Kế thừa truyền thống

Thứ Năm, 26/01/2023 08:52

. THANH HẢI
 

Bác Hồ đặc biết quan tâm đến vấn đề kế thừa truyền thống kết hợp với đổi mới. Đây là lời kể của nhà văn Hoàng Ngọc Phách: “Đại hội Văn nghệ lần thứ hai (1957) được hân hạnh Hồ Chủ tịch đến thăm. Đại hội cử ông Hội trưởng và tôi, nhà văn cao tuổi nhất, đón tiếp Bác. Lúc vào phòng, Bác hỏi ngay: “Việc khai thác vốn cũ dân tộc, các cụ đã làm đến đâu rồi?”. Chúng tôi trình: “Chúng tôi đang cố gắng”. Bác nói: “Nên làm nhanh. Có trước mới có sau. Có cũ mới có mới, nhưng chúng ta không nên nệ cổ. Bây giờ là thời đại cách mạng, phải nhanh, phải cải cách”... (15).

Trong một lần nói chuyện Người nói với nhà báo I. Phabe (Đức): “Những người cộng sản chúng ta phải rất quý trọng cổ điển. Có nhiều dòng suối tiến bộ chảy từ ngọn núi cổ điển đó. Càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin, càng phải coi trọng những truyền thống tốt đẹp của cha ông…” (16). Câu nói này hoàn toàn thống nhất với lời căn dặn tha thiết, nặng tâm huyết mà đầy tinh thần khoa học của Người về nghệ thuật tuồng cho nghệ sỹ Nguyễn Nho Tuý: “Nghệ thuật của cha ông hay lắm, tốt lắm! Cố mà giữ gìn. Nhưng chớ có gieo vừng ra ngô” (17). Phải giữ cho được cái bản sắc nghệ thuật, đồng thời lại phải phát huy, phát triển làm cho nó tươi mới hơn, phù hợp hơn với thời đại mới. Đó là hai mặt biện chứng của một vấn đề mà Bác yêu cầu.

Bác Hồ rất yêu, quý trọng văn học cổ điển, coi đó là cái vốn, trên cơ sở đó mà sáng tạo. Người mong muốn thế hệ đi sau cũng phải như vậy. Câu chuyện của nhà điện ảnh Phạm Văn Khoa kể lại càng cho thấy rõ điều này. Một lần Bác hỏi: “Chú Khoa làm công tác văn nghệ có thuộc Chinh phụ ngâm không? Tôi trả lời: Thưa Bác, cháu thuộc từng đoạn thôi ạ!

Bác bảo tôi: Làm công tác văn nghệ mà không tìm hiểu sâu vốn của dân tộc thì không làm được đâu”. Và từ hôm ấy trong khi đi đường, mỗi buổi sáng, Bác dạy tôi bốn câu trong Chinh phụ ngâm, buổi chiều Bác bảo tôi đọc lại, rồi Bác lại dạy tôi bốn câu tiếp. Cứ thế trong mấy chục ngày đi bộ, Bác dạy tôi thuộc lòng cuốn Chinh phụ ngâm từ đầu đến cuối” (18). Câu chuyện của bác sĩ Trần Hữu Tước kể cho thấy bác Hồ quan niệm con người nghệ sỹ trí thức như một cái cây thì gốc của cây là nhưng giá trị cổ điển truyền thống:“Có hôm Bác hỏi mọi người có thích đọc KiềuChinh phụ ngâm không. Mọi người trả lời rất thích. Bác ngoảnh sang bác sỹ Tước, hỏi:

- Trong Chinh phụ ngâm, chú thích câu nào nhất?

- Thưa Bác, cháu thích câu Hướng dương lòng thiếp như hoa!

Bác vừa đùa vừa khen:

- À, chú này chưa mất gốc!” (19).

Nhưng không hề nệ cổ mà Người luôn hướng về cái mới, cái sáng tạo. Người đã hơn một lần nhắc nhở: “Những cái cũ mà vẫn thúc đẩy cuộc sống thì cần phải giữ gìn nó. Còn những cái mới thì cũng phải chọn lọc những cái tốt có ích lợi cho mọi người chứ không phải cứ mới là làm không suy nghĩ” (20). Ngay từ năm 1925 Người đã chủ trương: “Ngôn ngữ của ta còn nghèo. Khi nói, chúng ta phải vay mượn nhiều từ ngữ nước ngoài, nhất là từ ngữ Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng lạm dụng từ ngữ Trung Quốc chỉ làm cho văn thêm khó hiểu, trừ những từ thông dụng mà ai cũng đã biết và trừ những từ mới, như người bônsêvích, chủ nghĩa bônsêvích, tài chính...” (21). Sau này Người vẫn nhất quán với quan niệm ấy: “...tiếng Việt không thiếu chữ đâu. Tiếng mình thật đầy đủ mà hay. Cho nên, những chữ gì mình có thì nên dùng, nên khai thác vốn của mình. Dùng chữ của mình thì dân hiểu mau. Đừng pha tạp tiếng nước ngoài” (22). Xuất phát từ quan niệm này mà Người chủ trương tác phẩm văn học phải trong sáng, tránh dùng điển tích để dễ hiểu. Trong Thư trả lời ông H. – 1925 Người đã nhắc nhở người bạn viết tránh dùng điển tích: “…bài viết của ông có nhiều điển tích, nhưng tôi ngại điển tích ông nêu ra quá nhiều. Dùng điển tích là tốt, nhưng nếu lạm dụng sẽ làm cho độc giả khó chịu. Bởi vì tính chất cao xa, thâm thuý của các điển tích thường cũng hay bao hàm những ý nghĩa mơ hồ có thể làm cho người ta hiểu lầm” (23). Tinh thần học tập, tiếp thu, kế thừa văn hoá nước ngoài của Hồ Chí Minh thể hiện rõ trong đoạn đối thoại giữa Người với nhà văn Nga Ruf. Bersatxki: “…các bạn chớ hiểu là tôi cho rằng chúng tôi cần phải vứt bỏ văn hóa nào đó, dù là văn hóa Pháp đi nữa. Ngược lại! Tôi muốn nói điều khác. Nói đến việc phải mở rộng kiến thức của mình về văn hóa thế giới, mà đặc biệt hiện nay là văn hóa Xô-viết - chúng tôi thiếu - nhưng đồng thời lại phải tránh nguy cơ trở thành những kẻ bắt chước. Không thể lấy từ nghệ thuật của một dân tộc khác chỉ riêng mặt nào đó - chẳng hạn, tính ước lệ nổi tiếng của văn học Trung Quốc, - cái đó sẽ chẳng hay ho gì. Văn hóa của các dân tộc khác cần phải nghiên cứu toàn diện, chỉ có trường hợp đó mới có thể tiếp thu được nhiều hơn cho văn hóa của chính mình” (24). Ở đây toát lên mấy vấn đề lý luận: cần tiếp thu đa dạng các nền văn hoá khác nhau; nhưng phải chủ động, không bắt chước, biết tiếp thu cái gì là đặc sắc mà mình còn thiếu. Muốn thế phải nghiên cứu nền văn hoá mình cần tiếp thu một cách toàn diện, hệ thống. Có lẽ cần thấm thía hơn lời dạy của Người về tính chỉnh thể của văn hoá, cần phải nắm bắt cái chỉnh thể để tìm ra cái đặc sắc cá thể để tiếp nhận.

Chúng tôi cho rằng quan niệm của Hồ Chí Minh về lý luận tác phẩm văn học nghệ thuật, về chủ thể sáng tạo thực sự mang tính hệ thống, hiện đại. Nhưng tại sao những vấn đề ấy không có trong các giáo trình đại học, và chưa được chú ý đúng mức?

Kế thừa và cách tân

Trong một cuộc vui văn nghệ, một cô gái xung phong hát bằng tiếng nước ngoài. Bác đề nghị: “Người mình nên hát tiếng mình thì Bác và các chú ở đây mới hiểu, mới hay chứ”. Lại một đồng chí bộ đội xung phong: “Tôi ra đây hát mừng Cụ Hồ sống lâu muôn tuổi. Bác bảo: “Chú hát bài khác đi, bài này cũ lắm rồi” (37 Nguyễn Sông Lam, Bình Minh (tuyển chọn) - 120 câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nxb Thanh niên, 2010, Tr 275, 276.). Mẩu chuyện này cho thấy tuy biết nhiều văn hoá nước ngoài nhưng điều quan tâm nhất của Bác là “tiếng mình”. Người luôn hướng về cái mới, cái sáng tạo. Người đã hơn một lần nhắc nhở: “Những cái cũ mà vẫn thúc đẩy cuộc sống thì cần phải giữ gìn nó. Còn những cái mới thì cũng phải chọn lọc những cái tốt có ích lợi cho mọi người chứ không phải cứ mới là làm không suy nghĩ” (38 Nhiều tác giả - Hồ Chí Minh nhà văn hoá của tương lai. Nxb Thanh Niên, 2009. tr 59.). Ngay từ năm 1925 Người đã chủ trương: “Ngôn ngữ của ta còn nghèo. Khi nói, chúng ta phải vay mượn nhiều từ ngữ nước ngoài, nhất là từ ngữ Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng lạm dụng từ ngữ Trung Quốc chỉ làm cho văn thêm khó hiểu, trừ những từ thông dụng mà ai cũng đã biết và trừ những từ mới, như người bônsêvích, chủ nghĩa bônsêvích, tài chính...” (3939). Tập 2, tr 156)). Sau này Người vẫn nhất quán với quan niệm ấy: “...tiếng Việt không thiếu chữ đâu. Tiếng mình thật đầy đủ mà hay. Cho nên, những chữ gì mình có thì nên dùng, nên khai thác vốn của mình. Dùng chữ của mình thì dân hiểu mau. Đừng pha tạp tiếng nước ngoài” (40 Nhiều tác giả - Bác Hồ, Hội văn nghệ Cao Bằng 1990. tr 189). Xuất phát từ quan niệm này mà Người chủ trương tác phẩm văn học phải trong sáng, tránh dùng điển tích để dễ hiểu. Thời ở Việt Bắc, đồng chí Hoàng Đức Triều làm bài thơ Vịnh Cao Bằng cho “đồng chí Ông Ké” nghe:

Thênh thang chín huyện, hẹp nào, con?

Dáng luỹ chở che góc nước non

Ba mặt Tam Giang trôi cuộn cuộn

Bốn bề tứ trụ đứng chon von

Trừ tà muôn thuở gươm còn mãi

Bỉnh chính nghìn xưa dạ chẳng mòn

Dải đất biên cương nào phải kém?

Kìa sông những sắt, núi đầy son!”

Và giải thích thêm vài điển tích trong bài thơ: “Tam Giang” là sông Hiến, sông Bằng và sông Cổn; “tứ trụ” là bốn ngọn núi: Sầm, Luân, Khấu, Kim Pha. “Trừ tà”, “Bỉnh chính” là muốn nhắc đến tích hai anh em Trần Quý, Trần Kiên giết yêu tinh, hai anh em Bồ Đằng Thiết một lòng chống giặc ngoại xâm.

Đồng chí nghe rồi, gật đầu:

- Được! Bài thơ có cái tự hào và chí khí anh hùng! Nhưng đồng chí Ông Ké cũng phê bình: Nếu bớt được điển tích, lời văn trong sáng hơn nữa sẽ có sức mạnh hơn” (41 Nhiều tác giả - Bác Hồ, Hội văn nghệ Cao Bằng 1990. tr 189; (41).Tr 260.). Trong Thư trả lời ông H. (Thượng Huyền) – 1925 Người đã nhắc nhở người bạn viết tránh dùng điển tích: “bài viết của ông có nhiều điển tích, nhưng tôi ngại điển tích ông nêu ra quá nhiều. Dùng điển tích là tốt, nhưng nếu lạm dụng sẽ làm cho độc giả khó chịu. Bởi vì tính chất cao xa, thâm thuý của các điển tích thường cũng hay bao hàm những ý nghĩa mơ hồ có thể làm cho người ta hiểu lầm” (42(42). Tập 2, tr 156.). Tinh thần học tập, tiếp thu, kế thừa văn hoá nước ngoài của Hồ Chí Minh thể hiện rõ trong đoạn đối thoại giữa Người với nhà văn Nga Ruf. Bersatxki: “Các bạn chớ hiểu là tôi cho rằng chúng tôi cần phải vứt bỏ văn hóa nào đó, dù là văn hóa Pháp đi nữa. Ngược lại! Tôi muốn nói điều khác. Nói đến việc phải mở rộng kiến thức của mình về văn hóa thế giới, mà đặc biệt hiện nay là văn hóa Xô-viết - chúng tôi thiếu - nhưng đồng thời lại phải tránh nguy cơ trở thành những kẻ bắt chước. Không thể lấy từ nghệ thuật của một dân tộc khác chỉ riêng mặt nào đó - chẳng hạn, tính ước lệ nổi tiếng của văn học Trung Quốc, - cái đó sẽ chẳng hay ho gì. Văn hóa của các dân tộc khác cần phải nghiên cứu toàn diện, chỉ có trường hợp đó mới có thể tiếp thu được nhiều hơn cho văn hóa của chính mình” (43(43).Tập 3, tr 56). Ở đây toát lên mấy vấn đề lý luận: cần tiếp thu đa dạng các nền văn hoá khác nhau; nhưng phải chủ động, không bắt chước, biết tiếp thu cái gì là đặc sắc mà mình còn thiếu. Muốn thế phải nghiên cứu nền văn hoá mình cần tiếp thu một cách toàn diện, hệ thống. Có lẽ cần thấm thía hơn lời dạy của Người về tính chỉnh thể của văn hoá, cần phải nắm bắt cái chỉnh thể để tìm ra cái đặc sắc cá thể để tiếp nhận.

T.H

------

(1), (2). Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, 1996-2004. tr 156. (3). Tập 9, tr 417. (21). Tập 2, tr 156. (23). Tập 2, tr 156.

(4). Nhiều tác giả - Bác Hồ, Hội văn nghệ Cao Bằng 1990. tr 189.

(5). Hồ Chí Minh với văn nghệ sỹ, văn nghệ sỹ với Hồ Chí Minh, tập 4. Nxb Hội Nhà văn, 2012, tr 133.

(6). Lữ Huy Nguyên (sưu tầm, biên soạn) – Bác Hồ với văn nghệ sỹ. Nxb Văn học, 1995, tr 60.

(7). Trần Đương – Bác Hồ như chúng tôi đã biết. Nxb Thanh Niên, 2009, tr 118.

(8). Hồ Chí Minh với văn nghệ sỹ văn nghệ sỹ với Hồ Chí Minh, Nxb Hội Nhà văn, 2010,Tập 3, tr 402.

(9). Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử. Nxb Chính trị Quốc gia, tập 8, tr 304.

(10). Hồ Chí Minh với văn nghệ sỹ văn nghệ sỹ với Hồ Chí Minh, Nxb Hội Nhà văn, 2010,Tập 3, tr 55.

(11). Hồ Chí Minh với văn nghệ sỹ văn nghệ sỹ với Hồ Chí Minh, Nxb Hội Nhà văn, 2010,Tập 1, tr 214, 215.

(12). Nhiều tác giả - Avoóc Hồ (tập hồi ký) – Nxb Văn hoá Dân tộc, 1977, tr 208.

(13). Nhiều tác giả - Bác của chúng ta. Nxb Quân đội Nhân dân, 1985, tr 216.

(14). Vũ Ngọc Phan kể - Hồ Chí Minh với văn nghệ sỹ văn nghệ sỹ với Hồ Chí Minh, Nxb Hội Nhà văn, 2010,Tập 2, tr 58.

(15).Hồ Chí Minh với văn nghệ sỹ văn nghệ sỹ với Hồ Chí Minh, Nxb Hội Nhà văn, 2010,Tập 1, tr 88.

(16). Trần Đương – Bác Hồ như chúng tôi đã biết. Nxb Thanh Niên, 2009 tr 166.

(17). Lữ Huy Nguyên (sưu tầm, biên soạn) –Bác Hồ với văn nghệ sỹ. Nxb Văn học, 1995.tr 217.

(18). Lữ Huy Nguyên (sưu tầm, biên soạn) – Bác Hồ với văn nghệ sỹ. Nxb Văn học, 1995.tr 83.

(19). Nguyễn Sông Lam, Bình Minh (tuyển chọn) - 120 câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nxb Thanh niên, 2010, tr 31.

(20). Nhiều tác giả - Hồ Chí Minh nhà văn hoá của tương lai. Nxb Thanh Niên, 2009. tr 59.

(22). Nhiều tác giả - Bác Hồ, Hội văn nghệ Cao Bằng 1990. tr 189.

(24). Hồ Chí Minh với văn nghệ sỹ văn nghệ sỹ với Hồ Chí Minh, Nxb Hội Nhà văn, 2010,Tập 3, tr 56.

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)