Tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phát biểu: có sự tiếp nối đáng mừng giữa các thế hệ những người làm công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, gần như là sự trao truyền giá trị, tài năng, tâm huyết, kinh nghiệm của thế hệ trước dành cho thế hệ tiếp theo, những người trẻ dần đông đảo hơn, tự tin hơn, vững tay bút hơn; họ kế thừa, phát triển và bứt phá mạnh mẽ hơn trong ý tưởng, đề tài và phương pháp nghiên cứu trong thời đại công nghiệp 4.0.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ phát biểu tại buổi Lễ. 

Theo Ban tổ chức, đề tài, nội dung, tiêu điểm của các công trình, tác phẩm được Tặng thưởng năm nay đều bám sát sự vận động của văn học, nghệ thuật nước nhà; gắn văn hóa, văn nghệ với đời sống rộng lớn của đất nước; quan tâm nhiều hơn đến các giá trị truyền thống và hướng tới những vấn đề, những giá trị mới, phương pháp mới của thế giới hiện đại; vấn đề thẩm mĩ, quan điểm, sắc thái thẩm mĩ; vấn đề triết lí nhân sinh; giải quyết hài hòa sự phát triển của đời sống nghệ thuật và đời sống xã hội đa dạng hơn, phong phú hơn; làm gì, làm thế nào để tạo động lực và sức sáng tạo mới cho văn hóa, văn nghệ; sự phát triển của văn hóa, văn nghệ trong thời kì toàn cầu hóa, kỉ nguyên số, kinh tế thị trường; khát vọng sáng tạo tác phẩm đỉnh cao và trách nhiệm của văn nghệ sĩ và cả cách “ứng xử” của đội ngũ những người làm công tác lãnh đạo, quản lí văn hóa, văn nghệ, nhất là trước các vấn đề, hiện tượng mới, khó, nhạy cảm.

Có thể thấy, Tặng thưởng lần này có nhiều hơn các công trình, tác phẩm thuộc về các loại hình nghệ thuật như hội họa, sân khấu, kiến trúc, nhiếp ảnh, nhất là lĩnh vực kiến trúc; có nhiều hơn các gương mặt trẻ, mới, hiện diện trong danh sách được xét và trao Tặng thưởng.

GS.TS, NGND, nhà thơ Mã Giang Lân chia sẻ tại buổi Lễ: Cuốn sách này tôi viết trong nhiều thời gian bằng những sự tích lũy. Có những vấn đề trong cuốn sách về lí luận, thực tiễn của thơ Việt Nam tôi thấy cần đánh giá lại một số vấn đề như Thơ mới hay thơ Việt Nam 30 năm chiến tranh. Ví dụ, tôi muốn đẩy Thơ mới lên từ đầu thế kỉ, và thơ thời này cũng phát triển theo hướng hiện đại và thành tựu thuộc về lứa trẻ. Tặng thưởng đã khẳng định lao động nhiều năm chuyên nghiên cứu về thơ của tôi.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông và Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm trao giải B cho các tác giả.

Bên cạnh những ưu điểm, kết quả nêu trên, quá trình xét chọn công trình, tác phẩm để trao Tặng thưởng lần này, thường trực Hội đồng và Ban Chỉ đạo Tặng thưởng nhận thấy một số hạn chế, bất cập cần khắc phục: Trong số 87 tác phẩm tham dự xét Tặng thưởng, đáng tiếc là có không ít tác phẩm chỉ mới dừng lại ở góc độ lý luận cơ bản và phản ảnh thực tiễn một cách chung chung, hướng nghiên cứu còn dàn trải; phần phân tích, lý giải thiếu chiều sâu cần thiết; thiếu giải pháp khoa học và tính khả thi.

Chưa nhiều các công trình, tác phẩm có được tính hệ thống, tính chuyên khảo, chuyên sâu; một số cuốn sách chỉ là sự tập hợp, tuyển chọn cơ học các bài viết riêng lẻ, thiếu tính logic, tính kết nối, thiếu chiều sâu lý luận; thiếu sự thẳng thắn, trực diện, trách nhiệm, nhất là tính chiến đấu trong phê bình.

Dịp này, Hội đồng cũng trao Tặng thưởng cho 11 cơ quan, đơn vị xuất bản, báo chí đã công bố nhiều tác phẩm, có thành tích tuyên truyền về công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2022.

PV

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)

Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Sòng nhậu đầu tiên ở bãi, không bến không bờ tức giang hồ thiệt thọ, đã phết cho tôi Tàn sau Minh để hóa một Minh Tàn... (NGUYỄN TRÍ)

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)