Sách về nhà số 4

Vọng âm từ cuộc chiến biên giới phía Bắc

Thứ Tư, 22/02/2023 10:41

Tiếng vọng đèo Khau Chỉa của tác giả Nguyễn Thái Long là những mảnh hồi ức của ông và đồng đội về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2 năm 1979.

Tác giả Nguyễn Thái Long trước khi nghỉ hưu là Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang. Thời tuổi trẻ ông nhập ngũ, sau đó học y sĩ trong quân đội, được điều về Trung đoàn 567, tham gia cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Rời quân ngũ trở về đời thường trong ông vẫn đau đáu những năm tháng cùng đồng đội bám biên cương. Ý định viết về nó vẫn nhen nhóm trong ông đã được thổi bùng lên khi ông gặp lại đồng đội cũ trong các buổi gặp mặt. Năm 2018, khi đã có thêm nhiều chất liệu, ông đã bắt tay viết những trang đầu tiên đăng trên trang cá nhân. Từ đó ông đều đặn khai mở những phần kí ức của mình và đồng đội. Sau này, các bài viết được ông tập hợp thành bản thảo, đặt tên Tiếng vọng đèo Khau Chỉa, tái hiện những câu chuyện về cuộc sống, chiến đấu của những người lính bảo vệ biên giới phía Bắc ở đèo Khau Chỉa, Cao Bằng.

Tiếng vọng đèo Khau Chỉa gồm năm phần, nói về những người lính Trung đoàn 567 từ ngày đầu lên biên giới, những tháng ngày chiến đấu anh dũng, trong đó có cuộc chiến 12 ngày đêm cầm chân quân địch và khi họ trở về cuộc sống thời bình. Phần thứ nhất có tên Cao Bằng một dải biên cương; Phần thứ hai là Khau Chỉa mười hai ngày đêm khói lửa trận Tà Lùng; Phần thứ ba với tên gọi Trở lại Tà Lùng; Phần thứ tư Vị Xuyên - lời thề trên đá; Phần thứ năm Những người lính trở về.

Là một bác sĩ chuyên ngành tâm thần, ông Long cũng thừa nhận, mình và đồng đội đã gặp phải những hội chứng hậu chiến trong suốt phần đời sau này. Những gì đã trải từ cuộc chiến luôn ám ảnh ông và đồng đội, như một phần không thể tách rời.

Nói về cuốn sách, tác giả cựu chiến binh cho rằng: "Cuốn sách không chỉ là hồi ức của riêng tôi mà là của một tập thể. Tôi chỉ là hạt cát trong vạn người lính biên cương phía Bắc. Đây là nén tâm nhang những người ở lại chúng tôi gửi đến hàng nghìn chiến sĩ đã nằm lại, hóa thành đá núi".

Số trang: 370 trang

Thể loại: Phi hư cấu

Giá: 142.000đ

Nhà xuất bản: Phụ nữ Việt Nam, 2022

Phát hành: Nhã Nam

P.V

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Khoảng cách giữa nguyên mẫu và nhân vật

Khoảng cách giữa nguyên mẫu và nhân vật

Trước giờ, tôi khá quen với việc được người khác kể cho nghe những câu chuyện đời tư của họ hoặc những câu chuyện họ chứng kiến bằng cách nhắn tin, gọi điện thoại, gửi email, viết thư tay... (TỐNG NGỌC HÂN)

Những người phụ nữ của Eliot trong "Vùng đất hoang"

Những người phụ nữ của Eliot trong "Vùng đất hoang"

Xuất bản lần đầu cách đây 100 năm trên tạp chí văn học Criterion, trường ca dài 434 dòng của Eliot ngay lập tức nổi tiếng... (BÌNH NGUYÊN)

Nỗi khắc khoải  khi môi trường bị bức hại

Nỗi khắc khoải khi môi trường bị bức hại

Những nhân vật, tất nhiên, được khúc xạ để khi bước vào tác phẩm khiến độc giả cảm thấy sự khác lạ, hấp dẫn, thông qua việc “làm mới” bằng cách dồn vài tính cách vào một để họ trở thành nhân vật điển hình của cuốn sách... (NGUYỄN VĂN HỌC)

Tiếng cười ngân dài từ tuổi thơ mình vọng lại

Tiếng cười ngân dài từ tuổi thơ mình vọng lại

Với con gái của nhạc sĩ Phạm Tuyên, các tác phẩm của ông viết cho thiếu nhi chính là câu chuyện cuộc đời của chị. Thế nhưng, hoá ra, đó cũng lại là câu chuyện cuộc đời của mỗi chúng tôi, những đứa trẻ sinh ra vào cuối chiến tranh và lớn lên qua thời bao cấp.