Dòng chảy

'Bắc Nhịp Tang Bồng' - kéo gần nghệ thuật truyền thống

Thứ Hai, 18/04/2022 11:34

Triển lãm Bắc Nhịp Tang Bồng diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5 năm 2022 tại Toong Tràng Thi (Số 8, Tràng Thi, Hà Nội) được thực hiện bởi các bạn trẻ đang còn là học sinh, sinh viên của nhóm Trường Ca Kịch Viện dưới sự bảo trợ của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Viện Hàn lâm Khoa học - Xã hội Việt Nam.

Bắc Nhịp Tang Bồng nhằm xây dựng một bảo tàng trực tuyến về nghệ thuật sân khấu truyền thống và diễn xướng dân gian Việt Nam. Triển lãm có sự tham gia của 25 nghệ sĩ với gần 100 tác phẩm đương đại, lấy cảm hứng từ loại hình nghệ thuật dân tộc kết hợp song song với loạt sự kiện chiếu phim, ra mắt sản phẩm âm nhạc, tọa đàm trao đổi kiến thức.

Trưng bày giới thiệu về tích sân khấu tuồng cổ.

Các bạn trẻ trong nhóm Trường Ca Kịch Viện mong muốn đưa nghệ thuật biểu diễn truyền thống đến gần hơn với mọi người, nhất là giới trẻ, thông qua ứng dụng nhân văn số (một lĩnh vực học thuật nằm ở vùng giao thoa của kĩ thuật số và các ngành nhân văn). Cụ thể, dự án ứng dụng sự phát triển của công nghệ, kĩ thuật trong thời đại số vào việc bảo tồn, lưu giữ và tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống. Ví dụ như: minh họa nhân vật chèo kinh điển bằng đồ họa máy tính, làm mô hình rối nước khổng lồ, thiết kế trang phục hiện đại dựa trên tuồng truyền thống…

Giải thích về tiêu đề dự án “độc, lạ” này, Bùi Yến Linh - Trưởng Ban Tổ chức Trường Ca Kịch Viện cho biết: “Ca kịch là kịch và ca hát, gắn với chữ trường thể hiện sự trường tồn của nghệ thuật biểu diễn dân tộc, còn viện ở đây là viện bảo tàng nhằm sưu tầm, trưng bày đầy đủ nét đẹp xưa cũ. Như vậy, dự án mong rằng những đóng góp nhỏ bé của mình phần nào có thể rút ngắn khoảng cách của mọi người với những giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là với thế hệ trẻ”.

Giữa thực trạng sân khấu truyền thống và các loại hình diễn xướng dân tộc như xẩm, chèo, tuồng, hát văn,… bị mai một hoặc thất thế so với nhiều loại hình nghệ thuật mới mẻ được du nhập vào nước ta, đặc biệt, nhiều người trẻ không biết nghe những làn điệu hát xướng dân tộc, không biết xem sân khấu dân gian, sự xuất hiện của Bắc Nhịp Tang Bồng như tiếng nói mới mẻ của người trẻ tri âm với văn hóa cổ truyền xưa cũ. Chuỗi sự kiện như bổ sung vào đời sống hiện đại một không gian trải nghiệm thú vị, kết hợp các hình thức để quảng bá tốt đến công chúng đương đại. Bắc Nhịp Tang Bồng đồng thời là dịp để các nghệ sĩ trẻ tôn vinh nét đẹp dân tộc, qua đó giao lưu với khán giả và nhiều thế hệ nghệ sĩ tiền bối đi trước.

Là một trong những khách mời tại buổi khai mạc, NSƯT Lê Chức (nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam) bày tỏ sự vui mừng và ngưỡng mộ đến với lớp trẻ: “Đây là kết quả của một tư duy hiện đại, một lớp người trẻ dành cả tâm trí, kiến thức, thậm chí là tiền bạc để tôn vinh giá trị cổ truyền, thật đáng khâm phục. Chính những sự kiện như thế này sẽ duy trì sức sống theo thời gian, gợi lại sự sang trọng vốn có của tinh hoa nghệ thuật truyền thống”.

Nhóm Trường Ca Kịch Viện được thành lập từ năm 2019 và có tiếng nói nhất định trong cộng đồng thanh thiếu niên, đặc biệt các bạn trẻ ở Hà Nội. Dự án đã xây dựng được một kho tàng thông tin có nội dung đa dạng, chủ yếu xoay quanh nghệ thuật biểu diễn cổ truyền và nhiều phong tục văn hóa khác. Dự án đã tạo cơ hội làm việc và sự kết hợp giữa các bạn trẻ yêu sân khấu truyền thống với các nghệ sĩ gạo cội như NSƯT Xuân Hinh, NSƯT Thanh Thanh Hiền, NSƯT Chu Lượng,… Từ đây, vấn đề bảo tồn văn hóa nghệ thuật truyền thống trong xã hội hiện đại đã được công chúng quan tâm, đón nhận nhiều hơn.

Một số hình ảnh tại triển lãm Bắc Nhịp Tang Bồng:

Triển lãm Bắc Nhịp Tang Bồng là nơi kết nối người trẻ với nghệ thuật truyền thống.
Không gian về sân khấu rối nước của NSƯT Chu Lượng.
Những nhân vật kinh điển của sân khấu chèo: Thị Kính, Quan Âm, Chí Phèo, Thị Nở… của họa sĩ Nguyễn Linh.
Tranh về Đệ Nhất Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn trong sân khấu cải lương của họa sĩ Camelia Phạm.
Tác phẩm Đời và Tuồng của họa sĩ Nguyễn Vinh.
Những bộ trang phục Sắm Vai lấy cảm hứng từ nghệ thuật hát bội.

ĐỨC CẦM - LINH CHI






























































































































































 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)